Hỗn loạn trong hoạt động phân phối vaccine COVID-19 toàn cầu

Tường Linh (Tổng hợp) |

Thế giới đã hết sức vui mừng khi những lô vaccine COVID-19 đầu tiên bắt đầu được xuất xưởng để đưa vào các quy trình tiêm chủng nhằm tạo miễn dịch cộng đồng ngăn dịch. Tuy nhiên chỉ mấy tháng kể từ khi triển khai, hoạt động sản xuất, vận chuyển và phân phối vaccine đã rơi vào tình trạng hỗn loạn.

Tuyên bố bất ngờ của các hãng dược

Cuối tháng 2 vừa qua, hoạt động tiêm chủng vaccine COVID-19 ở Châu Âu đã rơi vào khủng hoảng. Tây Ban Nha trở thành nước đầu tiên trong Liên minh Châu Âu (EU) tạm dừng việc tiêm chủng 2 tuần, với nguyên nhân rất đơn giản: Thiếu vaccine.

Tình hình tiêm chủng của khối tiến triển rất chậm chạp. Tính tới ngày 21.2, mới chỉ có chưa đầy 2% công dân của EU được tiêm ít nhất một liều vaccine COVID-19, theo con số do tổ chức Our World in Data cung cấp. Tỉ lệ này là cực thấp, nếu so với mức 30% quy mô dân số của Israel. Để so sánh, ở Anh tỉ lệ tiêm chủng vaccine COVID-19 hiện đã đạt 11% quy mô dân số và ở Mỹ là hơn 6%.

Cùng thời điểm, EU nhận thêm tin xấu. Hãng dược AstraZeneca, công ty phát triển loại vaccine COVID-19 cùng Đại học Oxford, thông báo rằng sẽ chỉ có thể cung cấp cho khối một lượng vaccine ít hơn đáng kể so với những gì đã được thỏa thuận và công bố. Thông tin này đã được Cao ủy phụ trách y tế của EU là Stella Kyriakides đưa ra trong một thông cáo báo chí. Một quan chức EU cho hãng tin Reuters biết điều này có nghĩa EU sẽ bị cắt giảm tới 60% lượng vaccine COVID-19 mà khối dự định sẽ nhận. Con số tương đương với việc tụt giảm từ 80 triệu liều dự kiến xuống chỉ còn 31 triệu liều!

Trong khi đầy tiền, ảnh hưởng và năng lực đàm phán, EU thực tế đã bị bỏ lại sau nhiều nước như Israel, Canada và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) trong cuộc đua giành lấy những liều vaccine quý giá cho dân của họ. Điều này xảy ra có những nguyên nhân từ chính EU.

Từ tháng 6 năm ngoái, EC đã nhận lại trách nhiệm từ một liên minh 4 nước thành viên EU gồm Đức, Pháp, Hà Lan và Italy, để tiếp cận và đàm phán với các nhà sản xuất để mua vaccine. Nhưng trong khi những chính phủ như Anh quốc có thể tự đàm phán với các công ty, EC phải tham vấn và phối hợp với các thành viên trong khối, dẫn tới việc tiến độ đàm phán bị chậm lại.

Tuy nhiên điều này không phải là lý do duy nhất khiến cho EU chỉ ký được hợp đồng với AstraZeneca chậm 2 tháng so với Anh. Một số người chỉ trích rằng việc khối khăng khăng yêu cầu công ty bán vaccine với giá thấp mới là nguyên nhân quan trọng hơn. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói rằng chiến lược mua vaccine của ông thành công một phần bởi ông "không phải đánh vật với giá vaccine". Nhưng ông chỉ phải mua cho 9 triệu dân Israel, chứ không phải 450 triệu người như trong tình huống của EU.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân sâu xa hơn còn có thể nằm trong văn hóa hạn chế rủi ro của EU. Một số quốc gia thuộc khối vẫn tồn tại sự nghi ngờ về tính hiệu quả của vaccine. Để đối phó với khả năng nhận phản ứng không tốt từ dư luận, các lãnh đạo Châu Âu đã tìm kiếm nhiều sự đảm bảo nhất có thể. Có thể thấy rằng một trong những điểm khó khăn nhất trong hoạt động đàm phán với các nhà sản xuất là mức độ trách nhiệm mà EU muốn họ phải nhận, nếu vaccine gây ra tác động bất lợi.

