Khi trường học không còn an toàn

nguyễn huyên |

Những sự việc mất an toàn sức khoẻ và tinh thần với học sinh, sự mâu thuẫn gay gắt giữa phụ huynh và nhà trường liên tiếp diễn ra trong các trường học thời gian qua khiến nhiều người lo ngại khi nơi đây không còn an toàn, vui vẻ. Mái trường vốn là nơi để học tập, rèn luyện, nuôi dưỡng và chở che, không chỉ cho trẻ học được kiến thức mà còn giáo dục thành người, là nơi an tâm nhất để phụ huynh gửi gắm con trẻ. Thế nhưng, giờ đây, trường học lại đầy rẫy những bất an.

Thấp thỏm những lo âu 

Chỉ trong ít ngày cuối tháng 5, giáo dục lại đón nhận thêm nhiều chuyện buồn. Đáng tiếc, trong 1 tuần, có tới 2 vụ tai nạn thương tâm khiến 1 học sinh ở Hải Dương tử vong khi đi lao động tại trường và việc cây phượng bật gốc đổ đè nhiều học sinh ở TPHCM khiến 1 em tử nạn, 12 em khác bị thương.

Thế rồi, kẻ biến thái lại có thể dễ dàng nhảy tường rào vào nhà vệ sinh trường tiểu học ở Quảng Bình sàm sỡ nữ sinh lớp 5. Cũng là chuyện lạ khi 1 học sinh lớp 2 tại TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk lẻn ra khỏi trường, đi bộ hơn 12km để về nhà mà nhà trường cũng không hay.

Tình trạng bạo lực học đường tiếp tục diễn ra với sự việc cô giáo ở Nam Định đánh học sinh bầm tay vì em viết chậm, không làm bài tập. Nữ giáo viên P.T.H.N - Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu (TP.Nam Định) - thừa nhận, trong lúc mất bình tĩnh, cô đã dùng thước nhựa đánh vào phần bắp tay của em có để lại vết đỏ. Rồi chuyện khác ở huyện Đức Hoà, tỉnh Long An, phụ huynh khi nghe con kể chuyện bị cô giáo lấy thước gõ vào đầu đã xông vào lớp đánh giáo viên nhập viện.

Đi học trở lại sau gần 3 tháng nghỉ dịch, tưởng rằng tình bạn học sinh sẽ trở nên khăng khít hơn nhưng nhiều sự việc học sinh đánh nhau lại khiến dư luận thêm ngao ngán...

Trường học trở nên mất an toàn khi hàng loạt các sự cố như ảnh hưởng đến sức khoẻ, tinh thần của học sinh chính là tiếng chuông cảnh tỉnh về vấn đề an toàn trường học đang có dấu hiệu bị buông lỏng.

Chia sẻ về hàng loạt sự cố trong thời gian qua, TS Nguyễn Văn Hòa - Chủ tịch HĐQT Trường THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội), cố vấn chương trình “Thầy cô chúng ta đã thay đổi” - cho rằng, nguồn gốc của các sự việc xuất phát từ tâm lý đang quá chú trọng vào điểm số.

"Áp lực và bạo lực cơ bản trong trường học là do chúng ta vẫn chạy theo thành tích và điểm số, thi cử nên lấy việc học và kết quả học là chính, bắt học sinh học nhiều hơn để có kết quả cao. Việc này đã tạo ra áp lực không chỉ cho học sinh mà ngay cả giáo viên, phụ huynh. Quá áp lực, giáo viên sẽ không giữ được tình cảm thương yêu và tôn trọng đối với con người nên xảy ra câu chuyện bạo lực, mâu thuẫn. Cùng vì áp lực, vì thành tích nên lãnh đạo trường cũng quên đi những công việc nhằm đảm bảo an toàn và tạo ra một môi trường giáo dục thân thiện" - ông Hoà nói.

TS Hoà chỉ rõ thêm, một số tai nạn trong trường học thời gian qua có thể coi là “tai bay vạ gió”, tai nạn rủi ro, khó tránh nhưng nói như thế không có nghĩa là chúng ta không làm gì. Các hiệu trưởng phải đặt vấn đề an toàn lên hàng đầu.

Vị hiệu trưởng có hơn 20 năm kinh nghiệm quản lý nhấn mạnh, lãnh đạo trường phải là người quan tâm đến những điều nhỏ nhất trong trường. Bảo đảm an toàn cho học sinh là rất khó, vì thế, cần người đứng đầu rất tâm huyết, hết lòng, suy nghĩ nhiều về sự an toàn chứ chỉ nghĩ đến chuyện học hành, kết quả thi, thi đua... thì khó tránh, không bị chỗ này thì bị chỗ khác, không bị lúc này bị lúc kia.

