Hoạt hình ì ạch cả mấy thập niên

Huyền Chi |

Điện ảnh nằm trong 12 ngành mũi nhọn của chiến lược công nghiệp văn hóa ở Việt Nam đến 2030, tầm nhìn đến 2045. Trong đó, hoạt hình là một phần quan trọng của điện ảnh, thế nhưng, nếu điện ảnh thế giới đã có cả "đế chế" hoạt hình hùng mạnh, kiếm tiền khủng, thì hoạt hình của Việt Nam vẫn ì ạch cả mấy thập niên.

Sự thống trị của hoạt hình trên thế giới

Nhờ sự phát triển của kỹ thuật đồ họa, hoạt họa máy tính, phim hoạt hình đã có sự phát triển vượt bậc, đạt được những thành tựu vượt bậc.

Theo New York Times, Disney là một tập đoàn văn hóa đại chúng khổng lồ của Mỹ trong nhiều thế hệ, góp phần quan trọng vào cơ cấu điện ảnh hoạt hình. Nhờ mua lại Pixar, Lucasfilm và Marvel, Disney sở hữu 8/10 phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại, nắm giữ những bom tấn ăn khách nhất thế giới như Toy Story, Frozen...

Thomas Schatz, tác giả và giáo sư truyền thông tại Đại học Texas nhận định: "Chính những kinh nghiệm trong quá khứ đã dạy cho Disney rằng việc mua lại các tài sản nổi tiếng là một bước đi thông minh. Bộ phim đầu tiên của hãng phim Pixar, “Toy Story”, được Disney phân phối vào năm 1995, và Disney đã mua Pixar vào năm 2006".

Bên cạnh những yếu tố như chủ đề, nhân vật, đồ họa đắt đỏ, một lý do khác khiến hoạt hình Mỹ đạt doanh thu cao là nhờ chiến lược phòng vé. Đạo diễn Kenneth Kemp tiết lộ, phim hoạt hình thường có hơn 2 tuần độc quyền tại rạp, và các hãng phim sẽ thống nhất với nhau để không ra mắt sản phẩm cùng một thời điểm. Ngoài ra, các nhà làm phim cũng chú ý đến tập khách hàng là người trưởng thành, phụ huynh. Bởi lẽ, trẻ em sẽ không bao giờ đến rạp phim một mình mà không có người lớn đi cùng.

"Đó là lý do chúng ta thấy nhiều người trẻ, thậm chí ở độ tuổi 25-44 đến rạp xem hoạt hình. 40% doanh thu của phim hoạt hình đến từ các gia đình và khán giả đi theo nhóm. Không chỉ thu lợi nhuận từ rạp phim, các công ty còn phát tài nhờ việc phát hành các sản phẩm ăn theo như đồ chơi, nhạc phim, trò chơi điện tử, quần áo...", ông Kenneth Kemp chia sẻ.

Ở Châu Á, Nhật Bản là trung tâm văn hóa anime (hoạt hình có nguồn gốc từ Nhật Bản). Thành công của hoạt hình xứ hoa anh đào đến từ sức hút của những tác phẩm truyện tranh (manga) nổi tiếng. Trước khi giúp những bộ phim hoạt hình oanh tạc phòng vé, những nhân vật như Conan, Doraemon, Naruto, Songoku đã có hàng tỉ fan nhờ những bộ truyện tranh kéo dài hàng trăm tập.

Không đâu xa, trong khu vực Đông Nam Á, Malaysia - với kỹ năng không quá khác so với các nhà sản xuất Việt Nam - cũng có được thành công vang dội với các series phim như "Upin&Ipin", "BoBoiBoy".

Từng có cơ hội hợp tác với êkíp đến từ Malaysia, ông Đoàn Trần Anh Tuấn - nhà sáng lập và Giám đốc công ty Colory Animation nhận định: "Khi làm phim hoạt hình, người sản xuất cần đóng vai là người kể chuyện, nhưng ở Việt Nam chưa có hãng phim nào tự kể câu chuyện của mình. Khi gặp những người đồng nghiệp ở Malaysia, họ hỏi tôi chính phủ, nhà nước có hỗ trợ gì không. Còn ở Malaysia, họ có những chính sách hỗ trợ, những tổ chức về kinh tế số thúc đẩy sự phát triển của điện ảnh và hoạt hình. Khi xem phim hoạt hình của Malaysia, chúng ta biết về cuộc sống của họ, trẻ em ở đó sinh sống và học tập như thế nào. Nhờ vậy, game và hoạt hình của họ rất phát triển".

