Hồn cốt nơi miền sơn cước Nà Sảm

nguyễn tùng |

Với người dân tộc Dao ở Nà Sảm, xã Sơn Phú (Na Hang, Tuyên Quang) trang sức bạc là hồn cốt tổ tiên, không đeo bạc thì như con nai lạc trong rừng già, con cá mắc cạn trên bờ suối, không được thần linh chở che, quên hết lối về, quên cả cội nguồn.

Nghề chọn người

Khi mặt trời dần nhô cao khỏi đỉnh núi Xàm Mù cũng là lúc ông Chúc Tạ Quyên (thôn Nà Sảm, xã Sơn Phú) bắt đầu nổi lửa bễ lò để làm công việc quen thuộc. Ông Quyên là một trong số ít người còn làm công việc chạm bạc trang sức truyền thống của người Dao nơi miền sơn cước này.

Tuy không phải con nhà nòi làm bạc nhưng ông Quyên đã bén với nghề từ năm 15 tuổi và cũng từ đó những hoa văn trên sản phẩm bạc của người Dao cứ cuốn hút ông như một thứ duyên phận của định mệnh.

Theo lời ông Quyên thì người Mông, người Nùng, Cao Lan, Dao... đều có nghề chạm bạc và thường giống nhau ở những công đoạn đầu tiên, đó là xử lý nguyên liệu bạc qua bễ thổi. Từ nấu bạc, đổ bạc ra máng đợi nguội rồi lấy búa đập phải đều, dứt khoát và vuông theo cỡ thì sau mới dễ tạo hình.

Nhưng hoa văn trên chất liệu bạc mới chính là thứ tạo nên khác biệt và nét riêng trong chạm bạc của mỗi tộc người. Đây là bước quan trọng để tạo linh hồn cho mỗi món đồ trang sức. Đó cũng là lý do mà người Dao đỏ ở Nà Sảm luôn tin rằng, bạc là hồn cốt, tín ngưỡng bao đời.

Dưới bàn tay đã chai sạn sau hàng chục năm nắng mưa cuộc đời của ông Quyên, những miếng bạc vô tri vô giác như được hồi sinh. Mỗi người làm công việc chạm bạc thì không thể thiếu bộ đục với những chức năng sử dụng khác nhau.

Cầm trên tay bộ đục nhỏ gọn đã cũ theo thời gian, ông Quyên chia sẻ: "Cái này gọi là "Ping po do zeng” dùng để chạm hoa văn hình li ti, “Ping kiềm” dùng để chạm hoa văn hình chấm, "Khó chủ" dùng để chạm các đường sọc dài, "Sụ cun phăng" dùng để chạm các loại hoa văn hình vuông..."

Khi ngắm nhìn những hoa văn tinh tế trên đồ trang sức của người Dao, người ta cứ ngỡ rằng những người thợ chạm bạc phải sở hữu một bộ đồ nghề cầu kỳ, phức tạp. Thế nhưng sự tinh xảo ấy lại đến từ những thứ rất đơn giản, mộ trong số đó phải nhắc đến là đe gỗ. Thường thì cái đe gỗ theo cả cuộc đời người làm nghề có khi được truyền qua nhiều đời, người Dao gọi là “Dung zang”, nó được cấu tạo từ miếng gỗ nhỏ rộng 30 cm, dày 5-7cm.

Đôi tay thoăn thoắt dùng chiếc búa gõ nhẹ vào khuôn kê trên chiếc đe gỗ tạo ra những tiếng chắc nịch, ông Quyên chia sẻ: "Trên bề mặt mỗi chiếc đe gỗ được phủ khoảng 30 loại nhựa các loại cây rừng và sáp ong, mỡ, có độ dày 10 cm. Nhờ bề mặt có độ dày bám dính cao nên bạc được giữ cố định chắc chắn, người thợ tập trung tuyệt đối vào việc chạm khắc hoa văn mà không sợ bị xô lệch".

Trên các sản phẩm chạm khắc bạc của người Dao đỏ, các nghệ nhân thường sử dụng họa tiết, hoa văn mang dáng dấp của tự nhiên. Nghệ nhân phải dùng óc sáng tạo, mắt thẩm mỹ để chạm khắc các họa tiết hoa văn tựa như kể những câu chuyện lên những món đồ trang sức. Làm cho chúng trở nên mềm mại, sống động, uyển chuyển và tinh tế.

Nếu là vật lễ đính ước hôn nhân, chiếc vòng tay và vòng cổ chạm khắc họa tiết hình con cá với ý nghĩa gắn kết cô dâu và chú rể sống trọn đời hạnh phúc bên nhau. Khuyên tai bạc của phụ nữ chạm khắc hình hoa lá cách điệu cầu kỳ, chiếc nhẫn thường có họa tiết hình cây dương xỉ, cúc áo có họa tiết hình hoa hẹ, hạt dưa, lá cọ...

