Hoàng Nhuận Cầm (1952-2021): Xúc xắc thơ vẫn ngân tình mê đắm

vi thùy linh |

Tôi đã đọc tập thơ “Xúc xắc mùa Thu” (1992) lần đầu khi còn học cấp 2. Chính tác giả vẽ bìa. Hoàng Nhuận Cầm hay làm mọi người vui, cười. Cười ra nước mắt. Ba vợ, 4 người con mà lúc lâm chung chỉ một mình.

1. 13h chiều 24.4.2021, tôi gọi điện cho nhà biên kịch Phan Thanh Tú, chị đang vội chuẩn bị đến nhà tang lễ thành phố 125 Phùng Hưng tiễn biệt chồng cũ, nhưng vẫn dành cho tôi những phút rưng rưng: "Thư Trang con gái chúng tôi, tốt nghiệp Đại học Ngoại thương, sang Singapore làm việc và sống từ năm 2006. Nay 40 tuổi em chưa kết hôn. Rất đau lòng khi mất cha, nhưng vì COVID-19, với lý do đặc biệt, Trang mới được lên chuyến bay 25.4 về Sài Gòn. Trang đang tự chi trả phí cách ly khách sạn 14 ngày. Ra Hà Nội lại còn phải cách ly 14 ngày tại nhà. Trang là con duy nhất của tôi và là con gái duy nhất của bố Cầm".

Rồi người đàn bà đẹp nức tiếng một thời của Hãng phim Tài liệu ngậm ngùi kể về ngôi nhà 18 Hàng Bún khi tôi hỏi: "Đến giờ, ngôi nhà vẫn còn, nằm trong một tòa nhà xập xệ. Tôi và Cầm đã có 4 năm hạnh phúc ngắn ngủi bên con gái ở đó”. Sau khi chồng cũ mất, vốn đã mệt, nhà biên kịch Thanh Tú quay ra ốm phải nằm viện. May mà tối 25.4, Phan Thanh Tú đã "trốn" được về tranh thủ làm việc và tìm vài tấm ảnh quý cho tôi dành độc quyền cho Báo Lao Động Cuối tuần.

2. Lễ viếng nhà thơ chỉ vỏn vẹn 1 tiếng. 1 giờ hội ngộ những tên tuổi tiếng tăm của văn chương, điện ảnh. Diện tích của Nhà Tang lễ thành phố hơi nhỏ trước tầm cỡ của một người giàu bạn như Hoàng Nhuận Cầm. PGS.TS Văn học Nguyễn Kim Sơn (Bộ trưởng Bộ GD&ĐT), PGS.TS nhà thơ Nguyễn Thế Kỷ (Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam) đến với tư cách đàn em đồng môn khóa sau, mến mộ Anh Cầm từ hồi họ sống trong KTX sinh viên Khoa Văn, ĐH Tổng hợp. Đoàn phim “Mùi cỏ cháy” có mặt êkíp chính. NSND Đặng Nhật Minh, đạo diễn phim “Hà Nội mùa Đông năm 1946” từ kịch bản của Hoàng Nhuận Cầm, chống gậy đến chia tay. Nghệ sĩ piano Tôn Thất Triêm sau bao năm sống và biểu diễn châu Âu, về định cư Hà Nội 25 năm, nói với tôi rằng ông mến mộ thơ và thương Hoàng Nhuận Cầm...

Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm và con gái đầu lòng Thư Trang, năm 1985. Ảnh tư liệu gia đình
Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm và con gái đầu lòng Thư Trang, năm 1985. Ảnh tư liệu gia đình

Điều may nhất mà những người yêu mến thi sĩ đều thấy ấm lòng là con gái cả của họ rất yêu mến các em. Mối tình Hoàng Nhật Cầm - Phan Thanh Tú rất đẹp. Nảy từ 1979 khi họ gặp nhau, Anh đọc thơ, Chị là diễn viên múa phục vụ bộ đội khi chiến tranh biên giới ở Móng Cái, Quảng Ninh.

Lúc nào cũng nhiệt huyết, say sưa truyền lửa. Đã cầm mic, thì dù đứng tại chỗ hay lên sân khấu, chắc chắn Hoàng Nhuận Cầm là ngôi sao thu hút nhất, ấn tượng nhất. Độ đắm mê thi ca hiếm có từ Cầm lan tỏa, khơi gợi, kích động làm tất thảy phải chú ý, bị cuốn hút. Không ai thoát nổi từ trường ấy. Kể cả người không hiểu gì về Thơ, cũng chẳng thể thờ ơ. Khi thơ cất lên từ huyết quản Anh, thì không gian chung quanh lập tức ắng lại, lãng mạn, bay bổng hơn, như một phép lạ. Bất cứ ai, nếu được nghe Cầm đọc thơ, sẽ không còn để ý đến mọi cảm quan, tiêu chí thẩm mỹ. Quên rằng Anh ngăm đen, nhỏ thó, tất tả xe máy cũ, túi vải điếu cày.

