Không tự “ru ngủ” trong kiểm soát nợ công

TS Nguyễn Minh Phong |

Đèn đỏ cảnh báo nguy cơ chạm trần nợ công đang bật sáng, riêng nợ Chính phủ đã vượt trần cũ từ cuối năm 2015. Kiểm soát nợ công không còn điểm lùi!

Nợ công tăng phi mã

Theo báo cáo của Chính phủ, tỉ lệ nợ công đến cuối năm 2017 khoảng 62,6% GDP; trong đó, nợ Chính phủ khoảng 2,59 triệu tỉ đồng, tức 51,8% GDP, nợ được Chính phủ bảo lãnh khoảng 498.000 tỉ đồng, nợ địa phương 39.600 tỉ. So với năm 2016, dư nợ tuyệt đối khoảng 3,13 triệu tỉ đồng, tăng 0,27 triệu tỉ đồng, dù tỉ lệ nợ công giảm 1%, tức áp lực giảm nhẹ so với 2-3 năm trước. Dịch vụ nợ công sẽ đạt đỉnh vào năm 2020-2022. Các điều kiện vay và dịch vụ nợ công ngày càng ngặt nghèo và đắt đỏ hơn. Dù Chính phủ vẫn đảm bảo thanh toán trả nợ trong nước, nước ngoài nhưng với hệ số thanh toán trả nợ nói trên là khá cao, đang có xu hướng tăng lên, gây áp lực bố trí nguồn trả nợ của ngân sách Nhà nước.

Năm 2018, Chính phủ dự kiến nợ công năm 2018 sẽ ở mức khoảng 63,9% GDP, nợ Chính phủ 52,5% GDP và nợ nước ngoài quốc gia là 47,6% GDP; theo đó, vay mới để trả nợ gốc khoảng 146.770 tỉ đồng, vay nước ngoài về cho vay lại 40.000 tỉ đồng, vay bù đắp bội chi ngân sách Trung ương khoảng 195.000 tỉ; vay bù đắp bội chi ngân sách địa phương gần 11.150 tỉ đồng, vay mới để trả nợ gốc là gần 10.000 tỉ.

Để quản lý nợ công, Chính phủ cam kết chỉ vay nợ trong phạm vi kế hoạch hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt và sẽ quản lý chặt chẽ chi tiêu, cân đối thu - chi ngân sách; đồng thời, khống chế hạn mức vay thương mại trung và dài hạn của doanh nghiệp hàng năm tối đa là 5,5 tỉ USD, mức độ tăng tối đa hàng năm của dư nợ nước ngoài ngắn hạn là 8-10%; cơ cấu lại nợ công theo hướng giảm nợ nước ngoài, tăng nợ trong nước.

Nợ công ở Việt Nam có mối liên hệ trực tiếp với tình trạng mất cân đối thu - chi NSNN, nhất là do thất thu thuế từ nợ thuế, trốn thuế, chuyển giá và xu hướng kéo dài chi vượt dự toán, không chấp hành nghiêm túc quy trình quản lý NSNN theo luật NSNN. Qua báo cáo kiểm toán Nhà nước cho thấy, công tác quản lý thu - chi ngân sách còn nhiều sai phạm ở các cấp. Những hạn chế, tồn tại trong quyết toán năm nào cũng có và lặp lại; các sai phạm về quản lý tài chính ngân sách được phát hiện, xử lý và thu hồi, giảm thanh toán theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đang tăng chóng mặt, với quy mô thành tiền lớn hơn 17 lần chỉ trong 5 năm qua, từ 317 tỉ đồng (năm 2009), lên 658 tỉ đồng (năm 2010); 708 tỉ đồng (năm 2011); 2.252 tỉ đồng năm 2012 và năm 2013 là 5.304,2 tỉ đồng. Riêng năm 2015, cơ quan Thuế đã thu khoảng 2 nghìn tỉ đồng theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước và kết luận thanh tra của cơ quan chức năng; Kiểm tra, rà soát đôn đốc thu thêm vào NSNN trên 14,3 nghìn tỉ đồng từ cổ tức được chia của các ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước nắm cổ phần chi phối và lợi nhuận còn lại phát sinh của các doanh nghiệp lớn... Năm 2016, KTNN đã kiểm toán và kiến nghị xử lý tài chính 38.776 tỉ đồng; đã làm tăng thêm giá trị vốn nhà nước 20.818 tỉ đồng tại 7 doanh nghiệp; đã kiến nghị giảm 107,4 năm thu phí hoàn vốn của các dự án giao thông theo hình thức hợp đồng BOT so với phương án tài chính ban đầu; đã kiến nghị sửa đổi bổ sung, thay thế, hủy bỏ 150 văn bản. Riêng 8 tháng đầu năm 2017, KTNN đã xử lý tài chính của 108 dự thảo Báo cáo Kiểm toán là 22.954 tỉ đồng...…