Ông Chúc Tạ Quyên cho biết, thời xưa khi chưa có tiền giấy như bây giờ, người Dao dùng bạc trắng để mua bán trao đổi hàng hóa. Hầu như mỗi sinh hoạt trong cộng đồng người Dao đều gắn liền với bạc trắng, từ lúc đứa trẻ mới lọt lòng thì ông bà đã làm cái mũ đính những cái chuông nhỏ bằng bạc để âm thanh đầu tiên lọt vào tai đứa bé là tiếng của dòng họ.

Rồi khi đứa trẻ lớn lên thì mỗi giai đoạn của cuộc sống đều gắn liền với bạc trắng. Từ việc cưới xin, cúng lễ, đến ma chay đều có bạc trắng. Bạc trắng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác của dân tộc Dao và họ vẫn mang trong mình một niềm tin, người đeo bạc sẽ trừ được tà ma, tránh gió và được thần linh phù hộ.

Sau nhiều năm, vợ chồng ông Quyên vẫn cùng nhau bên chiếc đe gỗ chạm bạc.
Sau nhiều năm, vợ chồng ông Quyên vẫn cùng nhau bên chiếc đe gỗ chạm bạc.

Từ nghề mà nên duyên

Ông Tạ Chúc Quyên có lẽ là một trong số rất ít những nghệ nhân cao tuổi ở Nà Sảm còn giữ được cái nghề chạm bạc trăm năm và bên cạnh ông luôn có người vợ đồng hành. Ông Quyên bảo rằng, con gái Nà Sảm lớn lên xinh đẹp, khéo léo, lấy chồng lại chăm chồng, thương con nên công việc ông đang làm như để nâng niu, tôn thêm nét đẹp của họ

Nhớ lại mối duyên đưa mình đến với nghề và cũng là với người vợ đã gắn bó gần cả cuộc đời, ông Quyên như sống lại của thời khắc ấy: "Hồi ấy mới 15 tuổi, theo thầy đi chạm bạc ở chợ phiên Trùng Khánh, lúc đó đang học nghề mà nên tập trung, cần mẫn lắm không quan tâm đến ai đâu. Chỉ biết rằng sau phiên chợ bà ấy đã ngỏ ý muốn được tặng một chiếc nhẫn bằng đồng".

Trong tâm tưởng của chàng trai mới chập chững vào đời ngày ấy, cuộc gặp đó như một định mệnh với một thiếu nữ bản bên. Hình ảnh chàng trai trẻ cần mẫn không bận tâm đến tiếng nói cười của bạn bè đồng trang lứa đã khiến cô thiếu nữ Triệu Thị Tòng rung động. Cô gái xinh đẹp chủ động đến làm quen, thoáng chốc, cả hai ngồi bên nhau say sưa chuyện trò.

Kết thúc phiên chợ, ông Quyên tặng cô thôn nữ 1 chiếc nhẫn nhỏ bằng đồng làm kỷ niệm, đặc biệt hơn khi chiếc nhẫn là sản phẩm đầu tiên do tự tay chàng trai làm ra. Mới học việc nên chỉ được thử chế tác nhẫn bằng chất liệu đồng thôi, thế nhưng cô gái Tòng tỏ ý thích thú, trầm trồ khen không hết lời sản phẩm ấy.

Vẫn nguyên cảm xúc của hơn 50 năm về trước, ông Quyên kể: "Lúc đó mình vui lắm, có động lực vì có người yêu quý muốn giữ đồ vật mình làm ra. Thế là mình hào phóng tặng luôn cả 1 xâu nhẫn bằng đồng rồi đánh liều bảo, mình sẽ cố học thành thợ chạm bạc giỏi và sẽ tự tay làm tất cả trang sức bạc cho người con gái mình yêu".

Lời hẹn hò đó nhanh chóng thành hiện thực, 2 năm sau, gia đình họ Chúc mang sính lễ đến hỏi cưới cô gái Triệu Thị Tòng. Những chiếc vòng cổ bạc, vòng tay, nhẫn, xà tích... sáng lấp lánh như minh chứng cho lời hứa tình yêu, thể hiện tay nghề cao của người chàng trai trẻ. Sau bao năm, mối tình đẹp cùng những đính vật tình yêu đầu đời vẫn luôn được hai ông Quyên, bà Tòng gìn giữ.

Sau bao nhiêu năm, những lúc rảnh rỗi bà Tòng vẫn thường ngồi bên ông Quyên để phụ giúp chồng làm bạc, bà bảo: "Người Dao thích đồ trang sức bạc nên mình là vợ của thợ chạm bạc, vừa được quý lại vừa có được nhiều vòng, nhiều nhẫn đẹp lạ mắt, hãnh diện lắm. Cái nghề không phải là giàu sang gì nhưng được mọi người trân trọng, quý mến, cũng vì thế mà ông ấy vẫn giữ được nghề đến tận bây giờ".

