Hồng Kông, hai ngày lang thang...

Tùy bút của Phạm Vân Anh (Thiếu tá, Chi hội phó Chi hội Nhà văn Quân đội) |

Đến Hồng Kông (Trung Quốc) trong những ngày đầu xuân có lẽ là một trải nghiệm không dễ gì có được. Bởi nhịp sống vốn hối hả của một trong những đặc khu sầm uất và năng động nhất khu vực chính là ở đây, nơi có những tòa nhà chọc trời của thế giới, những cây cầu biển vắt ngang từ triền núi này sang triền núi kia như những cánh hải âu, nơi đồng cỏ hoa ngút tầm mắt và rau màu đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên vừa khoáng đạt vừa gần gũi. Duyên của nghề báo đã cho tôi vinh dự được tham gia hoạt động hội thảo về công tác tuyên truyền phòng chống mua bán phụ nữ, trẻ em giữa các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á và đã được hòa mình vào nhịp đời phơi phới của xứ Cảng Thơm trong mưa xuân nhè nhẹ.

Dọc đường từ sân bay về trung tâm, ai cũng sẽ thấy cảm nhận chung là Hồng Kông được thiên nhiên ưu đãi với cảnh quan phong phú và xinh đẹp, từ những bãi biển đầy cát đến những cánh rừng cận nhiệt đới xen kẽ trên những đỉnh núi lồng lộng gió biển. Hai bên đường, hoa Dương Tử Kinh - loại hoa được chính quyền Hồng Kông lựa chọn làm biểu tượng từ năm 1965 đến nay nở tím rực trời. Anh chàng lái xe đẹp trai, kiệm lời được ban tổ chức chương trình trao giải báo chí “Trao quyền cho phụ nữ” khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cử đi đón khách khá kiệm lời nên cả hành trình gần 15km tôi chỉ có thể im lặng nhìn hai bên đường.

Nếu Hồng Kông nằm bên cửa sông Châu Giang, phía đông eo biển Linh Đinh Dương, có hệ thống cảng biển quan trọng của khu vực và có hệ thống sông ngòi dày đặc uốn lượn qua nhiều triền núi thì Hải Phòng cũng là thành phố cảng lớn nhất miền Bắc Việt Nam, nằm bên cửa sông Cấm, cửa sông Nam Triệu và được bao quanh bằng sự tươi mát của hàng chục dòng sông, chi lưu sông. Và cái tên riêng cũng đầy gợi mở khi Hồng Kông là "xứ Cảng Thơm" thì Hải Phòng chính là "miền đất Hoa phượng đỏ".

Nói về sự đa dạng của Hồng Kông trên mọi mặt của đời sống kinh tế - chính trị - xã hội sẽ là thừa bởi đẳng cấp quốc tế của miền đất này đã có từ hàng chục năm nay. Đứng trên tầng cao nhất của tòa nhà Sangri-La, phóng tầm mắt bao trọn toàn cảnh Hồng Kông trên cao hay bước trên những đại lộ nhộn nhịp bước chân người châu Âu, châu Á, châu Mỹ... để cảm nhận giá trị lớn của vùng đất này. Bến cảng san sát tàu thuyền và container đủ màu sắc được xếp chồng cao. Còn hệ thống cần cẩu, dây chuyền trượt hàng thì đều tăm tắm quy trình chuyển tải hàng từ tàu lên bờ và ngược lại.

Người Hồng Kông nói tiếng Anh và tiếng Quảng Đông là chính, nên tôi gần như không giao tiếp được với họ bằng tiếng Bắc Kinh. Nhưng sự nhiệt tình với khách lạ của họ rất đáng trân trọng. Họ kiên nhẫn giải thích về chặng đường, thời gian đi vì họ có thói quen tính khoảng cách xa gần bằng đơn vị thời gian. Và sau một hồi sử dụng tổng hợp các loại ngôn ngữ, người đàn ông trung niên rất đôn hậu đã dẫn tôi vòng qua các con đường dài chừng 2km để đến bến xe điện hai tầng để có thể đến nơi cần đến. Ông lý giải là do Hồng Kông tuy bé nhưng quá đông đúc nên hay bị tắc đường khu nội đô, nên không thể căn cứ quãng đường để tính hành trình, mà thời gian để đến được nơi cần đến mới là vấn đề cần quan tâm.