Nhân vật chuột Mickey gắn với tuổi thơ của hàng triệu người trên thế giới. Ảnh: AFP
Nhân vật chuột Mickey gắn với tuổi thơ của hàng triệu người trên thế giới. Ảnh: AFP

Hoạt hình Việt ì ạch dù có tiềm năng

“Mèo Oggy và những chú gián tinh nghịch” hay “Cao Bồi Lucky Luke” là hai bộ phim hoạt hình nổi tiếng thế giới. Nhưng ít ai biết rằng, 2 bộ phim này được gia công hoàn chỉnh tại Việt Nam, theo tờ Reviewer.

Ngoài ra, nhiều bom tấn Hollywood như "Star Wars: Jurassic World", "The Avengers: Infinity War" hay các tác phẩm đình đám Hàn Quốc như "Sweet Home", "Hotel Del Luna", "Squid Game", "Hellbound"... đều có sự tham gia chỉnh sửa của studio đến từ Việt Nam trong mảng visual effect (hiệu ứng hình ảnh).

Những năm gần đây, nhiều đơn vị sản xuất tầm cỡ chọn Việt Nam là điểm gia công tác phẩm bởi 2 lý do: giá thành rẻ và sức sáng tạo không hề thua kém các cường quốc về điện ảnh. Nhưng chính tại Việt Nam, hoạt động sáng tạo phim hoạt hình lại khá ì ạch, chưa đột phá.

Lê Quỳnh Như - người sáng lập và quản lý DeeDee Animation Studio khẳng định, trình độ, kỹ năng của họa sĩ hoạt hình Việt Nam ngang hàng với thế giới. Cô khẳng định studio của mình từng tham gia hợp tác sản xuất với các đơn vị lớn như Disney, Warner Bros..., các phim hoạt hình lớn như Doraemon, các studio hàng đầu ở Nhật Bản. Khi gửi các sản phẩm đến đối tác, khách hàng, họ bất ngờ vì năng lực và hiệu quả của những nhà sản xuất đến từ Việt Nam.

3 năm gần đây, series phim hoạt phim hoạt hình về chú sói nhỏ Wolfoo của công ty Sconnect là một điểm sáng, góp phần thay đổi định kiến của khán giả về hoạt hình Việt. Được sáng tạo và sản xuất bởi êkíp người Việt Nam, series phim Wolfoo đã được dịch sang 17 ngôn ngữ khác như tiếng Tây Ban Nha, Pháp, Nga, Trung, Nhật, Bồ Đào Nha...

Ra mắt từ năm 2018, chú sói nhỏ Wolfoo đạt được nhiều thành tích đáng nể, trong đó có nút kim cương của YouTube (cho kênh vượt mốc 10 triệu lượt đăng ký), đạt hơn 2 tỉ lượt xem hằng tháng. Không hề thua kém nền điện ảnh hoạt hình đồ sộ của Nhật Bản, Wolfoo cũng được thương mại hóa với các sản phẩm in hình bộ nhân vật, khu vui chơi giải trí Wolfoo City và ứng dụng trò chơi Wolfoo Games.

Bên cạnh Hãng phim Hoạt hình Việt Nam, có rất nhiều công ty có hoạt động sản xuất hoạt hình với quy mô lớn, sản phẩm đa dạng, nguồn nhân lực dồi dào, có sự trao đổi hợp tác với nước ngoài. Có thể thấy năng lực sản xuất phim hoạt hình và các sản phẩm liên quan hoạt hình ở Việt Nam là có tiềm năng, nhưng chưa thể phát huy.

Kết quả hoạt động của các công ty này chưa được tính vào các thống kê số liệu chính thức của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (trong báo cáo tổng kết hàng năm hay tổng kết 5 năm thực hiện chiến lược phát triển các ngành công việc văn hoá Việt Nam).

Các chuyên gia đánh giá, có rất nhiều lí do khiến hoạt hình Việt chưa thể phát triển. Ông Tạ Mạnh Hoàng - nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành công ty Sconnect đưa ví dụ về hoạt hình Hàn Quốc: "Các doanh nghiệp tại Hàn Quốc được các cơ quan nhà nước tạo điều kiện để đưa nền điện ảnh hoạt hình phát triển. Họ không có nhiều nhân lực, chỉ khoảng 30-40 người nhưng họ sử dụng chính những nguồn lực từ các nước như Việt Nam, Thái Lan để giúp họ phát triển. Kết hợp 2 nguồn lực này, họ xây dựng nên nền công nghiệp điện ảnh hoạt hình rất phát triển".

