Hồi ức về Hồ Chí Minh của phi công Xô Viết

Quốc Hùng (lược dịch) |

Chúng tôi có một ấn tượng khó quên trong một dịp đón năm mới - năm 1961 - theo âm lịch ở Hà Nội. Theo người Việt, thời gian đó được gọi là Tết.

1. Chúng tôi đến quảng trường gần hồ Hoàn Kiếm, nằm ở trung tâm thành phố. Hồ này là một trong những nơi đẹp nhất và thơ mộng nhất, và vẻ đẹp mơ mộng của hồ là một chủ đề yêu thích của các nhà thơ. Sau những chuyến bay, chúng tôi thường đi bộ đến đây, chiêm ngưỡng khung cảnh tuyệt vời, tận hưởng sự im lặng và mát mẻ của hồ. Lần này, quảng trường chật kín người dân Hà Nội và những người làm việc tại Việt Nam đến từ các nước anh em. Mọi người đến xem rất nhiều chương trình biểu diễn, bắn pháo hoa, tham gia các lễ hội, nghe nhạc dân tộc. Người nghe đặc biệt ấn tượng bởi nghệ thuật trình diễn và âm thanh du dương của một nhạc cụ cổ, trông có vẻ như không phức tạp - đàn bầu, chỉ có một dây. Chúng tôi được xem các điệu nhảy dân gian đa dạng được thực hiện bởi những cô gái xinh đẹp và duyên dáng đáng kinh ngạc, và điệu nhảy độc đáo đó bằng gậy tre, không chỉ đòi hỏi tài năng âm nhạc, mà còn cả khả năng thể thao tốt. Và cuối cùng là được xem một trận chiến kịch tính với một con rồng khổng lồ được đóng rất khéo léo. 

Trên đường phố, có rất nhiều hoa đẹp khác nhau. Người Hà Nội tản bước đến những ngôi chùa. Chúng tôi đã thấy tất cả điều này lần đầu tiên và mọi thứ thật tuyệt vời và thú vị.

Đột nhiên, như thể bằng phép thuật, mọi thứ bỗng trở nên yên lặng, bạn thậm chí có thể nghe thấy hơi thở của đồng chí bên cạnh. Tôi không tin vào người phiên dịch tên là Hùng, người đang mỉm cười nói rằng bây giờ Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ phát biểu. Và sau một phút, trên đài phát thanh, chúng tôi nghe thấy giọng nói điềm tĩnh, trầm ấm của Người. Người chúc mừng đồng bào đón năm mới, chúc mọi người sức khỏe và thịnh vượng trong mỗi gia đình. Chúng tôi đến gần Hùng, để không bỏ sót một từ nào, và anh tiếp tục dịch. Bài phát biểu của "Bác Hồ", như người dân Việt Nam gọi Người một cách thân thương, mang đến niềm tin và hy vọng cho sự thống nhất đất nước thành một quốc gia duy nhất. Trong bài phát biểu của mình, Người đã kêu gọi đấu tranh không ngừng nghỉ cho tự do và độc lập của Việt Nam. Liên Xô đã hỗ trợ cuộc đấu tranh này và cung cấp tất cả hỗ trợ có thể, cả về kinh tế và trong lĩnh vực quân sự. Và chúng tôi, đang ở Việt Nam, đã cố gắng thực hiện thành công các nhiệm vụ được đặt ra của mình để ngày thống nhất đất nước đến gần hơn.

Sergey Alekcevic Somov - Anh hùng Liên Xô, phi công công huân Liên Xô, năm 1960-1961 tham gia giúp đỡ quốc tế tại Việt Nam và Lào trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Sergey Alekcevic Somov - Anh hùng Liên Xô, phi công công huân Liên Xô, năm 1960-1961 tham gia giúp đỡ quốc tế tại Việt Nam và Lào trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

2. Tôi rất hạnh phúc vì số phận đã cho tôi cơ hội vào năm 1961 không chỉ được nghe lời chúc mừng năm mới của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đài mà còn được gặp gỡ và nói chuyện với Người.

Vào ngày đầu tiên của năm mới (Tết), Bác Hồ theo truyền thống thường đến thăm những người đồng chí của mình, những người đã cùng Người đi qua những chặng đuờng khó khăn trong công cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và sau đó là đế quốc Mỹ.

