Kết nối ngày xuân

TS Giáp Văn Dương |

Mỗi dịp Xuân về, người Việt ở muôn nơi luôn tìm cách trở về quê cha đất tổ. Người đang ở nước ngoài thì về nước. Người ở thành phố thì về quê. Người ở quê thì trở về nhà cha mẹ và họ hàng dòng tộc. Rồi không chỉ trở về với người đang sống, mà phần quan trọng nhất với người Việt, lại là trở để thắp nén hương cho ông bà tổ tiên, tức trở về với những người đã khuất.

Ngày Tết trở về

Công cuộc trở về này diễn ra đều đặn hàng năm. Nhiều khi, nhìn dòng người lũ lượt chảy về quê nhân ngày Tết, tôi không khỏi liên tưởng đến những đàn cá hồi, dù ở tận đâu thì trước khi chết cũng phải ngược dòng về đầu nguồn, nơi mình sinh ra, để hoàn thành sứ mệnh rồi mới tạm biệt cõi đời.

Về quê ăn Tết mấy ngày, vui thì có vui, nhưng thường là vất vả hơn khi ở lại thành phố. Nhưng người ta vẫn trở về như một nhu cầu tự thân, một sự thôi thúc từ bên trong. Nhu cầu đó ắt hẳn phải vượt qua nhu cầu hưởng thụ về vật chất, nên người ta mới vất vả trở về như thế. Mà trở về vất vả bao nhiêu thì khi về đến nhà lại hân hoan bấy nhiêu. Có khi thời gian đi đường dài hơn cả thời gian ăn Tết ở nhà. Vậy mà vẫn tất bật trông ngóng, chuẩn bị từ nhiều tháng trước để được trở về.

Trong những lần ngẫm nghĩ như thế, tôi thường tự hỏi: Người ta về quê ăn Tết để làm gì thế nhỉ?

Tôi chỉ có thể trả lời, là về để tìm lại chính mình. Chỉ có nhu cầu tìm lại chính mình mới tha thiết và thúc bách từ bên trong như thế. Như tình yêu thôi thúc cháy bỏng từ bên trong vậy. Chẳng phải yêu nhau ba bốn núi cũng trèo, bảy tám sông cũng lội, chín mười đèo cũng qua đó hay sao.

Về là để tìm lại chính mình. Nhưng tìm lại bằng cách nào? Bằng cách kết nối trở lại với nơi mình đã sinh ra, nơi mình đã lớn lên, hoặc xa xôi hơn, nơi cha mẹ tổ tiên mình đã sinh ra và lớn lên, mà khi ta về đến nơi, chỉ còn là một sự trông ngóng và tưởng tượng.

Con người ta sống và trở thành con người hiện thời, là nhờ các kết nối, trong đó có các kết nối với nguồn cội. Người ta tìm thấy ý nghĩa của đời sống mình cũng là nhờ việc tìm ra ý nghĩa trong các kết nối đó. Nếu không có kết nối, mỗi người chỉ là một ốc đảo cô đơn, và gần như vô nghĩa.

Vì thế mà mỗi dịp Tết đến xuân về, người ta phải tìm mọi cách để trở về quê ăn Tết và chúc tụng những người cả năm mới gặp một lần. Dài thì vài ngày, mà ngắn thì vài giờ, để kết nối với nguồn cội của mình, với cả người còn sống và người đã khuất. Nhờ đó, người ta được an ủi. Nhờ đó người ta có cảm giác còn giữ được kết nối, như cái cây chưa bị bứng khỏi mặt đất. Cây chỉ là cây khi rễ của nó còn cắm sâu vào đất. Người cũng vậy, người còn được là mình nếu còn giữ được kết nối với nguồn cội của mình. Nhờ kết nối với nguồn cội đó, người ta tìm lại được chính mình.

