Khí tượng thủy văn Việt - Lào: Hợp tác vì phát triển bền vững tầm quốc gia

HOÀI LINH |

Sinh thời, nói về quan hệ Việt - Lào, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu từng viết: “Việt - Lào hai nước chúng ta; Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”. Theo giáo sư, tiến sĩ Trần Hồng Thái - Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV), hợp tác KTTV Việt - Lào được gắn kết từ truyền thống gắn bó keo sơn giữa hai nước trong lịch sử.

Gắn kết từ những con sông xuyên biên giới

Việt Nam và Lào là hai nước nằm trong khu vực Đông Nam Á, địa lý của hai nước gắn liền theo dãy Trường Sơn, bao gồm cả sự tương đồng và khác biệt. Trong mạng lưới hơn 2.000 con sông suối của Việt Nam và Lào, các con sông xuyên biên giới khá nhiều. Nhiều hệ thống sông lớn của Việt Nam là các sông lớn xuyên biên giới với Lào như: Sông Mã, Sông Cả, Sông Sê Pôn, Sông Cửu Long hay Sông Nậm Rốm - Nậm Nưa từ Điện Biên Đông qua cửa khẩu Tây Trang nhập với dòng nhánh sông Mê Kông tại địa phận Lào. Dòng Sông Mã với chiều dài hơn 500km bắt nguồn từ huyện Sông Mã, Sơn La chảy ra khỏi đất Việt ở cửa khẩu Chiềng Khương - Sơn La rồi lại đổ vào Việt Nam tại cửa khẩu Tén Tằn - huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá. Sông Cả (Sông Lam) bắt nguồn trên lãnh thổ nước bạn Lào từ vùng cao nguyên Xiêng Khoảng chảy qua nội địa nước ta với chiều dài hơn 360km, đi qua bao thác ghềnh hiểm trở. Dòng sông Sê Pôn bắt nguồn từ vùng Muang Samoyoy (huyện Mường Nòng, tỉnh Savannakhet, Lào) lặng lẽ băng qua đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ. Trước khi vặn mình trở lại Mê Kông trên đất bạn Lào, Sê Pôn đã kịp trở thành dòng sông biên giới chảy qua 11 xã, thị trấn của Việt Nam. Những con sông bắt nguồn từ nước bạn Lào đã như sợi chỉ gắn kết tình hữu nghị của cư dân đôi bờ các con sông xuyên biên giới Việt - Lào. Kinh tế cũng sầm uất hơn với các giao thương Việt - Lào ở khu vực các cửa khẩu quốc tế. Cũng từ đó, những trạm thủy văn trên các sông xuyên biên giới cũng là những cầu nối cho tình hữu nghị hợp tác giữa hai nước như: Trạm Xã Là (xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã, Sơn La), Trạm Bản Yên trên Sông Nậm Rốm - Nậm Nưa (huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) hay Trạm thủy văn Mường Lát sát cửa khẩu Tén Tằn...

Phái đoàn Bộ TNMT Lào thăm Tổng cục KTTV Việt Nam 2019. Ảnh: HOÀI LINH
Phái đoàn Bộ TNMT Lào thăm Tổng cục KTTV Việt Nam 2019. Ảnh: HOÀI LINH

Chia sẻ và gắn kết hợp tác Khí tượng Việt - Lào

Không chỉ gắn kết với nhau từ chế độ thủy văn bởi các con sông xuyên biên giới và việc chia sẻ nguồn nước trên các lưu vực sông, mà những cơn bão hay áp thấp nhiệt đới từ Biển Đông vào Việt Nam hầu hết đều vượt qua biên giới và suy yếu trên địa phận Lào. Việt Nam có đặc trưng gió Lào ở miền Trung (còn gọi là gió tây khô nóng) hay còn gọi là gió phơn, một loại hình thời tiết khắc nghiệt xuất phát từ đất Lào. Còn các bạn Lào cũng có những câu đối giữa “gió Lào” là “mưa Việt” (đó là những cơn mưa được hình thành từ bão, áp thấp nhiệt đới từ Biển Đông qua Việt Nam và sang Lào) gây nên những thiên tai đặc trưng cho nước bạn. Những đặc trưng KTTV của hai nước cho thấy sự tương đồng và tương phản rất cần thiết và bổ trợ cho nhau để cùng nâng cao khả năng dự báo, cảnh báo thiên tai KTTV.