Cũng vào thời gian này, để chuẩn bị cho chuyến đi thăm của người lãnh đạo Việt Nam đến phía bắc của đất nước, người ta tiến hành các công việc bảo dưỡng định kỳ máy bay dành cho Người. Công việc này đã chưa kết thúc trước ngày bay của Chủ tịch Nước. Khi đó, lãnh đạo của không quân Việt Nam đã đề nghị chúng tôi cung cấp máy bay của mình.

Vào buổi sáng sớm ngày bay của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đội bay chuẩn bị cho chuyến bay bằng máy bay Mi-6, do phi công Baranov lái đã có mặt sẵn sàng tại sân bay Gia Lâm. Trong lúc đợi Chủ tịch Hồ Chí Minh tới, chúng tôi đã cùng với lãnh đạo không quân Việt Nam trao đổi về những công việc chung, về việc đào tạo lại phi công lái máy bay Li-2, về tình hình phức tạp tại Lào, nơi mà chúng tôi thường chuyên chở đến những vật dụng cần thiết. 

Vào ngày này, tôi đến sân bay bằng xe ôtô Volga của Nga. Bỗng nhiên, tôi nhận thấy trên đường băng đang có một xe ôtô hiệu Pabêđa phóng tới.

- Lẽ nào lại như vậy - tôi nói với người chỉ huy không quân - chúng ta đang chờ Chủ tịch, còn tại sân bay thì ôtô lại tỏa đi các nơi? Người chỉ huy nhìn theo hướng xe “Pabêđa” và trả lời ngay lập tức:

- Đó chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh đang đi đến.

Tôi nhìn người chỉ huy và khẽ đề nghị: “Anh hãy chỉ thị không ai được đi đâu cả để đón Chủ tịch”.

Trước thời điểm này, tôi chưa bao giờ được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhưng tôi biết đầy đủ con đường đời muôn vàn khó khăn của nhà cách mạng này. Người đã phải ẩn náu ở những khu rừng rậm nhiệt đới, đã phải ngồi tù. Cuộc đời Người đã có những lúc “ngàn cân treo sợi tóc”. Nhưng trong bất kỳ tình huống nào, Người vẫn kiên định theo con đường mà mình đã chọn từ thời còn trẻ.

Vì thế, trong hình dung của mình, tôi chờ đợi sẽ gặp gỡ với môt con người có tầm vóc cao lớn, bệ vệ. Và tôi rất ngạc nhiên, khi từ trong ôtô buớc ra là một người tầm thước và mái đầu bạc. Người ăn mặc thật giản dị trong chiếc áo kaki màu trắng, chân đi dép xăng đan bình thường. Nếu như tôi gặp Người ở ngoài đường phố Hà Nội thì khó lòng nhận ra đó là một vị Chủ tịch Nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh cười với chúng tôi như thể chúng tôi và Người đã quen nhau từ lâu lắm rồi. Ánh mắt của Người toát lên vẻ hiền từ và ấm áp.

Tôi báo cáo Người về sự chuẩn bị sẵn sàng của đội bay cho chuyến bay. Sau đó, người hỏi tôi bằng một thứ tiếng Nga rất rõ ràng: “Anh có phải là quân nhân không?”. Tôi trả lời “Vâng ạ”. Tôi biết là Người nói được nhiều thứ tiếng khác nhau, nhưng thực sự khó hình dung đuợc là Người lại có thể giải thích bằng tiếng Nga tốt đến như thế.

3. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất yêu trẻ em. Khi quay trở lại sân bay, phi công Baranov đã kể lại cho chúng tôi là các đồng chí của Người ở trong Đảng và rất nhiều các em thiếu nhi với những bó hoa ở trên tay đã đón Người như thế nào. Người đã chia kẹo và các đồ ngọt khác cho từng em một. Và tất cả các em đã chạy đến gia đình để thông báo là các em đã nhận được quà gì từ “Bác Hồ”.

