Kỳ nhân phố chợ Giàu

Kiều Bích Hậu |

Chợ Giàu nằm ở khu vực trung tâm khu phố Phù Lưu thuộc phường Đông Ngàn, Thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh. Có một con đường chính giữa làng, qua chợ Giàu, được lát 4 viên đá tảng xanh hàng ngang chạy dài, hai bên là gạch đỏ lát nghiêng, xếp hình xương cá thật cổ kính, phong cách. Mọi thứ ở quanh chợ Giàu thật đặc biệt. Và ở đây có một kỳ nhân đã dựng lên hẳn một ngôi Nhà Lưu niệm Văn học Nga ở Việt Nam. Kỳ nhân đó là dịch giả Thúy Toàn, nay đã đi qua 83 mùa xuân xanh.

Một lần, năm 2020, khi đại dịch COVID-19 có vẻ tạm yên ắng ở Việt Nam, tôi gặp dịch giả Thúy Toàn tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam. Lúc ấy, tôi thấy ông già yếu lắm. Phải chăng do ảnh hưởng tâm lý từ đại dịch, phải ở lâu trong nhà ít tiếp xúc xã hội, và thêm lo lắng chưa biết tình hình dịch bệnh diễn tiến ra sao, mà trông ông khi ấy rất mệt, râu tóc bơ phờ. Tiếng ông nói yếu và run, tôi phải lắng tai nghe, nhưng ông lại nói rất nhiều, có cảm giác như nếu không nói hết ra điều đó với tôi, thì sẽ không có lần sau để nói nữa. Ông kể rằng, dự án dịch 100 cuốn sách văn học Nga mà bên Nga tài trợ, giao cho ông đứng ra lo liệu, đã dịch và xuất bản được 10 cuốn, thì đại dịch nổ ra, phía Nga gặp khó khăn, cắt nguồn tài trợ, vậy là có một số cuốn đã dịch xong, đành để đó, không có tiền in sách! Tôi đồng cảm với ông, bởi giới văn chương, dịch thuật, còn gì buồn hơn việc đã viết, dịch xong tác phẩm mà lại không thể xuất bản được!

Đến năm 2021, dịch giả Thúy Toàn chủ động gọi điện cho tôi, hẹn gặp Nhóm Nữ dịch giả Hà Nội mà tôi là trưởng nhóm. Ông đến, mang theo hai tập cuốn sách của ông do NXB Thế giới ấn hành, với tựa đề “Một nghệ thuật cao cả” nói về dịch văn học và văn học dịch. Ông tặng nhóm chúng tôi cuốn sách đó, và rồi mở ra trang báo Văn nghệ Công an có đăng bài nhà văn Lê Hoài Nam viết về nhóm, đề cập đến việc nhóm tập trung dịch ngược văn học Việt Nam để xuất bản ở nước ngoài. Thúy Toàn tỏ ý khen ngợi chúng tôi, nói rằng ông ước ao bao lâu rồi về việc Việt Nam sẽ có đội ngũ dịch giả chuyên nghiệp, phát triển bền vững, mà không thấy xuất hiện. Nay ông kỳ vọng vào Nhóm Nữ dịch giả Hà Nội, sẽ như một dấu hiệu của sự xuất hiện đó. Và điều mới mà Nhóm Nữ dịch giả Hà Nội làm được, đó là dịch ngược, giới thiệu tác phẩm văn học Việt Nam ra được với thế giới.

Dịch giả Thúy Toàn cho biết, ở Việt Nam đã từng có Hội các dịch giả, thành lập từ năm 1907, gồm 300 hội viên. Nhưng sau đó Hội này không tồn tại. Trong những năm vừa qua, Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh do bà Nguyễn Thị Bình thành lập, cũng manh nha ý định tạo ra Câu lạc bộ dịch thuật, nhưng rồi việc cũng không thành. Hội Nhà văn Việt Nam từng ra quyết định thành lập Trung tâm dịch văn học, nhưng do không có kinh phí nên cũng không hoạt động. Hiện nay có Câu lạc bộ Thơ dịch do Hội nhà văn Hà Nội đứng ra thành lập 1997, mỗi tháng họp một buổi vào ngày 21 tại Hà Nội, gồm đội ngũ dịch thuật nhiều lứa tuổi, thực hiện dịch và giới thiệu Thơ nước ngoài và thơ Việt Nam bằng 4 thứ tiếng Pháp, Trung, Anh, Nga và chữ Hán. Tuy nhiên CLB Thơ dịch chủ yếu xuất bản tác phẩm ở Việt Nam chứ chưa đưa ra nước ngoài được.