Thắt chặt và linh hoạt chính sách tài khóa

Thực tiễn thế giới hiện đại cho thấy, nợ và các điều kiện về nợ ngày càng trở thành tác nhân và công cụ mạnh mẽ chi phối đời sống chính trị và chính sách quốc gia. Quan điểm và quá trình xử lý nợ không chỉ phản ánh quan điểm chính trị, lợi ích và tương quan lực lượng xã hội trong nước và quốc tế, mà còn phản ánh vị thế của con nợ và chủ nợ. Những điều kiện tín dụng ngày càng ngặt nghèo, nhất là tạo áp lực thắt chặt chi tiêu, sẽ kéo theo những hệ quả khôn lường nhiều mặt, từ sự suy giảm kinh tế, những cuộc biểu tình đòi tăng chi hỗ trợ an sinh xã hội, giúp doanh nghiệp vượt khó, đến những cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm và kiến nghị đòi từ chức, thay đổi nhân sự chính quyền cấp cao… Đặc biệt, từ vấn đề kinh tế, nợ đang có khuynh hướng nâng cấp và “đổi mầu” trở thành vấn đề kinh tế - xã hội, thậm chí, tạo áp lực lên thể chế chính trị hiện có...

Không thể lảng tránh hoặc che đậy mãi, nhưng cũng không thể đối diện với nợ một cách duy ý chí. Để vượt qua các cuộc khủng hoảng nợ và hệ lụy của nợ trong kinh tế thị trường, cần có sự thống nhất nhận thức về nợ và sự hài hòa trong thắt chặt thận trọng và linh hoạt nới lỏng chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia; tránh những ngộ nhận lợi ích một chiều của nợ; xác định và quản lý “trần” nợ; làm tốt công tác thông tin, dự báo và giám sát, cảnh báo an toàn nợ, nhất là an toàn cho hệ thống tài chính - ngân hàng.

Một cuộc khủng hoảng tài chính-nợ ngày càng khó kiểm soát, nên việc phòng ngừa chúng sẽ rẻ hơn và dễ hơn so với khi đã xảy ra. Vì vậy, thời gian tới cần đổi mới nhận thức, mô hình tính toán và quản lý nợ công; đẩy mạnh hoạt động giám sát Quốc hội quyết liệt, thực chất hơn, chủ động ngăn chặn sự lạm dụng, thất thoát, lãng phí đầu tư và chi tiêu công; xiết chặt và tăng cường kỷ luật, năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý, sử dụng nợ công; làm rõ trách nhiệm cá nhân cụ thể và nghiêm khắc hơn về vay nợ và trả nợ công.

Đặc biệt, cần tăng cường đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng chú trọng và ngày càng dựa nhiều hơn vào các nhân tố thúc đẩy tăng năng suất lao động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đặc biệt là phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, trí sáng tạo của con người Việt Nam và thành tựu khoa học - công nghệ của nhân loại, khai thác tiềm năng, lợi thế của các ngành, lĩnh vực, các địa phương và cả nước, gắn với nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế, phát triển nhanh và bền vững toàn diện về cả kinh tế, xã hội và môi trường; đẩy mạnh đồng bộ quá trình cơ cấu lại các khu vực, ngành kinh tế cả công nghiệp, nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và dịch vụ; Đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng tinh gọn, tiết kiệm và hiệu quả gắn với cơ cấu lại ngân sách nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công; Đảm bảo giảm dần tỉ lệ bội chi ngân sách nhà nước, đến năm 2020 xuống dưới 4% GDP, đến năm 2030 xuống khoảng 3% GDP. Quy mô nợ công hằng năm giai đoạn 2016 - 2020 không quá 65% GDP, nợ chính phủ không quá 55% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP. Đến năm 2030, nợ công không quá 60% GDP, nợ chính phủ không quá 50% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP.

Bên cạnh đó, cần phát triển thị trường tài chính một cách cân bằng hơn giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn; giữa thị trường vốn cổ phiếu và trái phiếu; giữa trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp; giữa dịch vụ tín dụng và các dịch vụ ngân hàng phi tín dụng; quan tâm phát triển thị trường vốn đầu tư mạo hiểm và tín dụng tiêu dùng. Đẩy mạnh cải cách, cải thiện chất lượng môi trường đầu tư thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo, phát triển doanh nghiệp. Thu hút có chọn lọc các dự án đầu tư nước ngoài, tăng cường quản lý, kết nối và phát huy tác động lan toả, chống chuyển giá và các hệ lụy tiêu cực từ hoạt động của khu vực này đến môi trường và các khu vực kinh tế trong nước. Đẩy mạnh thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư, bảo đảm tính công khai, minh bạch và hiệu quả từng dự án; giám sát chặt chẽ việc vay nợ và sử dụng vốn vay của các DNNN, nhất là vay nợ nước ngoài; kiên quyết xử lý các DNNN thua lỗ theo nguyên tắc và cơ chế thị trường; Thực hiện cơ cấu lại đầu tư công gắn với cơ cấu lại tài chính, NSNN và nợ công; Công khai, minh bạch thông tin và tăng cường giám sát đầu tư công, đấu tranh chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước. Xác định rõ trách nhiệm trực tiếp của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đối với các dự án đầu tư và từng khoản nợ công. Đẩy mạnh tự chủ đầy đủ hoạt động cho các đơn vị sự nghiệp công lập trên cơ sở tính đúng, tính đủ chi phí hợp lý, điều chỉnh giá các loại dịch vụ công theo cơ chế thị trường và khuyến khích xã hội hóa các dịch vụ công có sự quản lý, điều tiết phù hợp của Nhà nước…