Khi quay trở lại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa bước ra khỏi máy bay là chúng tôi đã lập tức vây quanh Người. Tôi tiến đến và đề nghị Người cho phép những phi công Xô Viết được chụp ảnh chung với Người. Người hỏi ngay không suy nghĩ: “Thế tôi phải đứng ở đâu?”. Và như thế trong gia đình tôi hiện nay đã xuất hiện tấm ảnh thật đáng ghi nhớ này. Khi tôi tham gia vào những buổi nói chuyện và gặp gỡ tại các trường phổ thông, tôi đã kể về nguồn gốc của bức ảnh này và điều này đã làm cho mọi người nghe đều rất thích thú muốn biết về cuộc sống và lịch sử của những người dân Việt Nam cần cù lao động, về cuộc đấu tranh anh hùng của họ vì độc lập của đất nước.

Để kết thúc câu chuyện này, tôi muốn bổ sung thêm một vài chi tiết để nói về tâm hồn nhạy cảm của con người thực sự vĩ đại này. Khi bạn của tôi Nhicolai Surnov chụp ảnh xong, chúng tôi đã chuẩn bị để ra đi. Nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dừng chúng tôi lại:

-  Các bạn hãy đứng lại đã - còn người chụp ảnh vẫn chưa có mặt trong bức ảnh này. Hãy để anh ấy đứng vào đây và chúng ta sẽ chụp thêm một kiểu ảnh nữa.

Khi đó, Surnov đã đứng cạnh Chủ tịch cùng với những phi công khác và chúng tôi đã chụp thêm một kiểu ảnh nữa.

Trong câu chuyện ngắn với chúng tôi, Người đã hỏi chúng tôi cảm tưởng về cuộc sống của mình trên đất nước Việt Nam và cảm ơn chúng tôi vì những công việc mà chúng tôi đã làm, sau đó Người chia tay về Hà Nội.  

Hàng triệu người dân Việt Nam luôn thể hiện tình yêu và lòng biết ơn vô bờ bến  với “Bác Hồ” của mình, Người luôn luôn sống mãi trong sự nghiệp và thành công của nhân dân Việt Nam anh hùng. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống mãi trong tâm trí của tôi là một con người như thế.

(Trích từ “Theo đường bay hữu nghị” Hồi ức của ông S.A. Somov - Anh hùng phi công Xô Viết, người từng lái máy bay cho Bác Hồ - trong tuyển tập Hồi ký “Liên Xô hai từ không thể nào quên”).

Quốc Hùng (lược dịch)
TIN LIÊN QUAN

Gặp "cậu bé 8 tuổi" nhiều lần được gặp Bác Hồ

Tô Thế - Hoài Anh |

Thuở nhỏ, Thiếu tướng Hồ Sỹ Hậu từng có nhiều lần được gặp Bác Hồ tại chiến khu Việt Bắc. Cho đến nay, ông vẫn nhớ như in từng câu nói, từng lời Bác dạy.


Quyết tâm thư, cờ Quyết thắng tại triển lãm "Luôn có Bác trong tim"

Ái Vân - Triệu Huyền |

Triển lãm "Luôn có Bác trong tim" giới thiệu gần 300 tài liệu, hình ảnh và hiện vật tiêu biểu về cuộc đời, sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bộ quân phục của thuyền trưởng tại triển lãm "Luôn có Bác trong tim"

Bùi Thị Hương Giang - Phạm Đông |

Nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 - 19.5.2020), ngày 15.5, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc triển lãm chuyên đề “Luôn có Bác trong tim”.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ. 

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo. 

Gặp "cậu bé 8 tuổi" nhiều lần được gặp Bác Hồ

Tô Thế - Hoài Anh |

Thuở nhỏ, Thiếu tướng Hồ Sỹ Hậu từng có nhiều lần được gặp Bác Hồ tại chiến khu Việt Bắc. Cho đến nay, ông vẫn nhớ như in từng câu nói, từng lời Bác dạy.


Quyết tâm thư, cờ Quyết thắng tại triển lãm "Luôn có Bác trong tim"

Ái Vân - Triệu Huyền |

Triển lãm "Luôn có Bác trong tim" giới thiệu gần 300 tài liệu, hình ảnh và hiện vật tiêu biểu về cuộc đời, sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bộ quân phục của thuyền trưởng tại triển lãm "Luôn có Bác trong tim"

Bùi Thị Hương Giang - Phạm Đông |

Nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 - 19.5.2020), ngày 15.5, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc triển lãm chuyên đề “Luôn có Bác trong tim”.