Tất cả các yếu tố này khiến hoạt động tiêm chủng của EU diễn ra chậm chạp hơn hẳn so với các nước giàu có khác. Ủy ban Châu Âu (EC) từng đặt ra mục tiêu sẽ tiêm chủng xong cho 70% dân số của Liên minh Châu Âu vào Hè 2021. Tuy nhiên mục tiêu này đã bị chính Chủ tịch EC Charles Michel coi là "khó thực hiện", đặc biệt là sau tuyên bố của AstraZeneca.

Trong bối cảnh đó, công ty dược Sanofi của Pháp nói rằng sẽ tham gia sản xuất hơn 100 triệu liều vaccine Pfizer-BioNTech từ mùa Hè năm nay. Nhưng thông tin này không giúp ích gì cho tham vọng đạt mục tiêu tiêm chủng vào nửa đầu năm 2021 của EU.

Trong tháng 2, Pfizer từng thông báo cho EU và các quốc gia khác rằng công ty phải giảm mạnh cam kết bàn giao lượng vaccine cho tới giữa tháng 2, để nâng cấp các nhà máy và qua đó tăng công suất chế tạo vaccine. Nhưng chính thông báo của AstraZeneca mới là đòn đánh chí tử, gần như đã đảo lộn kế hoạch tiêm chủng của EU. Rất nhiều quốc gia EU thực tế đã xây dựng chiến lược tiêm chủng của họ dựa trên hàng triệu liều vaccine mà AstraZeneca hứa cung cấp, vốn có giá rẻ hơn và dễ vận chuyển hơn nhiều loại vaccine khác. Về phần mình, AstraZeneca thông báo đang gặp khó khăn liên quan tới hoạt động sản xuất tại một trong các nhà máy của công ty, nhưng không nêu thêm nhiều chi tiết.

Một người già thuộc nhóm đối tượng ưu tiên được tiêm vaccine COVID-19  ở Châu Âu. Ảnh: AFP
Một người già thuộc nhóm đối tượng ưu tiên được tiêm vaccine COVID-19 ở Châu Âu. Ảnh: AFP

Động thái "ngăn sông cấm chợ" gây bất ngờ

Không ngạc nhiên khi EU đang hết sức phẫn nộ với các công ty sản xuất vaccine. “EU đã đầu tư tiền tỉ để giúp phát triển các loại vaccine COVID-19 đầu tiên của thế giới”, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen nói tại một hội nghị trực tuyến của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. “Và giờ các công ty phải giao hàng. Họ phải thực hiện các nghĩa vụ của mình”.

Phát ngôn viên EC Eric Mamer cáo buộc thêm rằng các liều vaccine “đang được vận chuyển đi đâu đó” thay vì cung cấp cho EU trước. Để đáp trả việc bị cắt giảm lượng vaccine so với hứa hẹn, EU tuyên bố sẽ tiến hành việc thanh tra, kiểm tra nghiêm ngặt hoạt động xuất khẩu mặt hàng này.

“Trong tương lai, tất cả các công ty sản xuất vaccine COVID-19 ở EU sẽ phải đưa ra các thông báo sớm mỗi khi họ muốn xuất khẩu vaccine tới một quốc gia thứ ba”, Cao ủy Kyriakides nói trong thông cáo báo chí. Bà nhấn mạnh rằng “EU sẽ tiến hành tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi cũng như công dân của khối”.

Theo BBC, do lo ngại rằng động thái của EU sẽ dẫn tới sự hạn chế trong hoạt động xuất khẩu vaccine, quan chức phụ trách phát triển vaccine COVID-19 của Vương quốc Anh là Nadhim Zahawi đã cảnh báo về cái gọi là “ngõ cụt do chủ nghĩa dân tộc vaccine” gây ra.

Song song với những quan điểm hạn chế xuất khẩu vaccine, nhiều nước giàu cũng tích cực thu gom mặt hàng này. Ngày 11.2, tân Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo Mỹ đã đặt mua thêm 200 triệu liều vaccine ngừa COVID-19, hoàn thành cam kết như đã hứa vào tháng trước. Phát biểu tại Viện Y tế Quốc gia, Tổng thống Biden cho biết việc mua thêm vaccine sẽ giúp tăng nguồn cung cấp lên 50% và hiện các công ty đang đẩy nhanh thời gian giao hàng.