Bên cạnh đó, là việc thiếu và yếu về kịch bản cho hoạt hình, thiếu cả một thế hệ đạo diễn tài năng biết kể một câu chuyện hoạt hình hấp dẫn khiến cả phụ huynh và học sinh phải xếp hàng mua vé, thiếu cả hệ thống phát hành cho phim hoạt hình... Để hàng chục năm, hoạt hình Việt Nam vẫn ì ạch, vô danh.

Phim hoạt hình Việt vẫn là món ăn tinh thần khá xa lạ đối với công chúng, trong khi những "bom tấn hoạt hình" như "Nữ hoàng băng giá", "Kẻ cắp mặt trăng", "Gia đình siêu nhân" của nước ngoài vẫn oanh tạc các phòng vé tại Việt Nam, khiến hàng triệu khán giả phải xếp hàng mua vé.

Huyền Chi
TIN LIÊN QUAN

Bị tranh chấp bản quyền phim hoạt hình, doanh nghiệp Việt thiệt hại lớn

Vũ Long |

Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ giữa hai bộ nhân vật hoạt hình sói Wolfoo của Việt Nam và heo Peppa của Anh đã khiến doanh nghiệp Việt bị thiệt hại lớn.

Đề nghị bảo vệ bản quyền cho phim hoạt hình Việt Nam

Vũ Long |

Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) vừa gửi thêm văn bản đến 2 bộ đề nghị hỗ trợ bảo vệ bản quyền phim hoạt hình Việt Nam.

Hãng phim hoạt hình Việt Nam khởi kiện tranh chấp bản quyền

Vũ Long |

Công ty Sconnect Việt Nam vừa nộp đơn khởi kiện hai doanh nghiệp sử dụng trái phép nhãn hiệu, hình ảnh nhân vật hoạt hình Wolfoo.

Top 3 phim hoạt hình “hot” không thể bỏ lỡ năm 2022

Hải Long |

3 bộ phim hoạt hình nổi bật hứa hẹn sẽ làm “bùng nổ” mọi rạp phim trên thế giới khi lần lượt ra mắt từ nay cho đến cuối năm 2022.

Cô gái Singapore sốc khi nhờ AI lên kế hoạch du lịch Việt Nam

Thúy Ngọc |

Melissa Tan sử dụng Notion AI để lên kế hoạch chuyến du lịch Việt Nam một mình trong 12 ngày, bắt đầu từ Hà Nội. Kết quả khiến cô sững sờ.

TPHCM: Hơn 31.000 xe hết hạn tạm giữ chưa được xử lý

MINH QUÂN |

TPHCM - Thời gian dài, thủ tục nhiều khiến hơn 31.000 phương tiện giao thông vi phạm quá thời hạn bị tạm giữ tại các kho tang vật của Cảnh sát giao thông TP Hồ Chí Minh chưa được xử lý.

Đà Nẵng: Kẻ gian đập phá trụ ATM ngân hàng trộm tiền giữa phố

Mai Hương |

Chiều 23.3, nhân viên Ngân hàng Thương mại CP Đông Á phát hiện trụ ATM trên đường Lê Duẩn (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) bị kẻ gian đập phá.

Hai tấm thẻ đỏ và bài học cho U23 Việt Nam

PHẠM ĐÌNH |

U23 Việt Nam đã nhận bài học sau trận đấu với U23 Iraq ở giải giao hữu quốc tế Doha Cup 2023.

Bị tranh chấp bản quyền phim hoạt hình, doanh nghiệp Việt thiệt hại lớn

Vũ Long |

Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ giữa hai bộ nhân vật hoạt hình sói Wolfoo của Việt Nam và heo Peppa của Anh đã khiến doanh nghiệp Việt bị thiệt hại lớn.

Đề nghị bảo vệ bản quyền cho phim hoạt hình Việt Nam

Vũ Long |

Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) vừa gửi thêm văn bản đến 2 bộ đề nghị hỗ trợ bảo vệ bản quyền phim hoạt hình Việt Nam.

Hãng phim hoạt hình Việt Nam khởi kiện tranh chấp bản quyền

Vũ Long |

Công ty Sconnect Việt Nam vừa nộp đơn khởi kiện hai doanh nghiệp sử dụng trái phép nhãn hiệu, hình ảnh nhân vật hoạt hình Wolfoo.

Top 3 phim hoạt hình “hot” không thể bỏ lỡ năm 2022

Hải Long |

3 bộ phim hoạt hình nổi bật hứa hẹn sẽ làm “bùng nổ” mọi rạp phim trên thế giới khi lần lượt ra mắt từ nay cho đến cuối năm 2022.