Từ bên khu hành chính, dù đã có cầu dây văng hiện đại, nhưng do máu “báo chí” nổi lên, tôi quyết định theo chuyến phà biển Star Ferry màu xanh pha trắng vượt sang khu Tiêm Sa Chủy, là khu dân sinh, thương mại đông đúc bên bờ Tây. 10 phút bồng bềnh trên sóng nước, khung cảnh đẹp và nên thơ khi bờ Đông là những tòa nhà hiện đại, thiết kế tối tân, thanh lịch thì phía bên kia là màu xanh của cây cối, những công trình văn hóa cổ và chằn chặn những tòa nhà chung cư cũ nằm nối tiếp nhau. Trên sóng nước, con tàu Star Cruiser được mệnh danh là khách sạn 5 sao trên biển thấp thoáng bóng người trên boong. Chuyến phà này lâu nay ít người đi gợi nhớ đến dòng sông Cấm đỏ hồng phù sa trong ký ức tuổi thơ tôi, và tương lai, bờ Bắc sông Cấm sẽ là khu đô thị hiện đại thỏa sức vùng vẫy cho những ý tưởng mới và tuổi trẻ nằm soi bóng trên dòng nước. Còn khu hành chính cũ bên này sẽ là miền nhung nhớ của những người trung niên, người xa quê để tìm lại quá vãng đời mình.

Tôi sang đúng dịp rằm tháng Giêng, nên trải nghiệm không khí ngày xuân của Hồng Kông khá thú vị. Người dân nơi đây có nhiều thú vui đa dạng, từ mua sắm cho tới đi quán bar, trải nghiệm ẩm thực truyền thống và ẩm thực phương Tây cùng những trò xuân vui như đua xe đạp, lướt sóng, cắm trại và đua thuyền vào dịp cuối tuần, có sự tham gia của đông đảo người dân. Anh bạn Lý Thành, công tác tại Tổng trạm Kiểm tra Biên phòng xuất nhập cảnh Quảng Tây đi cùng cho tôi biết, năm nay, quy mô của các hoạt động đón Tết - vui Xuân ở Hồng Kông đã giảm rõ rệt vì ảnh hưởng của các cuộc biểu tình, nhưng vẫn giữ được tinh thần và thể thức cơ bản. Theo dõi những nghi thức bắt đầu cuộc đua thuyền, dù không hiểu ngôn ngữ nhưng sẽ thấy có nhiều nét tương đồng với lễ hội đua thuyền ở các miền duyên hải của Việt Nam, thấm đẫm truyền thống tâm linh và sự kính ngưỡng với thần biển của người cửa biển.

Và điều ấn tượng nhất, tạo hào hứng nhất cho tôi chính là được đặt chân lên con đường mang tên Hải Phòng, Hà Nội. Lý Thành sôi nổi giải thích, Sài Gòn đường Elgin cùng đường Nathan là hai con đường đầu tiên ở được xây dựng ở Tiêm Sa Chủy vào năm 1865 và cũng là hai con đường lớn ở đây. Nhưng đến năm 1909, lãnh đạo Hồng Kông đã đổi tên đường Elgin thành đường Hải Phòng bởi từ xa xưa, Hải Phòng đã có mối quan hệ làm ăn khá mật thiết với Hồng Kông thông qua các thương đoàn. Cùng với hai con đường nhỏ hơn ở cách đó chừng 2km được đặt là đường Hà Nội và Sài Gòn, đã trở thành ba con đường duy nhất ở Hồng Kông không được đặt tên theo các địa danh ở Trung Quốc hay nước Anh.

