Khả năng miễn dịch kỳ lạ của một số người với SARS-CoV-2

Quốc Hùng (dịch) |

Ngay trong những tháng đầu tiên của đại dịch COVID-19, các nhà khoa học đã nhận ra rằng có những người thuộc nhóm mà virus "không thể chạm tới". Họ là những người dường như miễn nhiễm với COVID-19 dù làm việc trong "vùng đỏ", hoặc cả gia đình bị bệnh nhưng họ thì không.

Areg Totolyan, viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Giám đốc Viện Nghiên cứu dịch tễ học và vi sinh vật học Pasteur thuộc Rospotrebnadzor mới đây đã trả lời phỏng vấn báo Izvestia (Tin tức Nga) về công trình nghiên cứu miễn dịch được thực hiện tại Viện. Qua đó, 3 nguyên nhân đã được phát hiện là interferon, cytokine và di truyền. Các loại thuốc ngừa COVID cũng dựa trên những nguyên tắc này.

Thưa ông Areg Artemovich, chúng tôi biết rằng ông đã phải làm việc cật lực trong một thời gian dài để tìm ra bí ẩn về những người miễn nhiễm với SARS-CoV-2. Và kết quả thế nào, thưa ông?

- Các chuyên gia luôn quan tâm đến quá trình hệ miễn dịch kháng lại một bệnh nhiễm trùng cụ thể. Sự lây nhiễm coronavirus mới cũng không phải là ngoại lệ. Một cuộc tìm kiếm khoa học ráo riết đã đưa chúng tôi đến những phát hiện khá thú vị: Với những người có hàm lượng interferon alfa cao, tế bào bạch huyết cao trong máu và những người mang một số dấu hiệu di truyền sẽ có được khả năng bảo vệ thần kỳ. Còn về những yếu tố khác, các nghiên cứu của chúng tôi mới chỉ bắt đầu. Tôi cũng phải nói ngay rằng những lý do mà tôi vừa liệt kê không phải là tuyệt đối. Nó giống như một cái cân: Một bên là các yếu tố nhạy cảm, bên kia là sức đề kháng, và chúng cần được đánh giá một cách tổng thể. Ngoài ra, hôm nay cái cân có thể hoạt động như thế này, nhưng sáu tháng hoặc một năm sau, nếu chủ nhân của nó gặp phải stress hay các lý do khác, cân đã có thể lệch đi rồi. Ví dụ một chút stress là một điểm cộng, nhưng stress liên tục lại là điểm trừ, vì nó dẫn đến ức chế miễn dịch (ức chế hệ thống miễn dịch). Nếu như để cho mình bị stress kéo dài, bạn có thể dễ dàng mắc phải bất kỳ bệnh nào, kể cả bệnh truyền nhiễm.

Ông có thể nói rõ hơn về ba yếu tố khiến một số người miễn nhiễm với COVID-19?

- Yếu tố đầu tiên là mức độ bảo vệ cục bộ. Coronavirus xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp trên, qua màng nhầy, trước hết là mũi và họng. Nếu trong cơ thể có hàm lượng interferon alfa cao (một loại phân tử được tổng hợp và sản xuất bởi các tế bào của hệ miễn dịch và có tác dụng kháng virus trực tiếp), nguy cơ nhiễm bệnh sẽ giảm xuống. Không phải ngẫu nhiên mà interferon alfa tồn tại như một loại thuốc và được sử dụng để điều trị và phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Trong trường hợp của SARS-CoV-2, nó cũng hoạt động bằng cách vô hiệu hóa các phần tử virus chưa xâm nhập vào tế bào.

Vậy làm thế nào để xác định một người có nồng độ interferon alfa cao?

- Việc đó phải được thực hiện trong các phòng thí nghiệm chuyên biệt, chứ không làm đại trà được.

Nếu chúng ta không thể biết mức độ interferon của mình thì chỉ còn cách dựa vào thuốc. Làm thế nào để có thể sử dụng đúng thuốc trong đại dịch?

- Các chế phẩm interferon alfa được chỉ định để phòng ngừa nếu bạn biết rằng mình đã tiếp xúc với người bị nhiễm SARS-CoV-2 và sợ rằng mình có thể nhiễm bệnh. Chúng cũng được chỉ định để điều trị sớm COVID-19 trong 2 đến 3 ngày đầu tiên. Interferon sẽ ngăn không cho virus nhân lên mạnh. Đối với interferon alfa, chúng ta có thể tiếp cận virus chưa xâm nhập vào tế bào.

Việc sử dụng interferon alfa có thích hợp khi đã tiêm chủng không, thưa ông?

