Khổ sở bên bờ mương ô nhiễm

NGUYỄN THÚY |

Được khởi công từ năm 2012 nhưng đến nay Dự án “Cải thiện môi trường mương thoát nước Thụy Khuê”, đoạn từ dốc La Pho đến cống Đõ (quận Tây Hồ, Hà Nội) vẫn trong tình trạng dang dở, gây ô nhiễm môi trường và mất an toàn giao thông nghiêm trọng.

Theo ghi nhận của PV, ở đoạn mương từ dốc Tam Đa đến trước ngõ 167 Thụy Khuê, hàng loạt nhà dân xung quanh được di dời, mặt bằng được giải phóng. Tuy nhiên, do chậm thi công nên vật liệu xây dựng, phế thải của những ngôi nhà giải phóng đổ tràn xuống mương.

Con mương bị bao phủ bởi những tảng rác thải. Ảnh: Nguyễn Thúy
Con mương bị bao phủ bởi những tảng rác thải. Ảnh: Nguyễn Thúy

Cách đó không xa, đoạn từ ngõ 167 Thụy Khuê đến ngõ chùa Châu Lâm dài khoảng hơn 100m lại trong tình trạng im lìm. Tại đoạn mương này, nước thải vẫn xả ra hàng ngày khiến nước dưới lòng mương đen kịt, đặc quánh, bốc mùi hôi thối nồng nặc.

Đáng nói, đoạn đường này không có hàng rào che chắn ngăn cách với lòng mương, rất nguy hiểm cho người đi đường mỗi khi lưu thông qua, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ, nhất là vào thời điểm đông người hoặc buổi tối.

Do dòng chảy hẹp nên những ngày mưa lớn là những ngày kinh hoàng với người dân Thụy Khuê khi nước ngập dâng vào nhà đến hàng chục cm. Sống quá nửa đời người bên cạnh mương, bà Hoàng Thị Hoa cho biết: “Ngày nắng cũng như ngày mưa, con mương bốc mùi khó chịu, muỗi bay vo ve vào tận trong nhà. Trời mưa thì còn khổ nữa, nước trong mương dâng cao, nhiều khi còn tràn qua bờ kéo theo rác thải chảy thẳng vào nhà dân".

Hệ thống thoát nước đều xả trực tiếp ra mương, khiến tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng. Ảnh: Nguyễn Thúy
Hệ thống thoát nước đều xả trực tiếp ra mương, khiến tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng. Ảnh: Nguyễn Thúy

Với bà Nguyễn Thị Mịch (56 tuổi, phường Thụy Khuê) con mương chẳng khác gì “bể phốt” lộ thiên khiến cư dân khốn khổ. "Nước ở đây càng ngày càng đen. Thời điểm ô nhiễm kinh khủng nhất là buổi tối, vì thời gian này nhiều người đi làm về, sinh hoạt ở nhà nhiều nhất. Những hộ sống ở gần mương đều luôn phải 'cửa đóng then cài'. Nhiều hộ không chịu được mùi hôi thối treo biển bán nhà nhưng cũng không ai mua. Dân ở đây lúc nào cũng mong ngóng từng cm mương Thụy Khuê hoàn thiện để người dân đỡ khổ, đỡ ô nhiễm”, bà Mịch nói.

Được biết, tuyến mương đi dọc Thụy Khuê là một nhánh của sông Tô Lịch và là đường thoát nước của hai quận Ba Đình và Tây Hồ với chiều dài khoảng 3km (kéo dài từ dốc La Pho đến cống Đõ, quận Tây Hồ, Hà Nội).

Cuối năm 2012, dự án "Cải thiện môi trường xung quanh mương thoát nước Thụy Khuê" được khởi công với tổng vốn là 400 tỉ đồng do UBND quận Tây Hồ làm chủ đầu tư và dự kiến hoàn thành sau 17 tháng thi công.

Dòng nước con mương quanh năm màu đen kịt, rác đóng thành tảng. Ảnh: Nguyễn Thúy
Dòng nước con mương quanh năm màu đen kịt, rác đóng thành tảng. Ảnh: Nguyễn Thúy

Đơn vị thực hiện dự án là Trung tâm Phát triển quỹ đất và quản lý duy tư hạ tầng đô thị quận Tây Hồ. Theo kế hoạch, dự án sẽ cống hoá mương Thuỵ Khuê bằng hệ thống cống hộp, có vỉa hè 2 bên cùng hệ thống cấp nước và chiếu sáng đồng bộ.