Với đơn hàng mới, nước Mỹ đã đặt mua tổng cộng 600 triệu liều vaccine. Điều này có nghĩa Mỹ đã có đủ số lượng vaccine để tiêm chủng xong cho toàn bộ người dân vào đầu mùa Thu năm nay. Cá nhân ông Biden đã tự tin khẳng định sẽ có đủ vaccine từ Moderna và Pfizer/BioNTech để tiêm cho toàn bộ hơn 300 triệu người dân Mỹ vào cuối tháng 7!

Trong khi đó, các quốc gia giàu có khác như Canada và Anh cũng tích trữ nhiều gấp 3 lần lượng vaccine cần thiết để tiêm chủng cho toàn bộ dân số của họ, theo thông tin từ nhóm theo dõi hoạt động phân phối vaccine của trang Bloomberg. Điều này diễn ra trong khi không ít quốc gia khác vẫn phải chật vật tìm cách có những liều vaccine đầu tiên.

Tại cuộc họp trực tuyến ở Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã phải kêu gọi các nước phát triển "ngừng sự ích kỷ thông qua hoạt động hạn chế xuất khẩu vaccine hoặc chỉ ưu tiên cho công dân của họ". Lời tuyên bố được đưa ra khi Hàn Quốc vẫn chưa cho phép sử dụng loại vaccine COVID-19 nào và cũng chưa nhận được bất kỳ liều nào.

Những gì mà Hàn Quốc - một nước có thu nhập cao - chứng kiến cũng có thể là chuyện xảy ra ở nhiều nước có thu nhập thấp hơn. Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đã công khai kêu gọi các nước giàu ngừng "tích trữ" vaccine COVID-10 để các quốc gia khác cũng có cơ hội tiếp cận với chúng.

Trước đó, New York Times cho biết một nhà máy đặt ở Nam Phi được cho là có khả năng sản xuất tới 1 triệu liều vaccine. Tuy nhiên không có liều nào ở lại đất nước châu Phi này. Tất cả đều sẽ được chuyển ngay tới cho các nước phát triển ở phương Tây, nơi đã đặt mua trước hàng trăm triệu liều.

Thực tế trên khiến Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus từng cảnh báo "thế giới đang ở bên bờ vực của sự sụp đổ về đạo đức" trong hoạt động phân phối vaccine. Ông cũng nói thêm rằng cái giá của việc này là mạng sống và sinh kế của rất nhiều người dân thuộc các quốc gia nghèo nhất thế giới.

Quản lý không tốt gây lãng phí vaccine

Điều đáng bàn là tại một số quốc gia đang tích trữ vaccine COVID-19, hoạt động quản lý không tốt đã khiến cho nhiều liều không tới được với công chúng. Hồi tháng 1 năm nay, giới chức y tế ở tiểu bang Michigan của Mỹ xác nhận rằng gần 12.000 liều vaccine của công ty Moderna đã được lưu trữ trong điều kiện nhiệt độ quá lạnh khi đang trên đường vận chuyển, khiến chúng bị hỏng. Tương tự, gần 1.000 liều vaccine ở một số cơ sở tiêm chủng tại Ohio cũng phải vứt bỏ do điều kiện bảo quản không phù hợp.

Trong khi đó, trang tin Sputnik cho biết người ta buộc phải vứt bỏ gần 2.000 liều vaccine COVID-19 của hãng Moderna trong ngày 19.1, do một nhân viên vệ sinh tại trung tâm y tế Jamaica thuộc Đại học Boston sơ ý làm lỏng phích cắm tủ lạnh chứa vaccine qua đêm.

Cần biết rằng vaccine COVID-19 của Moderna hay Pfizer/BioNTech sử dụng một công nghệ RNA thông tin, hay còn gọi là mRNA, tạo ra một protein tương tự như protein tìm thấy trong virus mầm bệnh và từ đó kích hoạt phản ứng miễn dịch cho con người. Nhược điểm của công nghệ này là mRNA là không ổn định, nên vaccine này cần được bảo quản ở nhiệt độ cực thấp (vaccine Moderna yêu cầu được bảo quản ở nhiệt độ trong khoảng từ -25 đến -15 độ C). Những thay đổi về nhiệt độ rất dễ gây hư hỏng các loại vaccine này.