Ông cũng bộc bạch: “Trong giới dịch văn học, tôi kính yêu ông Bằng Việt vì ông ấy nói ra được một câu hay quá: “Nhiều người cứ tưởng văn học là do những nhà thơ, nhà văn làm nên, nhưng không có những dịch giả thì họ chỉ là những con ếch ngồi đáy giếng mà thôi!” Như vậy đó, không có giao lưu văn học, thì không phát triển được.”

Năm 2022, Nhóm Nữ dịch giả Hà Nội về thăm Nhà Lưu niệm Văn học Nga do dịch giả Thúy Toàn dựng lên tại phố Phù Lưu. Chúng tôi thực sự xúc động trước sự dày công và tình cảm mà ông dành cho dịch văn học nói chung và văn học Nga nói riêng. Thúy Toàn đã viết và xuất bản hơn 10 cuốn sách viết về dịch văn học. Ông cũng đã biên soạn và xuất bản cuốn kỷ yếu về những dịch giả, xuất bản năm 2002, trong đó tập hợp nội dung giới thiệu hơn 300 dịch giả trong nước. Cho đến nay, 20 năm đã trôi qua, ông vẫn tiếp tục tập hợp tư liệu mới về các dịch giả. Ông cho rằng, đã đến lúc cần bổ sung và tái bản cuốn kỷ yếu dịch giả này. Bởi hai thập niên đã trôi qua, có người thì đã mất đi, lại thêm những người mới tham gia công việc dịch văn học. Trong đó, có những người làm việc này rất tâm huyết chứ không chỉ đáo qua cho vui.

Ông kể: “Tôi tích lũy nhiều tư liệu về giới dịch giả. Khi đọc tác phẩm của họ dịch, đọc về bản thân người dịch, tôi thấy yêu họ hơn, thương cảm với họ nữa. Và tôi thấy mình quá hạnh phúc, quá may mắn bởi còn được người đời ghi nhận. Trong khi bao dịch giả làm được những việc rất tốt, nhưng khi chết đi vài năm đã bị quên lãng. Còn tôi, khi mới ra trường, đã được về làm việc tại NXB Văn học, tuy rằng ban đầu chưa có biên chế. Thời đó, xu hướng đọc văn học Nga phát triển mạnh mẽ, và tôi được hòa trong xu hướng đó, dịch mê say. Rồi tôi được nhận về NXB Hội Nhà văn, được rơi vào một trường học mới, được ngồi nghe các bậc gạo cội như Quang Dũng, Khương Hữu Dụng,... chuyện trò, rất sung sướng vì tôi học được từ họ rất nhiều. Họ là những bậc trí thức gai góc, tài năng và tư cách tuyệt vời.  Tôi học họ cách làm việc, biên tập sách và tư cách làm người. Tôi luôn biết ơn những biên tập viên ấy.”

Thúy Toàn là một trong số 100 học sinh được Bác Hồ chọn, cử sang Nga học phiên dịch tiếng Nga năm 1954. Thúy Toàn cho rằng, Bác Hồ rất tinh khi nuôi mầm mống các thế hệ nối tiếp mình bằng cách đó. Thúy Toàn là một trong 20 người sau khóa học phiên dịch tiếng Nga, thì được giữ lại học lên Đại học ở Liên Xô (cũ). Đến năm 1961 ông tốt nghiệp đại học và về Việt Nam làm việc. Cả cuộc đời ông gắn với văn học, văn hóa Nga. Ông được trở lại thăm nước Nga nhiều lần, và sưu tập những hiện vật để sau nay đưa vào trưng bày, lưu giữ trong Nhà Lưu niệm Văn học Nga ở Việt Nam. Tất cả những tư liệu về dịch thuật, hình ảnh, bài báo,... đều được ông giữ gìn cẩn thận, với ý thức dành cho công tác lưu trữ.

Chia sẻ với nhóm tôi những điều tâm huyết về công tác dịch văn học, rồi dịch giả Thúy Toàn tặng chúng tôi bộ sách ông viết về dịch văn học và các tác phẩm văn học Nga kinh điển mà ông đã dịch và xuất bản. Trước khi ra về, ông còn dặn dò chúng tôi thật kỹ: “Tôi rất yêu quý Nhóm Nữ dịch giả Hà Nội. Các bạn cần tập hợp nhau lại, thành một tổ chức bền vững và làm công tác dịch văn học thật bài bản, chuyên nghiệp. Đây là một việc làm ý nghĩa cho văn học Việt Nam.”