- Có chứ, trong vòng một tuần sau khi tiêm chủng, bạn có thể nhỏ interferon alfa vào mũi để ngừa thêm nếu sống trong vùng dịch.

Còn về dấu hiệu di truyền của khả năng miễn dịch với SARS-CoV-2?

- Vâng, đây là yếu tố thứ hai. Chúng được tìm thấy trong số các gen mã hóa phản ứng miễn dịch ở người. Chúng tôi đã xác định được hai alen bảo vệ (các dạng khác nhau của cùng một gen - Izvestia) và một alen có khuynh hướng gây bệnh. Đây là những kết quả đầu tiên của nghiên cứu. Tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ có được một kết quả đầy đủ hơn vào mùa thu. Tôi muốn nhấn mạnh rằng các dấu hiệu di truyền được tìm thấy thuộc về các cư dân vùng Tây Bắc, vì các gen mã hóa phản ứng miễn dịch phụ thuộc vào các yếu tố quốc gia, dân tộc và do đó, có các đặc điểm vùng miền.

Trong quá trình nghiên cứu, số lượng nhân tố di truyền bảo vệ và di truyền gây bệnh COVID-19 có thể mở rộng không, thưa ông?

- Có rất nhiều gen như vậy và ít nhất trong năm tới chúng tôi chỉ nghiên cứu theo hướng này.

Còn những yếu tố nào khác có thể ngăn ngừa nhiễm bệnh?

- Chúng tôi đã nghiên cứu mức độ của các cytokine khác nhau (các protein nhỏ được tiết ra trên bề mặt tế bào A và tương tác với thụ thể của tế bào B gần đó. Do đó, khi một tín hiệu được truyền từ tế bào A đến tế bào B, sẽ kích hoạt các phản ứng tiếp theo trong tế bào B) trong huyết tương ở bệnh nhân COVID-19 trong giai đoạn cấp tính và sau khi đã hồi phục. Và đã phát hiện ra rằng trong giai đoạn cấp tính, hầu hết các cytokine trong huyết tương đều tăng lên đáng kể, trong khi ở những người hồi phục thì ngược lại, số lượng một số cytokine lại giảm đi. Và đây là những cytokine điều chỉnh sự trưởng thành của tế bào lympho - tế bào chính của hệ miễn dịch, cung cấp khả năng miễn dịch dịch thể, miễn dịch tế bào, đồng thời điều chỉnh hoạt động của các loại tế bào khác. Chúng tôi kết luận rằng khi trải qua nhiễm bệnh, sẽ dẫn đến sự hình thành của các khiếm khuyết nhất định. Những khiếm khuyết này được biểu hiện bằng số lượng tế bào lympho trong huyết tương giảm. Phát hiện này giải thích cho vấn đề đang phổ biến là khi bệnh đã khỏi, nhưng ảnh hưởng của nó vẫn còn. Những tác động này có thể tồn tại trong một tuần và đối với một số người bệnh, thậm chí cả tháng. Việc số lượng tế bào lympho bị giảm - giảm bạch cầu - là một trong những dấu hiệu tiên lượng xấu đối với bệnh nhân COVID-19. Nếu bệnh nhân ở giai đoạn cấp tính với số lượng tế bào lympho giảm đi sẽ khiến tình trạng nhiễm trùng ở dạng nặng hơn. Ngược lại, mức độ tế bào lympho tốt ở một người có nghĩa là người đó ít có khả năng bị bệnh hơn và nếu bị bệnh, thì sẽ có ít nguy cơ bệnh trở nên nặng hơn.

Mỗi người đều có thể tìm ra mức độ tế bào lympho, chỉ cần thông qua xét nghiệm máu lâm sàng là đủ?

- Vâng, tất nhiên là vậy. Hơn nữa, tỉ lệ tương đối của chúng không quan trọng bằng số lượng tuyệt đối. Tỉ lệ phần trăm có thể bình thường nhưng số lượng tuyệt đối có thể giảm xuống. Đây có thể là lý do cho sự nhạy cảm hơn với bệnh. Viện chúng tôi có liên hệ chuyên môn sâu rộng với nhiều cơ sở y tế của thành phố, và chúng tôi biết rằng sau khi bị nhiễm COVID-19 với mức độ giảm tế bào lympho, thì tổn thương gan, phổi là không thể tránh khỏi và có nguy cơ phát triển các bệnh tự miễn, hoặc các bệnh tự miễn đã mắc có thể nặng thêm.

Hiện nay nhu cầu khám và phục hồi chức năng sau COVID đang được nhiều người bàn luận. Ông có khuyến cáo gì cho các bác sĩ về cách phục hồi hệ thống miễn dịch của bệnh nhân sau khi bị SARS-CoV-2 tấn công không?