Người dân đi tiêm vaccine do AstraZeneca sản xuất ở Anh. Ảnh: AFP
Người dân đi tiêm vaccine do AstraZeneca sản xuất ở Anh. Ảnh: AFP

Ở Canada, câu chuyện hơi khác dù có chung một kết cục. Việc mua rất nhiều vaccine khiến Canada không phải lo nghĩ nhiều về nguồn cung so với các quốc gia khác. Tuy nhiên hệ thống phân phối thiết kế không hợp lý đã khiến thành phố Ontario vẫn phải để 40% lượng vaccine đã mua về trong các thùng bảo quản lạnh, theo thông tin của tờ Washington Post. Điều này diễn ra trong khi người ở các nhà dưỡng lão - nơi đang cần những liều vaccine này nhất - lại chưa được tiêm chủng hết.

Ngoài ra còn phải kể tới các tình huống người ta lợi dụng tình trạng hỗn loạn, hoặc vị trí quan trọng của họ trong hoạt động phân phối vaccine, để trục lợi. Tại Mỹ, nhân viên y tế, người sống trong các trung tâm chăm sóc sức khỏe dài hạn, người cao tuổi, người có bệnh nền và nhiều nhân viên thiết yếu khác đều có quyền được ưu tiên tiêm vaccine.

Tuy nhiên một nhà cung cấp dịch vụ y tế ở New York là ParCare Community Health Network vừa bị cáo buộc đã làm giả giấy tờ để chiếm đoạt trái phép các liều vaccine COVID-19, qua đó tước đi quyền được bảo vệ trước bệnh dịch của những đối tượng dễ tổn thương nhất. Họ tiếp tục dùng các liều vaccine chiếm đoạt được này để tiêm cho những người không được ưu tiên trong cộng đồng.

Còn theo trang tin WRCB-TV, một điểm tiêm chủng khác ở Mỹ gây chú ý khi thông báo đã cạn vaccine COVID-19 ngay trước thềm năm mới 2021, khi có rất đông người đang xếp hàng chờ được tiêm. Tuy nhiên buổi tối đó, phóng viên phát hiện rằng điểm tiêm chủng này thực tế vẫn còn vaccine và nhân viên làm việc tại đây đã gọi thân nhân của họ tới để được tiêm trước.

Không chỉ người Mỹ mới lo những kẻ có tiền, có quyền hoặc quan hệ sẽ tìm cách xé rào, lách luật để được tiêm vaccine trước, đây thực tế là mối quan ngại chung tồn tại ở nhiều nước. Hôm 22.1 Tham mưu trưởng quân đội Tây Ban Nha Miguel Angel Villarroya đã từ chức sau có thông tin ông được tiêm vaccine COVID-19 dù không nằm trong danh sách ưu tiên.

Hôm 26.2, Bộ trưởng Y tế Peru Juan Carlos Zevallos đã đệ đơn từ chức do không đưa ra câu trả lời thỏa đáng cho những nghi ngờ nhằm vào hoạt động điều hành chương trình thử nghiệm tiêm vaccine COVID-19 ở nước này, vốn diễn ra từ tháng 1. Báo chí, truyền thông Ecuador nghi ngờ các quan chức của Bộ Y tế đã có dấu hiệu phân bổ vaccine mờ ám, khi mời quan chức của một trường đại học tiêm vaccine trước các nhóm ưu tiên khác như nhân viên y tế hay người cao tuổi.

Ngoài ra còn phải kể tới những vụ lừa đảo liên quan tới vaccine COVID-19, hình thành từ nhu cầu sử dụng mặt hàng này quá cao trong khi nguồn cung lại quá hạn chế. Đầu tháng 1 năm nay, công ty an ninh mạng Recorded Future thông báo các trang web với tên miền nhắc tới các từ vaccine và COVID-19 đã tăng hơn gấp đôi kể từ tháng 10 năm ngoái, ngay khi những loại vaccine COVID-19 đầu tiên chuẩn bị được đưa vào lưu thông.

Giữa tháng 2 năm nay Văn phòng chống gian lận (OLAF) của EU cũng thông báo đã nhận nhiều báo cáo về những kẻ lừa đảo chào mời mua vaccine COVID-19 giả. Thủ đoạn của những kẻ này là rao bán một lượng lớn vaccine với giá mềm, sau đó dụ nạn nhân chuyển tiền đặt cọc cho chúng rồi biến mất.

Rõ ràng trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, để thắng được con virus nhỏ bé, nhân loại không chỉ giải quyết các thách thức về y tế và khoa học, mà còn phải trả lời cả những câu hỏi không đơn giản liên quan tới lợi ích dân tộc và vấn đề đạo đức.