Kiều Bích Hậu
TIN LIÊN QUAN

Không gian sáng tạo của các tác giả văn học mạng là... không giới hạn

Việt Văn (thực hiện) |

Năng động, trẻ trung với một “gout” ăn mặc rất màu sắc, thoạt nhìn bên ngoài Hà Thanh Vân không giống như một nhà nghiên cứu phê bình văn học như trong suy nghĩ của nhiều người. Nhưng khi tiếp xúc và đọc bài Vân mới nhận rõ đây là một cây bút sâu sắc, bản lĩnh, với kiến văn rộng và luôn có chính kiến mạnh mẽ, rạch ròi. Một cuộc trò chuyện thẳng thắn với TS Hà Thanh Vân, chuyên ngành lý thuyết và lịch sử văn học về văn học mạng ở Việt Nam với những vấn đề của nó.

3 tác phẩm văn học Châu Âu nổi bật giới thiệu đến độc giả Việt Nam

Thanh Hương |

3 tác phẩm văn học Châu Âu nổi bật lấy bối cảnh Thế chiến thứ Hai là “Hiệu sách cuối cùng ở London”, “Một thư viện ở Paris” và “Ký họa Venice” chính thức được giới thiệu với độc giả Việt Nam.

“9 màu chia ly” và cuộc gặp gỡ với dịch giả Lê Quang

Thanh Hương |

Hà Nội - Nằm trong khuôn khổ Ngày hội Văn học Châu Âu 2022, Nhã Nam và Viện Goethe tổ chức buổi tọa đàm giới thiệu tập truyện ngắn “9 màu chia ly” và giao lưu với dịch giả Lê Quang vào 18h ngày 11.5 tại Thư viện Viện Goethe (Hà Nội).

Cô gái Singapore sốc khi nhờ AI lên kế hoạch du lịch Việt Nam

Thúy Ngọc |

Melissa Tan sử dụng Notion AI để lên kế hoạch chuyến du lịch Việt Nam một mình trong 12 ngày, bắt đầu từ Hà Nội. Kết quả khiến cô sững sờ.

TPHCM: Hơn 31.000 xe hết hạn tạm giữ chưa được xử lý

MINH QUÂN |

TPHCM - Thời gian dài, thủ tục nhiều khiến hơn 31.000 phương tiện giao thông vi phạm quá thời hạn bị tạm giữ tại các kho tang vật của Cảnh sát giao thông TP Hồ Chí Minh chưa được xử lý.

Đà Nẵng: Kẻ gian đập phá trụ ATM ngân hàng trộm tiền giữa phố

Mai Hương |

Chiều 23.3, nhân viên Ngân hàng Thương mại CP Đông Á phát hiện trụ ATM trên đường Lê Duẩn (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) bị kẻ gian đập phá.

Hai tấm thẻ đỏ và bài học cho U23 Việt Nam

PHẠM ĐÌNH |

U23 Việt Nam đã nhận bài học sau trận đấu với U23 Iraq ở giải giao hữu quốc tế Doha Cup 2023.

Tài chính thông minh: Tất tần tật về đầu tư vàng để sinh lời tối ưu

Nhóm PV |

Vàng là tài sản tích trữ và đầu tư phổ biến với người dân Việt Nam. Kim loại quý còn công cụ phòng thủ vững chắc trước những biến động kinh tế và bảo toàn giá trị tăng trưởng qua thời gian. Ông Tạ Thanh Tùng - chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ tiết lộ chi tiết trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) hôm nay.

Không gian sáng tạo của các tác giả văn học mạng là... không giới hạn

Việt Văn (thực hiện) |

Năng động, trẻ trung với một “gout” ăn mặc rất màu sắc, thoạt nhìn bên ngoài Hà Thanh Vân không giống như một nhà nghiên cứu phê bình văn học như trong suy nghĩ của nhiều người. Nhưng khi tiếp xúc và đọc bài Vân mới nhận rõ đây là một cây bút sâu sắc, bản lĩnh, với kiến văn rộng và luôn có chính kiến mạnh mẽ, rạch ròi. Một cuộc trò chuyện thẳng thắn với TS Hà Thanh Vân, chuyên ngành lý thuyết và lịch sử văn học về văn học mạng ở Việt Nam với những vấn đề của nó.

3 tác phẩm văn học Châu Âu nổi bật giới thiệu đến độc giả Việt Nam

Thanh Hương |

3 tác phẩm văn học Châu Âu nổi bật lấy bối cảnh Thế chiến thứ Hai là “Hiệu sách cuối cùng ở London”, “Một thư viện ở Paris” và “Ký họa Venice” chính thức được giới thiệu với độc giả Việt Nam.

“9 màu chia ly” và cuộc gặp gỡ với dịch giả Lê Quang

Thanh Hương |

Hà Nội - Nằm trong khuôn khổ Ngày hội Văn học Châu Âu 2022, Nhã Nam và Viện Goethe tổ chức buổi tọa đàm giới thiệu tập truyện ngắn “9 màu chia ly” và giao lưu với dịch giả Lê Quang vào 18h ngày 11.5 tại Thư viện Viện Goethe (Hà Nội).