Từ những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bộ đội ta đã mang theo những thiết bị đo đạc khảo sát KTTV di động để đo đạc tiểu khí hậu phục vụ cho chiến dịch mở đường Trường Sơn. Những thiết bị quan trắc, đo đạc khí tượng lưu động theo bước chân những người lính Trường Sơn đan cài răng lược qua địa phận Lào và Việt Nam. Những thiết bị quan trắc đo đạc đó đã được Binh đoàn 12 bàn giao cho ngành KTTV và giờ đây là những kỷ vật vô giá trong phòng truyền thống của ngành KTTV Việt Nam.

Sau khi hòa bình lập lại, với tinh thần hợp tác giúp bạn, các thế hệ chuyên gia khí tượng thủy văn Việt Nam đã tình nguyện sang giúp nước bạn Lào. Hàng nghìn lượt cán bộ, học sinh, sinh viên Lào đã sang Việt Nam theo học tại Trường Cán bộ KTTV Việt Nam, Trường Đại học Tổng hợp. Nhiều lưu học sinh Lào sau này đã là các cán bộ chủ chốt của ngành KTTV Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Việt Nam đã trực tiếp giúp đỡ Lào phát triển hệ thống mạng lưới quan trắc KTTV trên các tuyến sông và ở các vùng khí hậu đặc thù. Việt Nam đã duy trì thực hiện nhiều nhiệm vụ, dự án về KTTV với Lào trong giai đoạn trước đây như: Lắp đặt, nâng cấp các trạm quan trắc khí tượng bề mặt; nâng cấp hệ thống dự báo khí tượng và kho lưu trữ dữ liệu khí tượng của Cục Khí tượng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Trong khuôn khổ hợp tác giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) Việt Nam, năm 2011, Trung tâm KTTV Quốc gia (nay là Tổng cục KTTV) đã cử các đoàn ra trao đổi hợp tác với Cục Thủy văn Lào và Cục Khí tượng Lào với nhiều hợp tác sâu rộng về KTTV, dự án đầu tư ODA cho Lào về khí tượng đã được triển khai mang lại hiệu quả thiết thực.

Từ năm 2011 đến nay, trong khuôn khổ các cam kết của Việt Nam với Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), Việt Nam đã xây dựng, phát triển và nâng cao hiệu quả Chương trình dự báo thời tiết nguy hiểm khu vực Đông Nam Á (SWFP-SeA), trong đó Việt Nam được WMO giao chủ trì Trung tâm Hỗ trợ Dự báo Khu vực (RFSC Hà Nội).

Theo tiến sĩ Dư Đức Tiến, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia là đơn vị được giao vận hành hoạt động Trung tâm hỗ trợ Dự báo Khu vực. Từ khi vận hành giai đoạn trình diễn nghiệp vụ, Trung tâm Hỗ trợ Dự báo Khu vực với các sản phẩm cảnh báo, dự báo thời tiết nguy hiểm hằng ngày đã giúp cho các nước trong khu vực Đông Nam Á có thêm những sản phẩm phục vụ dự báo rất hiệu quả. Điển hình như: Lào, Philippines là các thành viên tích cực nhất trong việc khai thác, tham khảo các bản tin cảnh báo của RFSC Hà Nội và thường xuyên có các phản hồi thông tin với chuyên gia Việt Nam.

Từ chương trình thiết thực này, hằng ngày, dự báo viên 2 nước đã lập các nhóm chuyên môn trao đổi, thảo luận khi có cảnh báo thời tiết nguy hiểm từ Trung tâm RFSC Hà Nội cho khu vực Đông Nam Á. Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Việt Nam và Cục trưởng Cục Khí tượng Lào cũng là những thành viên và thường xuyên trao đổi thông tin nhắn dự báo, cảnh báo về tình hình thiên tai như trong đợt diễn ra hình thái đa thiên tai liên tiếp tại khu vực Miền Trung Việt Nam tháng 10 và tháng 11.2020.