Thời đại kết nối

Thời đại ngày nay là thời đại của kết nối. Kết nối giữa người với người, vật với vật và người với vật. Kết nối giữa thế giới thật với thật, ảo với ảo, và thật với ảo. Kết nối với tất cả những gì có thể kết nối. Chuyện gì xảy ra ở đầu kia của thế giới, đầu này cũng biết trong tích tắc. Tất cả đều là nhờ kết nối. Vì thế, nếu phải nói điều gì là ấn tượng nhất trong mấy chục năm qua, thì đó chính là kết nối.

Chính là nhờ kết nối, con người ta bỗng nhiên trở thành một thực thể khác, nhiều chiều kích hơn, nhưng cũng nhiều rủi ro và đe dọa hơn. Có người nhờ kết nối mà tìm ra cơ hội, và qua đó tìm ra chính mình. Lại cũng có người vì kết nối mà sa vào cạm bẫy, và do đó đánh mất chính mình.

Thường thì rủi ro bao giờ cũng đi cùng cơ hội. Rủi ro của kết nối là đánh mất chính mình vì sa vào cạm bẫy. Nhưng cơ hội của kết nối là tìm ra chính mình qua những cơ hội mới. Vì thế, vấn đề không nằm ở sự kết nối, mà nằm ở bản lĩnh của người tham gia kết nối đó.

Nếu có bản lĩnh, con người ta sẽ là chủ nhân của sự kết nối, và mở ra được những cánh cửa phát triển mới. Còn nếu không có bản lĩnh, con người sẽ trở thành nạn nhân của kết nối, và rơi vào hố thẳm của bất định.

Điều đó đặt ra một câu hỏi cơ bản khác, là làm sao để không hụt hơi vì kết nối, và không đánh mất mình trong những hố thẳm của bất định trong một thời đại kết nối?

Kết nối quan trọng nhất

Câu trả lời ngắn gọn là hãy làm chủ bản thân và tạo ra chính mình thông qua kết nối. Muốn vậy, mỗi người cần được đòi hỏi không chỉ khả năng thiết lập và làm chủ các kết nối với thế giới bên ngoài, mà quan trọng hơn còn thiết lập và duy trì được kết nối với thế giới bên trong, tức với chính bản thân mình.

Suy cho cùng, kết nối với chính mình là kết nối quan trọng nhất. Khi một người được kết nối với chính mình, người đó sẽ cảm nhận và biết được mình là ai. Kết nối càng tốt, thì việc biết lại càng rõ.

Vì lẽ đó, kết nối với chính mình là kết nối quan trọng nhất. Thông qua đó, chúng ta biết được mình là ai, mình đang sống như thế nào, và mình cần làm gì để cải thiện chất lượng sống. Như đó, chúng ta sẽ tạo ra chính mình.

Chỉ tiếc rằng, trong thời đại kết nối này, kỹ năng kết nối với chính mình đang ngày càng suy giảm. Sự phát triển của công nghệ lại tiếc thay lại không giúp ích gì thêm, mà trái lại, làm cho tình trạng mất kết nối với bản thân trở nên trầm trọng. Lướt Facebook suốt ngày đêm mà quên lướt người vợ người chồng ở ngay bên cạnh. Làm bạn với hàng ngàn người trên mạng mà quên mất việc làm bạn với con. Lang thang hết nơi này đến nơi khác mà quên đi vào vào trong tâm trí mình để hiểu và khám phá. Kết nối với tất cả chỉ mà quên kết nối với chính mình.

Chính vì thế, những ngày xuân như thế này, chúng ta bị thôi thúc trở về để kết nối, như đàn cá hồi trở về nguồn cội, như cái cây bén rễ trở lại trong đất. Để cây được là cây, người được là người.

Vì thế, trở về ngày Tết, không đơn thuần chỉ là một sự trở về, mà đó là một sự kết nối. Kết nối với nguồn cội. Để tìm lại mình, tìm ra mình, và tạo ra chính mình.

TS Giáp Văn Dương
TIN LIÊN QUAN

PGS Trần Lâm Biền: Ai nói bỏ Tết cổ truyền là không bình thường

Đào Bích |

“Nếu còn băn khoăn về việc ăn tết cổ truyền, bạn hãy ra các nhà ga, bến xe để xem người ta háo hức thế nào với Tết Nguyên đán”, PGS Trần Lâm Biền cho biết.