Không được phép tự “ru ngủ” trong kiểm soát hiệu quả nợ công; Bởi đó không chỉ thể hiện trách nhiệm, năng lực, hiệu lực và hiệu quả của quản lý nhà nước, mà còn thể hiện trách nhiệm của thế hệ hôm nay đối với lợi ích quốc gia, tương lai ổn định của đất nước và hạnh phúc cho thế hệ con cháu của chúng ta!

TS Nguyễn Minh Phong
TIN LIÊN QUAN

Tài xế "chở" cảnh sát trên nắp capô hơn 2km rồi gây tai nạn giao thông

Quang Việt |

Tài xế 65 tuổi sau khi bất tuân hiệu lệnh của tổ công tác đã nhấn ga đâm thẳng vào Cảnh sát giao thông khiến một chiến sĩ phải bám vào nắp ca pô. Nhưng tài xế vẫn không dừng lại mà phóng bỏ đi hơn 2km, sau đó gây tai nạn giao thông.

Giá trị đồ ngự dụng của vua chúa thời Lê sơ trong Hoàng thành Thăng Long

TS. NGUYỄN HỮU MẠNH (Khoa Lịch sử - Trường Đại học KHXH&NV-ĐHQGHN) |

Trong số 27 Bảo vật Quốc gia mới được được Thủ tướng Chính phủ công nhận, bộ sưu tầm bát, đĩa gốm men trắng vẽ lam trang trí rồng, thời Lê sơ, thế kỷ XV, XVI mang những giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc tiêu biểu.

Toàn cảnh động đất 7,8 độ Richter khiến 4.300 người thiệt mạng ở Thổ Nhĩ Kỳ

Bảo Bình - Dương Anh |

Tính đến sáng 7.2, đã có hơn 4.300 người thiệt mạng và hơn 18.000 người bị thương ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria sau trận động đất mạnh 7,8 độ Richter. Đây là một trong những trận động đất mạnh nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ kể từ năm 1999.

Thêm 1 thiếu niên tử vong trong vụ tai nạn giao thông tại Điện Biên

THANH BÌNH |

Trong vụ tai nạn giao thông (TNGT) nghiêm trọng vừa xảy ra đêm 6.2 tại Điện Biên đã có thêm 1 thiếu niên tử vong khi được đưa đến bệnh viện.

Độc đáo lễ hội đập trống của người Ma Coong

PHI LONG - ĐỨC TUẤN |

QUẢNG BÌNH - Hàng năm, cứ vào ngày 16 tháng Giêng âm lịch, người Ma Coong lại tổ chức lễ hội đập trống nhằm cầu trời, đất cho mưa thuận gió hòa, nương rẫy được tươi tốt, bản làng được ấm no, khỏe mạnh, gia súc không bị dịch bệnh…

Những người vô gia cư không bao giờ ăn xin

LƯƠNG HẠNH |

Trong khi không ít người ăn xin lợi dụng lòng thương cảm của người khác để trục lợi thì đâu đó vẫn còn những mảnh đời bất hạnh, những người vô gia cư cố gắng tìm kế mưu sinh trên khắp các nẻo đường Hà Nội.

"Siêu" dự án du lịch vẫn là bãi đất đầy cỏ dại sau gần 14 năm triển khai

Hoài Luân |

Phú Yên - Sau gần 14 năm triển khai, dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Cù Lao Mái Nhà với vốn đầu tư hơn 18.000 tỉ đồng vẫn chỉ là bãi đất trống đầy cỏ dại.

Biển số trắng đổi sang biển số vàng khi còn hạn đăng kiểm: Nhiêu khê!

Minh Hạnh |

Nhiều chủ phương tiện gặp khó khi xe vẫn còn hạn đăng kiểm, muốn đổi từ biển số trắng đổi sang biển số vàng không phải đăng kiểm lại... nhưng khi xin phù hiệu kinh doanh vận tải thì Sở Giao thông Vận tải yêu cầu phải đăng kiểm lại. Nhiều ý kiến cho rằng yêu cầu này gây lãng phí và phiền hà.