Đường Hải Phòng thực sự rất nhộn nhịp, các công trình kiến trúc cũ và mới đan xen đa dạng và bóng cây cổ thụ ngả từ công viên Cửu Long. Giờ cao điểm, khó tìm được một chỗ chen chân trên đường Hải Phòng bởi lưu lượng người lúc nào cũng ở mức trên 10.000 người/giờ. Điều đó cũng dễ hiểu bởi với cùng với đường Bắc Kinh, đường Hải Phòng là con đường đi bộ chính ở Tiêm Sa Chủy, lại có nhiều công trình đáng chú ý như Đền Phúc Đức, một đền thờ thổ địa tồn tại hơn một thế kỷ từng được xem là "trung tâm thờ cúng của người dân Cửu Long", Trung tâm Hồi giáo Cửu Long và Chợ tạm thời đường Hải Phòng - được cho là chợ tạm thời lâu năm nhất tại Hồng Kông. Trên con đường này, nhiều nhà hàng bán món ăn Quảng Đông và đặc sản biển có lượng khách là nhân viên văn phòng rất lớn. Điều lý thú là cái sự chồng lấn kiến trúc, bề bộn giữa ngăn nắp, hiện đại và sự tạm thời của chợ búa, rồi cái không khí tất tả, vội vã trôi dưới những tán cây trầm mặc như ngủ quên trăm năm lại tạo nên một tổng hòa gần gũi đến lạ lùng.

Cách đường Hải Phòng ba ngã tư là đường Hà Nội, được mở từ năm 1892, nối giữa đường Carnarvon và đường Mody Road. Năm 2000, khi được quy hoạch và nâng cấp, cải tạo lại thì chính thức được cắm biển đề tên là Hanoi Road. Dài vẻn vẹn 100m và nằm ở khu vực sầm uất, là nơi tọa lạc của khu phức hợp cao tầng The Masterpiece với trung tâm mua sắm K11 bên trong. Khiêm tốn hơn đường Hải Phòng và Hà Nội, phố Sài Gòn được gọi phân biệt là "Saigon street" khác với "Haiphong Road" hay "Hanoi Road". Nhưng cả khu vực rộng lớn bao quan phố Sài Gòn là khu Sai Kung, đọc kiểu Việt hóa là Tây Cống chính là phiên âm từ Sài Gòn. Dấu ấn của người Việt ở khu này khắc đậm nét bằng những chi tiết nhỏ trên mặt tiển các tòa nhà, cửa hàng và cả tiếng nói có âm sắc miền Nam Việt Nam.

Và sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến cộng đồng người Việt ở Hồng Kông. Họ hiện diện ở vùng đất này theo nhiều thời kỳ nhưng tập trung làm 3 đợt chính, thứ nhất là giai đoạn 20 năm đầu thế kỷ 20, theo các thương đoàn sang giao dịch tại Hồng Kông, giai đoạn những năm 80 và giai đoạn 10 năm trở lại đây là dưới hình thức hôn thê hoặc lao động ngắn hạn. Các nhà chức trách của Hồng Kông ước tính có khoảng gần 1 triệu người Việt Nam đang làm ăn, sinh sống ở các vùng trực thuộc đặc khu, đóng góp thêm sự đa dạng về kinh doanh, văn hóa, ẩm thực của chốn phồn hoa đô hội này.

Và một ấn tượng khác về Hồng Kông đối với tôi có lẽ chính là những người vô gia cư nằm, ngồi la liệt ở những dải hè ven công viên hay góc phố khuất nẻo. Lý Thành cho biết, sau những tháng ngày bạo động, tình hình an ninh trật tự ở Hồng Kông được kiểm soát tốt hơn. Song sự suy yếu về kinh tế - chính trị và đại dịch COVID-19 đã đẩy hàng ngàn người Hồng Kông ra đường. Một số còn giữ được việc làm sẽ lưu trú tại những căn phòng cho thuê chung. Trong không gian 30m có 2 nhà vệ sinh là nơi sinh hoạt, ăn ngủ của tầm 20 người. Số khác thì chấp nhận đi xin ăn, nhặt phế liệu sẽ ngủ ngay trên những tấm đệm gấp hoặc túi ngủ dưới hiên công viên, nhà chờ xe buýt hay trạm tàu điện. Tôi đã rất bất ngờ khi thấy trên nhiều góc đường, người ăn xin ngồi bên những chiếc hộp giấy và thanh thản đọc sách, khi nào có người thả tiền vào hộp mới ghếch mắt lên rồi gật đầu ra hiệu cảm ơn.