Tập huấn Trình diễn thời tiết nguy hiểm Đông Nam Á Việt Nam, Lào và các nước Đông Nam Á 2020. Ảnh: HOÀI LINH
Tập huấn Trình diễn thời tiết nguy hiểm Đông Nam Á Việt Nam, Lào và các nước Đông Nam Á 2020. Ảnh: HOÀI LINH

Dấu ấn hợp tác dài theo năm tháng

Mới đây nhất, tại Kỳ họp lần thứ 43 Ủy ban Liên chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam - Lào do Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Chính phủ Lào Thongloun Sisoulith đồng chủ trì, người đứng đầu Chính phủ 2 nước Việt - Lào đã chứng kiến 2 vị Bộ trưởng Bộ TNMT 2 nước là Bộ trưởng Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Sommad Pholsena ký kết Biên bản ghi nhớ thúc đẩy sự hợp tác về dự báo thời tiết và cảnh báo thiên tai giữa hai nước. Theo bản ghi nhớ này, Bộ TNMT, Việt Nam sẽ hỗ trợ Bộ TNMT, CHDCND Lào nâng cao năng lực dự báo thời tiết hàng ngày và cảnh báo thiên tai; góp phần phát triển kinh tế - xã hội và phòng chống thiên tai của cả trong nước và khu vực; thực hiện trao đổi dữ liệu KTTV về radar thời tiết, dữ liệu sét và dữ liệu trạm quan trắc bề mặt; chia sẻ dữ liệu KTTV nếu giá trị của mực nước và lượng mưa vượt quá ngưỡng giá trị bình thường tại thượng nguồn các con sông Nam Ma, tỉnh Houaphanh, CHDCND Lào (thượng nguồn sông Mã - tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam), sông Nam Neun và Nam Mo, tỉnh Xiang Khouang, CHDCND Lào (thượng nguồn sông Cả - Nghệ An, Việt Nam) để hỗ trợ công tác dự báo thời tiết, cảnh báo thiên tai cấp quốc gia và cấp tỉnh. Trong hợp tác về dự báo KTTV Việt Nam sẽ cung cấp chuyên sâu cho Lào các thông tin và cảnh báo về thời tiết nguy hiểm; các sản phẩm thời tiết số trị có độ phân giải cao thông qua Tiểu dự án Khu vực Đông Nam Á thuộc SWFP-SeA, các sản phẩm cảnh báo lũ quét thông qua Hệ thống Dự báo Lũ quét Đông Nam Á (SeAFFGS) mà Việt Nam được WMO giao làm Trung tâm Dự báo Khu vực. Bên cạnh đó, Bộ TNMT Việt Nam sẽ hỗ trợ Bộ TNMT CHDCND Lào lập bản đồ lũ lụt và ngập lụt, hỗ trợ nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ dự báo thời tiết, dự báo thủy văn và cảnh báo thiên tai thông qua các khóa đào tạo và chia sẻ chuyên môn như: Mô hình thủy văn bao gồm cả mô hình lũ và ngập lụt; dự báo thời tiết số trị, vận hành hệ thống dự báo; đào tạo chuyên sâu về ứng dụng mô hình dự báo thời tiết cho lãnh thổ CHDCND Lào.

Hệ thống tuyến đo cảnh báo lũ do Việt Nam phối hợp với Lào trên tuyến sông xuyên biên giới từ 2006 fic 2. Ảnh: HOÀI LINH
Hệ thống tuyến đo cảnh báo lũ do Việt Nam phối hợp với Lào trên tuyến sông xuyên biên giới từ 2006 fic 2. Ảnh: HOÀI LINH
Hệ thống tuyến đo cảnh báo lũ do Việt Nam phối hợp với Lào trên tuyến sông xuyên biên giới từ 2006. Ảnh: HOÀI LINH
Hệ thống tuyến đo cảnh báo lũ do Việt Nam phối hợp với Lào trên tuyến sông xuyên biên giới từ 2006. Ảnh: HOÀI LINH