Tết Nguyên đán: Người thích đi chơi, người mong sum họp

Đặng Chung |

Nếu người trẻ ủng hộ việc ăn tết cổ truyền theo hướng hiện đại, coi dịp nghỉ Tết Nguyên đán là thời điểm lý tưởng để đi du lịch, đi chơi. Còn với người lớn tuổi, chỉ mong đến tết để con cháu trở về, gia đình cùng sum họp.

Tết này mẹ có về không?

Ngọc Hà |

“Tết này mẹ có về không?” – Đầu dây bên kia, đứa con gái hơn chục tuổi đầu của chị ngập ngừng. Chị cố kìm nén tiếng nấc đang chực chờ ở cổ nhưng không ngăn được dòng nước mắt rơi: “Công ty mẹ có nhiều việc quá. Ra Tết mẹ về với con nhé”.

Hàng quán TPHCM mở cửa mùng 3 Tết, chưa ghi nhận tình trạng "chặt chém"

Huân Cao |

Mùng 3 Tết (ngày 24.1), nhiều hàng quán ở TPHCM đã mở cửa hoạt động phục vụ khách. Theo ghi nhận của PV, nhiều quán đều phụ thu thêm 10% để bù đắp chi phí tăng cao và trả lương thêm cho nhân viên phục vụ ngày Tết.

Dự báo diễn biến không khí lạnh trong những ngày Tết Nguyên đán tiếp theo

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, trong những ngày nghỉ tiếp theo của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2023, không khí lạnh duy trì cường độ ổn định tác động đến thời tiết Bắc Bộ và Trung Bộ.

Về nơi kiêng tiêu tiền trong ngày Tết ở Sơn La

Chuyên Công |

Tết người Mông ở một số địa phương vùng cao Tây Bắc có những tập tục, tín ngưỡng đặc trưng và lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác. Trong đó phải kể đến tập tục kiêng tiêu tiền, kiêng ăn rau và cơm chan canh, cho dụng cụ lao động nghỉ ngơi...

Chia sẻ cuối của bà Jacinda Ardern trên cương vị Thủ tướng New Zealand

Thanh Hà |

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern ngày 24.1 bày tỏ biết ơn thời gian tại vị đồng thời nhấn mạnh những vụ quấy rối trực tuyến liên tục không phải là lý do khiến bà từ chức.

Những mẻ cá đầu năm mới của người dân miền biển Thái Bình

Lương Hà |

Với ngư dân miền biển Thái Bình, chuyến ra khơi đầu năm ngoài hy vọng những mẻ lưới thắng lợi, đầy ắp cá tôm, còn mang ý nghĩa cầu mong cho một năm thuận buồm xuôi gió.

PGS Trần Lâm Biền: Ai nói bỏ Tết cổ truyền là không bình thường

Đào Bích |

“Nếu còn băn khoăn về việc ăn tết cổ truyền, bạn hãy ra các nhà ga, bến xe để xem người ta háo hức thế nào với Tết Nguyên đán”, PGS Trần Lâm Biền cho biết.

Tết Nguyên đán: Người thích đi chơi, người mong sum họp

Đặng Chung |

Nếu người trẻ ủng hộ việc ăn tết cổ truyền theo hướng hiện đại, coi dịp nghỉ Tết Nguyên đán là thời điểm lý tưởng để đi du lịch, đi chơi. Còn với người lớn tuổi, chỉ mong đến tết để con cháu trở về, gia đình cùng sum họp.

Tết này mẹ có về không?

Ngọc Hà |

“Tết này mẹ có về không?” – Đầu dây bên kia, đứa con gái hơn chục tuổi đầu của chị ngập ngừng. Chị cố kìm nén tiếng nấc đang chực chờ ở cổ nhưng không ngăn được dòng nước mắt rơi: “Công ty mẹ có nhiều việc quá. Ra Tết mẹ về với con nhé”.