Sau 2 ngày làm việc và 2 ngày lang thang, lưu luyến chia tay xứ Cảng Thơm, chuyến bay về nước của tôi có đến quá nửa là người Việt về quê để ăn Tết, dẫu khi đó đã là 20 âm lịch. Bởi đa phần họ đều phải tập trung làm ăn, buôn bán trong dịp "thần tài" gõ cửa, khi khách du lịch thế giới đổ về Hồng Kông để trải nghiệm không khí Tết cổ truyền Châu Á tại một vùng đất hiện đại bậc nhất khu vực. Và những khoản lãi chắt chiu được từ tâm sức, mồ hôi, sự tháo vát của người Việt đã được gửi về gia đình với bao yêu thương, bao khát vọng về một mùa xuân ấm no, hạnh phúc./.

Tùy bút của Phạm Vân Anh (Thiếu tá, Chi hội phó Chi hội Nhà văn Quân đội)
TIN LIÊN QUAN

Hong Kong cho phép khách du lịch quốc tế nhập cảnh lần đầu sau 2 năm

Anh Vũ |

Hong Kong (Trung Quốc) đã cho phép khách du lịch quốc tế nhập cảnh, mở lại các khu vực giải trí khi số ca mắc mới hàng ngày tại đây giảm.

Khai thác hiệu quả đầu tư và thương mại từ thị trường Hồng Kông

Vũ Long |

Hồng Kông, Trung Quốc là thị trường tiềm năng còn nhiều dư địa để tăng trưởng xuất khẩu, phát triển đầu tư thương mại.

Hong Kong tiếp tục gặp vấn đề về nguồn cung thực phẩm

Nguyễn Hạnh |

Hong Kong (Trung Quốc) tuần trước đã trải qua tình trạng thiếu rau xanh trầm trọng, nay lại gặp thêm vấn đề về nguồn cung cấp thực phẩm.

Cô gái Singapore sốc khi nhờ AI lên kế hoạch du lịch Việt Nam

Thúy Ngọc |

Melissa Tan sử dụng Notion AI để lên kế hoạch chuyến du lịch Việt Nam một mình trong 12 ngày, bắt đầu từ Hà Nội. Kết quả khiến cô sững sờ.

TPHCM: Hơn 31.000 xe hết hạn tạm giữ chưa được xử lý

MINH QUÂN |

TPHCM - Thời gian dài, thủ tục nhiều khiến hơn 31.000 phương tiện giao thông vi phạm quá thời hạn bị tạm giữ tại các kho tang vật của Cảnh sát giao thông TP Hồ Chí Minh chưa được xử lý.

Đà Nẵng: Kẻ gian đập phá trụ ATM ngân hàng trộm tiền giữa phố

Mai Hương |

Chiều 23.3, nhân viên Ngân hàng Thương mại CP Đông Á phát hiện trụ ATM trên đường Lê Duẩn (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) bị kẻ gian đập phá.

Hai tấm thẻ đỏ và bài học cho U23 Việt Nam

PHẠM ĐÌNH |

U23 Việt Nam đã nhận bài học sau trận đấu với U23 Iraq ở giải giao hữu quốc tế Doha Cup 2023.

Tài chính thông minh: Tất tần tật về đầu tư vàng để sinh lời tối ưu

Nhóm PV |

Vàng là tài sản tích trữ và đầu tư phổ biến với người dân Việt Nam. Kim loại quý còn công cụ phòng thủ vững chắc trước những biến động kinh tế và bảo toàn giá trị tăng trưởng qua thời gian. Ông Tạ Thanh Tùng - chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ tiết lộ chi tiết trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) hôm nay.

Hong Kong cho phép khách du lịch quốc tế nhập cảnh lần đầu sau 2 năm

Anh Vũ |

Hong Kong (Trung Quốc) đã cho phép khách du lịch quốc tế nhập cảnh, mở lại các khu vực giải trí khi số ca mắc mới hàng ngày tại đây giảm.

Khai thác hiệu quả đầu tư và thương mại từ thị trường Hồng Kông

Vũ Long |

Hồng Kông, Trung Quốc là thị trường tiềm năng còn nhiều dư địa để tăng trưởng xuất khẩu, phát triển đầu tư thương mại.

Hong Kong tiếp tục gặp vấn đề về nguồn cung thực phẩm

Nguyễn Hạnh |

Hong Kong (Trung Quốc) tuần trước đã trải qua tình trạng thiếu rau xanh trầm trọng, nay lại gặp thêm vấn đề về nguồn cung cấp thực phẩm.