Do lo ngại rằng động thái của EU sẽ dẫn tới sự hạn chế trong hoạt động xuất khẩu vaccine, quan chức phụ trách phát triển vaccine COVID-19 của Vương quốc Anh là Nadhim Zahawi đã cảnh báo về cái gọi là “ngõ cụt do chủ nghĩa dân tộc vaccine” gây ra.

Tường Linh (Tổng hợp)
TIN LIÊN QUAN

60 triệu liều vaccine COVID-19 tại Việt Nam sẽ về Việt Nam khi nào?

Văn Thắng - Đinh Thiện |

Việt Nam sẽ được cung ứng 60 triệu liều vaccine COVID-19 của AstraZeneca, trong đó 30 triệu liều do công ty VNVC chuyển giao theo nguyên tắc phi lợi nhuận; 30 triệu liều từ hỗ trợ của COVAX Facility.

Một số nước dừng vaccine COVID-19 AstraZenneca, Việt Nam có dừng tiêm?

Thùy Linh |

Chiều 12.3, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đề cập về thông tin đã xảy ra một số phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca tại một số nước Châu Âu.

Hải Phòng có 3.515 người được tiêm vaccine COVID-19 đợt 1

Mai Dung |

Ngày 12.3, UBND TP.Hải Phòng ban hành Kế hoạch tổ chức tiêm vaccine COVID-19 cho một số nhóm đối tượng ưu tiên đợt 1-2021 trên địa bàn thành phố.

Bộ Y tế thông tin về sự cố sau tiêm vaccine COVID-19

Lệ Hà |

Chưa tìm ra sự liên quan giữa những trường hợp gặp sự cố nghiêm trọng sau khi tiêm chủng với vaccine AstraZeneca, một số trường hợp đang tiếp tục nghiên cứu.

100 nhân viên y tế đầu tiên ở Khánh Hòa được tiêm vaccine COVID-19

Phương Linh |

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Khánh Hoà là nơi tiếp nhận và điều trị ca bệnh nhiễm COVID-19 đầu tiên trong cộng đồng tại Việt Nam. Sau hơn 1 năm từ những ngày lo lắng, hồi hộp hôm nay 100 nhân viên y tế tuyến đầu ở đây vỡ oà niềm vui khi được ưu tiên tiêm những mũi vaccine phòng chống COVID-19 đầu tiên của cả tỉnh.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

60 triệu liều vaccine COVID-19 tại Việt Nam sẽ về Việt Nam khi nào?

Văn Thắng - Đinh Thiện |

Việt Nam sẽ được cung ứng 60 triệu liều vaccine COVID-19 của AstraZeneca, trong đó 30 triệu liều do công ty VNVC chuyển giao theo nguyên tắc phi lợi nhuận; 30 triệu liều từ hỗ trợ của COVAX Facility.

Một số nước dừng vaccine COVID-19 AstraZenneca, Việt Nam có dừng tiêm?

Thùy Linh |

Chiều 12.3, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đề cập về thông tin đã xảy ra một số phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca tại một số nước Châu Âu.

Hải Phòng có 3.515 người được tiêm vaccine COVID-19 đợt 1

Mai Dung |

Ngày 12.3, UBND TP.Hải Phòng ban hành Kế hoạch tổ chức tiêm vaccine COVID-19 cho một số nhóm đối tượng ưu tiên đợt 1-2021 trên địa bàn thành phố.

Bộ Y tế thông tin về sự cố sau tiêm vaccine COVID-19

Lệ Hà |

Chưa tìm ra sự liên quan giữa những trường hợp gặp sự cố nghiêm trọng sau khi tiêm chủng với vaccine AstraZeneca, một số trường hợp đang tiếp tục nghiên cứu.

100 nhân viên y tế đầu tiên ở Khánh Hòa được tiêm vaccine COVID-19

Phương Linh |

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Khánh Hoà là nơi tiếp nhận và điều trị ca bệnh nhiễm COVID-19 đầu tiên trong cộng đồng tại Việt Nam. Sau hơn 1 năm từ những ngày lo lắng, hồi hộp hôm nay 100 nhân viên y tế tuyến đầu ở đây vỡ oà niềm vui khi được ưu tiên tiêm những mũi vaccine phòng chống COVID-19 đầu tiên của cả tỉnh.