Ở Nà Sảm bây giờ chỉ còn mình ông Quyên vẫn giữ nghề chạm bạc thủ công, dường như những biến động xô bồ của cuộc sống hiện đại hay sự cơ giới hoá đã về tới bản không ảnh hưởng tới niềm đam mê với nghề của người đàn ông ấy. Bởi với ông Quyên, giữ được nghề chạm bạc cũng chính là giữ được hồn cốt của người Dao.

nguyễn tùng
TIN LIÊN QUAN

Sôi nổi lễ té nước của dân tộc Thái ở Lai Châu

ĐỨC DUẨN - THÀNH CHƯƠNG |

Lễ té nước là một trong những hoạt động quan trọng, là điểm nhấn trong Lễ hội Then Kin Pang của dân tộc Thái đang diễn ra tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.

Nét đẹp của phụ nữ dân tộc Dao Thanh Phán qua ống kính nhiếp ảnh

Tiến Trưởng |

Quảng Ninh - Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) có trên 96% người dân là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó người Dao Thanh Phán đông thứ 3 (sau dân tộc Tày và dân tộc Sán Chỉ). Cuộc sống của người dân nơi đây hiện nhiều sắc màu rực rỡ qua ống kính nhiếp ảnh.

Lễ hội Hoa Ban Điện Biên từ góc nhìn văn hóa dân tộc Thái

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Lễ hội Hoa Ban Ðiện Biên được tổ chức lần đầu năm 2014. Qua 8 mùa ban nở và 6 lần tổ chức, đến nay Lễ hội Hoa Ban đã trở thành 1 sản phẩm đặc trưng của du lịch Điện Biên.

Tạm giữ 2 nghi can liên quan vụ 4 tiếp viên hàng không xách hơn 11 kg ma túy

Anh Tú - Huân Cao |

TPHCM - Ngày  23.3, theo một nguồn tin xác nhận, hiện phía Công an TP Hồ Chí Minh đang tạm giữ 2 nghi can liên quan đến việc 4 nữ tiếp viên mang 11,28 kg ma túy từ Pháp về sân bay Tân Sơn Nhất hôm 16.3.

Năng lực an ninh mạng của Việt Nam cải thiện đáng kể trong 5 năm qua

NGUYỄN ĐĂNG |

Báo cáo mới nhất từ ​​công ty an ninh mạng toàn cầu cho thấy những chuyển biến tích cực trong tình hình an ninh mạng của Việt Nam, khi các mối đe dọa trực tuyến lẫn ngoại tuyến đều giảm mạnh.

Có nên lấy thời gian bảo hành để tính chu kỳ đăng kiểm?

Anh Tuấn |

Nhiều người đặt câu hỏi ôtô mới mua được bảo dưỡng tốt, bảo hành những 5 năm, vì sao không lấy thời gian bảo hành quy đổi thành quãng thời gian tính chu kỳ đăng kiểm lần đầu? Chuyên gia đã có giải đáp về vấn đề này.

FLC hẹn ít nhất 7 tháng nữa sẽ niêm yết cổ phiếu trở lại UPCOM

Đức Mạnh |

CTCP Tập đoàn FLC (mã chứng khoán FLC) vừa có văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM về lộ trình khắc phục các vấn đề vi phạm công bố thông tin để cổ phiếu FLC được giao dịch trở lại trên thị trường UPCOM.

Chủ tịch Vietlott làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam

PHẠM ĐÔNG |

Ông Lê Văn Hoan, Chủ tịch Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) được Thủ tướng bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Phát triển Việt Nam nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Sôi nổi lễ té nước của dân tộc Thái ở Lai Châu

ĐỨC DUẨN - THÀNH CHƯƠNG |

Lễ té nước là một trong những hoạt động quan trọng, là điểm nhấn trong Lễ hội Then Kin Pang của dân tộc Thái đang diễn ra tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.

Nét đẹp của phụ nữ dân tộc Dao Thanh Phán qua ống kính nhiếp ảnh

Tiến Trưởng |

Quảng Ninh - Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) có trên 96% người dân là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó người Dao Thanh Phán đông thứ 3 (sau dân tộc Tày và dân tộc Sán Chỉ). Cuộc sống của người dân nơi đây hiện nhiều sắc màu rực rỡ qua ống kính nhiếp ảnh.

Lễ hội Hoa Ban Điện Biên từ góc nhìn văn hóa dân tộc Thái

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Lễ hội Hoa Ban Ðiện Biên được tổ chức lần đầu năm 2014. Qua 8 mùa ban nở và 6 lần tổ chức, đến nay Lễ hội Hoa Ban đã trở thành 1 sản phẩm đặc trưng của du lịch Điện Biên.