Theo giáo sư, tiến sĩ Trần Hồng Thái - Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV, hợp tác KTTV Việt Nam Lào được gắn kết từ truyền thống gắn bó keo sơn Việt Nam - Lào trong lịch sử. Đó là những yêu cầu cấp thiết để hai quốc gia cùng quyết tâm thực hiện những mục tiêu trong Chiến lược phát triển của WMO hướng đến Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc. Những kết quả mà ngành KTTV Việt Nam và Lào cùng hướng đến nhằm phục vụ cho Khung hành động Senda về Giảm nhẹ rủi ro do thiên tai giai đoạn 2015-2030. Việc cùng nhau thực hiện sâu rộng các hợp tác đặc thù về KTTV giữa hai nước Việt Nam và Lào là một bước thiết thực để Việt Nam giúp đỡ và phối hợp với bạn Lào thực hiện hiệu quả khung hành động Senda về giảm nhẹ rủi ro thiên tai đối với quốc gia thành viên của WMO. Ngành KTTV Việt Nam mong muốn cùng chia sẻ với bạn Lào để có những dịch vụ cảnh báo sớm cũng như những thông tin cảnh báo và dự báo có chất lượng để từ đó, cộng đồng và các nhà hoạch định chính sách ở cả hai nước có căn cứ để đưa ra các quyết định của mình một cách phù hợp trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu đang làm gia tăng các cực đoan về thời tiết.

Trải qua năm tháng, đến nay, dấu ấn hợp tác chuyên ngành KTTV giữa hai nước vẫn luôn in đậm trong mỗi bước chân cán bộ quản lý mạng lưới KTTV Việt Nam trên đất Lào với những địa danh các trạm như: Muongkhoang, Pacxe, hay Paksan ở Nam Lào. Đó còn là các bản tin cảnh báo thời tiết nguy hiểm đều đặn chuyển đến bạn và được truy cập trong hệ thống chuyên ngành. Những khóa học chuyên sâu về dự báo KTTV dành cho các bạn Lào do các chuyên gia của Việt Nam trực tiếp giảng dạy, những chia sẻ số liệu chuyên sâu như radar thời tiết, định vị sét được chia sẻ tới đây sẽ tiếp tục phát triển hợp tác khí tượng Việt - Lào lên tầm cao mới.

HOÀI LINH
TIN LIÊN QUAN

Quốc hội Việt Nam - Lào ngày càng gắn bó chặt chẽ

Hải Anh |

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, Quốc hội Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với Quốc hội Lào tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để Chính phủ hai nước triển khai hiệu quả các thỏa thuận cấp cao.

Việt Nam - Lào Tham vấn Chính trị thường niên cấp Bộ trưởng Ngoại giao

Thanh Hà |

Ngay sau buổi tham vấn chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith đã ký Thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Lào giai đoạn 2021-2025.

Bộ Ngoại giao Việt Nam - Lào tổ chức tham khảo Chính trị lần thứ 5

Thanh Hà |

Hai bên nhất trí trong bối cảnh cả Việt Nam và Lào đều đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, cần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho lưu thông người và hàng hóa giữa hai nước.

Thay đổi trong quy định xuất nhập cảnh giữa Việt Nam - Lào

Ngọc Vân |

Bộ Ngoại giao thông tin và lưu ý công dân Việt Nam về những thay đổi trong quy định xuất nhập cảnh Việt Nam-Lào.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Quốc hội Việt Nam - Lào ngày càng gắn bó chặt chẽ

Hải Anh |

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, Quốc hội Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với Quốc hội Lào tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để Chính phủ hai nước triển khai hiệu quả các thỏa thuận cấp cao.

Việt Nam - Lào Tham vấn Chính trị thường niên cấp Bộ trưởng Ngoại giao

Thanh Hà |

Ngay sau buổi tham vấn chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith đã ký Thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Lào giai đoạn 2021-2025.

Bộ Ngoại giao Việt Nam - Lào tổ chức tham khảo Chính trị lần thứ 5

Thanh Hà |

Hai bên nhất trí trong bối cảnh cả Việt Nam và Lào đều đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, cần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho lưu thông người và hàng hóa giữa hai nước.

Thay đổi trong quy định xuất nhập cảnh giữa Việt Nam - Lào

Ngọc Vân |

Bộ Ngoại giao thông tin và lưu ý công dân Việt Nam về những thay đổi trong quy định xuất nhập cảnh Việt Nam-Lào.