- Những người đã trải qua COVID-19 cần được khám lâm sàng, quan sát tích cực và phục hồi chức năng. Các vấn đề về hệ thống miễn dịch là gốc rễ của nhiều bệnh, và việc khôi phục hoạt động của hệ thống miễn dịch thường giúp đối phó với tất cả các triệu chứng khác.

Trong số những hậu quả của COVID-19, còn những hậu quả khó chịu khác về mặt tinh thần?

- Tôi không thể loại trừ rằng có nguy cơ rối loạn tâm thần ở một tỉ lệ nhất định không thể phục hồi được. Người ta cũng biết rằng số lượng các bệnh tự miễn ngày càng tăng, COVID-19 có thể làm nặng thêm các bệnh tự miễn đang có trong cơ thể, làm gia tăng các trường hợp khứu giác kém và ảo giác khứu giác. Vì vậy bệnh nhân có rất nhiều việc phải làm để phục hồi sau COVID-19.

Quốc Hùng (dịch)
TIN LIÊN QUAN

Những thói quen xấu làm suy yếu khả năng miễn dịch

Thanh Vân (Theo Eat this not that) |

Hệ miễn dịch là cần thiết cho sự sống còn của mỗi người, giữ cho chúng ta khỏe mạnh và chống lại các mầm bệnh từ môi trường sống. Nếu không có nó, cơ thể sẽ bị tấn công bởi vi khuẩn, virus và ký sinh trùng.

Thực phẩm tăng cường miễn dịch cho người trên 40 tuổi trong dịch COVID-19

ánh nhiên (Theo Boldsky) |

Khi bạn trên 40 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng và tốc độ trao đổi chất của hầu hết các cá nhân, trải qua sự thay đổi đáng kể. Vì vậy, bạn cần bổ sung thực phẩm hợp lí để cải thiện khả năng miễn dịch của mình.

Dùng vaccine AstraZeneca để đối chứng tính sinh miễn dịch vaccine COVIVAC

Thùy Linh |

Trong giai đoạn 2 thử nghiệm vaccine COVIVAC, thay vì sử dụng giả dược để tiêm cho nhóm đối chứng như giai đoạn 1 thì nhóm nghiên cứu đã thay bằng tiêm vaccine AstraZeneca, nhằm mục đích đối chứng tính sinh miễn dịch của 2 loại vaccine COVID-19 này.

Biến thể Delta né hệ miễn dịch thế nào?

Song Minh |

Một nghiên cứu mới đã giải thích vì sao biến thể Delta có thể né hệ miễn dịch của người đã tiêm vaccine COVID-19.

Với biến thể Delta, thế giới sẽ khó đạt được miễn dịch cộng đồng

Nguyễn Hạnh |

Người đứng đầu Nhóm Vaccine Oxford cho biết thế giới không thể đạt được miễn dịch cộng đồng khi có sự hiện diện của biến thể Delta.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Những thói quen xấu làm suy yếu khả năng miễn dịch

Thanh Vân (Theo Eat this not that) |

Hệ miễn dịch là cần thiết cho sự sống còn của mỗi người, giữ cho chúng ta khỏe mạnh và chống lại các mầm bệnh từ môi trường sống. Nếu không có nó, cơ thể sẽ bị tấn công bởi vi khuẩn, virus và ký sinh trùng.

Thực phẩm tăng cường miễn dịch cho người trên 40 tuổi trong dịch COVID-19

ánh nhiên (Theo Boldsky) |

Khi bạn trên 40 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng và tốc độ trao đổi chất của hầu hết các cá nhân, trải qua sự thay đổi đáng kể. Vì vậy, bạn cần bổ sung thực phẩm hợp lí để cải thiện khả năng miễn dịch của mình.

Dùng vaccine AstraZeneca để đối chứng tính sinh miễn dịch vaccine COVIVAC

Thùy Linh |

Trong giai đoạn 2 thử nghiệm vaccine COVIVAC, thay vì sử dụng giả dược để tiêm cho nhóm đối chứng như giai đoạn 1 thì nhóm nghiên cứu đã thay bằng tiêm vaccine AstraZeneca, nhằm mục đích đối chứng tính sinh miễn dịch của 2 loại vaccine COVID-19 này.

Biến thể Delta né hệ miễn dịch thế nào?

Song Minh |

Một nghiên cứu mới đã giải thích vì sao biến thể Delta có thể né hệ miễn dịch của người đã tiêm vaccine COVID-19.

Với biến thể Delta, thế giới sẽ khó đạt được miễn dịch cộng đồng

Nguyễn Hạnh |

Người đứng đầu Nhóm Vaccine Oxford cho biết thế giới không thể đạt được miễn dịch cộng đồng khi có sự hiện diện của biến thể Delta.