Học sinh ở Nam Định bị cô giáo đánh bầm tay vì làm bài tập chậm, thiếu tập trung.  Ảnh: PHCC
Học sinh ở Nam Định bị cô giáo đánh bầm tay vì làm bài tập chậm, thiếu tập trung. Ảnh: PHCC

Chiếc cầu đang rạn nhịp

Không dừng lại ở những sự việc đáng tiếc nêu trên, mà mối quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên, nhà trường cũng đang như những chiếc cầu bị rạn nhịp, đứt gãy. Ngoài hành động phụ huynh xông vào lớp học đánh cô giáo bị chấn thương nhập viện ở Long An thì việc phụ huynh dàn dựng chụp ảnh con mình bị bắt phơi nắng ngoài cổng trường tung lên mạng xã hội cũng khiến dư luận sục sôi.

Trong vụ việc đình đám ở Hải Phòng, dư luận sôi sục trước sự việc cháu bé bị cô giáo và sao đỏ đuổi ra ngoài cổng trường đứng giữa trời nắng như bức ảnh và câu chuyện của người mẹ kể. Để rồi, không lâu sau, tất cả cùng "vỡ lẽ" bởi một sự thật khác được hé lộ khi người mẹ dàn dựng để chụp ảnh. Người mẹ này sau đó cũng lên tiếng trần tình rằng, việc mình làm vì bức xúc nhà trường không cho con vào lớp sớm.

Có lẽ, cũng chưa bao giờ có tiền lệ hàng trăm phụ huynh tập trung đến trường phản đối chính sách thu học phí của hàng chục trường ngoài công lập. Thậm chí, sự việc căng thẳng đến mức độ hai bên không thể thoả thuận, phụ huynh phải tập trung "đòi" đối thoại đến lần 3 không thành nên quyết định mời luật sư khởi kiện.

Dù bên trong mỗi sự việc đều có đúng, có sai nhưng một điều rõ ràng là phụ huynh và nhà trường đang khó có được tiếng nói chung để cùng nhau xây dựng môi trường giáo dục tốt nhất cho con.

PGS.TS Trần Thành Nam - Chủ nghiệm Khoa Các khoa học giáo dục, Trường Đại học Giáo dục (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) - cho rằng, các vụ việc vừa qua đặt ra vấn đề an toàn trường học. Qua các sự việc, rõ ràng học sinh chính là người bị ảnh hưởng nhiều nhất.

“Chúng ta nói đến trường học hạnh phúc. Muốn có trường học hạnh phúc thì môi trường, các mối quan hệ phải được cải thiện. Những vụ việc như thế này, cách xử lí này, trường học hạnh phúc có thực sự đến với các em?” - ông Nam nêu quan điểm.

Để có một môi trường an toàn cả về thể chất và tinh thần cho học sinh, TS Nguyễn Văn Hòa nói rằng, sẽ rất cần một sự thay đổi lớn về tư duy lãnh đạo, quản lý của nhà trường và thầy cô. Trước tiên, mỗi người phải loại bỏ được việc chạy theo thành tích, điểm số và thi cử.

Thầy cô, các nhà quản lý cần phải thay đổi, phải có suy nghĩ, mục tiêu dạy học, tình người và làm thế nào để giáo viên trở thành những nhà tâm lý và những nhà giáo dục vì học sinh thân yêu. Từ đó, sẽ dễ dàng nhận được đồng thuận của học sinh, phụ huynh và toàn xã hội. Nếu còn tâm lý vì điểm số, thành tích hay một mục đích khác thì không tránh khỏi áp lực và bạo lực.

Riêng mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường, cần một sự thông cảm và thấu hiểu cho nhau. Tuy nhiên, nhiều trường ngoài công lập cũng cần chú ý cần đặt mục tiêu trước hết là làm giáo dục, sau mới là kinh tế. Nếu chạy theo đồng tiền sẽ làm mất đi giá trị, sự chia sẻ và cái gốc của một người làm giáo dục, ông Hoà thẳng thắn nói.

"Nói cho cùng, để có một môi trường giáo dục an toàn, phát triển thì yếu tố quan trọng nhất vẫn là con người, từ nhà quản lý đến các thầy cô giáo cần thay đổi, chuyên tâm, yêu thương, tận tình với công việc, chu toàn thì mọi chuyện sẽ rất tốt. Đáng chú ý, nhà trường cần có đường lối cho đúng, tránh việc mâu thuẫn với phụ huynh, đặc biệt phải giữ trọn chữ tín và niềm tin thì trường mới có thể phát triển" - TS Nguyễn Văn Hoà cho hay.

nguyễn huyên
TIN LIÊN QUAN

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, du lịch ở Bến Tre có gì hấp dẫn?

Thành Nhân |

Tại tỉnh Bến Tre với nhiều điểm du lịch sinh thái, trong đó, có du lịch tái tạo, săn bắt tôm trên các con sông và thưởng thức tại chỗ. Đây sẽ là trải nghiệm giúp du khách có được kỳ nghỉ tuyệt vời trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.