Tuy vậy, đến thời điểm hiện tại, cả khu vực vẫn như đại công trường, nơi đã được cống hóa nhưng mặt đường chưa hoàn thiện, nơi vẫn “án binh bất động” khiến tình trạng ô nhiễm còn nghiêm trọng hơn so với thời điểm trước khi triển khai dự án.

NGUYỄN THÚY
TIN LIÊN QUAN

Rác thải bịt kín miệng cống thoát nước ở TPHCM

MINH QUÂN |

TPHCM -  Người dân vô tư dồn rác vào miệng cống tại nhiều tuyến đường. Mưa xuống, rác thải cứ thế theo dòng trôi thẳng vào các cống thoát nước, là một trong những nguyên nhân khiến đường sá ngập lụt nặng nề.

Rác la liệt trên đường, bít cống thoát nước sau trận mưa lớn ở TPHCM

MINH QUÂN |

TPHCM - Sau cơn mưa lớn chiều ngày 13.5, đường Tô Ngọc Vân (Thành phố Thủ Đức) rác nổi lềnh bềnh trên đường rồi chảy xuống kênh gây bít kín cống thoát nước. Một số người dân cùng nhau dọn rác, thông miệng cống để dòng nước mưa thoát nhanh hơn.

Cống thoát nước của chung “biến thành” của riêng, dân lo ngập úng

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Người dân bức xúc khi phát hiện phần diện tích đất có hệ thống cống thoát nước dùng chung lại nằm trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của một hộ dân.

Hàng quán mọc lên như nấm bên trong công viên Thủ Lệ

PHƯƠNG ANH |

Là một trong ba công viên gắn liền với người dân Hà Nội từ nhiều năm về trước, tình trạng hàng quán được đặt dày đặc trong không gian của công viên Thủ Lệ (vườn bách thú) đang khiến nhiều người dân bức xúc. 

Chứng khoán: Áp lực chốt lời được dự báo diễn ra mạnh

Gia Miêu |

Áp lực chốt lời được dự báo sẽ diễn ra mạnh trong phiên giao dịch chứng khoán cuối tuần, tuy nhiên khả năng cao chỉ số tiếp tục duy trì đà tăng nhờ nhóm cổ phiếu trụ.

Cập nhật giá vàng sáng 24.3: Đua nhau mua gom khi vàng tăng giá

KHƯƠNG DUY (T/H) |

Cập nhật giá vàng hôm nay: Tính đến 23h ngày 24.3, giá vàng được các đơn vị kinh doanh trong nước niêm yết ở ngưỡng 66,45 - 67,15 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Trong khi đó, giá vàng thế giới trên Kitco ở mức 1.966,6 USD/ounce.

Tỷ giá USD chợ đen, tỷ giá hối đoái, giá USD ngân hàng hôm nay 24.3

Trà My |

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay: Giá USD thị trường tự do trong nước ở mức 23.500 - 23.570 đồng (mua vào - bán ra). Giá vàng thế giới ở mức 1992,20 - 1993,20 USD/ounce (mua vào - bán ra). Giá vàng SJC trong nước ở mức 66,55 - 67,25 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Nghệ An: Dự án cao tốc Bắc Nam nguy cơ chậm tiến độ vì 1 hộ dân

QUANG ĐẠI |

Cho rằng việc thi công dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam làm nứt nhà, một hộ dân ở huyện Diễn Châu (Nghệ An) đã liên tục ngăn cản việc thi công trong nhiều tháng qua làm dự án trọng điểm này đứng trước nguy cơ chậm tiến độ.

Rác thải bịt kín miệng cống thoát nước ở TPHCM

MINH QUÂN |

TPHCM -  Người dân vô tư dồn rác vào miệng cống tại nhiều tuyến đường. Mưa xuống, rác thải cứ thế theo dòng trôi thẳng vào các cống thoát nước, là một trong những nguyên nhân khiến đường sá ngập lụt nặng nề.

Rác la liệt trên đường, bít cống thoát nước sau trận mưa lớn ở TPHCM

MINH QUÂN |

TPHCM - Sau cơn mưa lớn chiều ngày 13.5, đường Tô Ngọc Vân (Thành phố Thủ Đức) rác nổi lềnh bềnh trên đường rồi chảy xuống kênh gây bít kín cống thoát nước. Một số người dân cùng nhau dọn rác, thông miệng cống để dòng nước mưa thoát nhanh hơn.

Cống thoát nước của chung “biến thành” của riêng, dân lo ngập úng

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Người dân bức xúc khi phát hiện phần diện tích đất có hệ thống cống thoát nước dùng chung lại nằm trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của một hộ dân.