3. Cha mất, mẹ sống một mình. Hoàng Nhuận Cầm không ở với mẹ, mà đơn thân trên căn hộ chung cư cũ tầng 2 khu tập thể ngõ 190 Lò Đúc. "May quá người thơ ấy còn đang sống/ Phiến đá đau thương ngậm sóng vào lòng" (Bên dòng thời gian). Anh sống bằng gì sau những lúc hoạt náo sôi nổi bên ngoài? "Tôi có đủ nỗi buồn để sống / Như sáng mai lại thêm một nỗi buồn / Một nỗi buồn lẽ ra không nên có / Nhưng nếu không buồn / Có lẽ / Lại buồn hơn" (Nỗi buồn để sống). Chẳng phải quá nghèo, nhưng thi sĩ tùng tiệm vì còn con trai út đang học năm thứ 2 Đại học Sân khấu Điện ảnh. Anh không tẩm bổ bằng thức ăn và thuốc quý. Anh cắt cơn ho bằng cốc nước nóng uống từng ngụm nhỏ. Anh ăn thất thường, ngày qua ngày với đậu, trứng, cà chua, cá khô, có khi chỉ là bánh đậu xanh, lạc rang, kẹo lạc.

"Người lạc thời" Hoàng Nhuận Cầm vẫn sống vì thơ, vì phim đến phút cuối đời. Bản thảo tập thơ cá nhân đã chọn. Kịch bản về đại thi hào Nguyễn Du đã xong. Anh còn chuẩn bị viết kịch bản về Nguyễn Bính, thi sĩ chân quê. "Người lạc thời" trong xã hội giảm sút, đảo lộn nhiều thang bậc giá trị, vẫn giữ nếp nói năng của người Hà Nội cũ, thường: "Thế ạ / Vâng ạ" đầy khiêm cung khi nói chuyện. Có cả triệu người mến tài Hoàng Nhuận Cầm, từ lúc học trò, thanh niên. Có hàng triệu tín đồ chép, thuộc, nhớ thơ Hoàng Nhuận Cầm kiểu cha mẹ truyền con nối. Tức là thời sinh viên cha mẹ thích thơ Cầm, đời con cũng thích. Điều đó chứng tỏ sức sống và độ hay của thơ Anh không lạc hậu, với mọi thời.

Cầm thi nhân yêu cuộc sống lắm, mới viết được bình thản thế này: "Nếu tôi chết trời xanh bình lặng / Thêm một vì sao nữa rụng rơi / Bạn ngồi uống cà phê có nhớ / Uống cả vì sao ấy hộ tôi". Hoàng Nhuận Cầm giản dị, nhiều khi xuề xòa trong ăn, mặc, nhưng các sự kiện quan trọng anh đóng bộ complet, cravate đầy đủ. Đến với bộ đội, là anh mặc quân phục. Trong căn nhà đầy sách, bản thảo, người đàn ông ấy ít đầu tư quần áo, giầy mũ, đồng hồ. Bộ quần áo lính luôn nâng niu nhất. Đi qua bom đạn tàn khốc, chiến trường, người lính Hoàng Nhuận Cầm đã trở về lành lặn. Còn đời thường và tình trường, Anh đầy những vết thương.

Thi sĩ ấy, không chỉ làm mê hoặc triệu trái tim, fan đích thực mê mải chép thơ Anh từ gần 50 năm trên đến sinh viên 4.0 bây giờ, những cô cậu có tâm hồn yêu cái đẹp, vẫn hào hứng copy gửi cho nhau, anh còn góp phần động viên lớp lớp chiến sĩ lên đường chiến đấu và dâng hiến bằng những câu thơ găm vào họ một "mồi lửa" hào khí ngoan cường và anh dũng một cách tự tình nguyện vì yêu nước: "Sẽ còn in như dao khắc lòng tôi / Dáng đồng đội ngã trong giờ chiến đấu / Ngực áp sát cột biên cương đỏ máu / Mà môi cười tha thiết Việt Nam ơi!". Anh đã chiến đấu qua vô số cơn đau để chắt sinh lực cho thơ.

Những ngày cuối đời, Hoàng Nhuận Cầm còn trải 2 sự kiện hao tổn sức: 16.4, nói chuyện với các chiến sĩ Lữ đoàn 144 Bộ Tổng tham mưu; 18.4, về Bắc Giang giao lưu với lớp trẻ nhân ngày hội sách. Và 19.4, cuộc gặp gỡ quan trọng trong sự nghiệp điện ảnh chứng tỏ "Gừng càng già càng cay", khi anh được tin tưởng mời là ủy viên lớn tuổi nhất Hội đồng Trung ương Thẩm định và tuyển chọn kịch bản phim truyện, nhiệm kì 2021 - 2023. Hội đồng có 9 thành viên do Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL ký. Tại đây, phát biểu đầy nhiệt huyết như thường lệ, nhà biên kịch họ Hoàng khẳng định: "Máy móc công nghệ không thay đổi được con người. Chúng ta tử vì Đạo". Anh coi điện ảnh là Đạo - và từng viết “Phục sinh”: "Ai trong chúng ta cũng có lúc buồn muốn chết / Vì tình yêu cuộc sống tràn đầy / Nếu phải chết cho tôi xin được chọn / Cái chết nào / Lập tức/ Phục sinh ngay".

vi thùy linh
TIN LIÊN QUAN

Khoảnh khắc xúc động trong lễ tiễn đưa nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm

HƯƠNG MAI - MINH THIỆN |

Tại lễ tang nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, nhiều đồng nghiệp, bạn bè không khỏi xúc động trong giây phút tiễn đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng.

Xúc động phút giây tiễn biệt nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm về cõi vĩnh hằng

Hương Mai - Minh Thiện |

Chiều thứ Bảy (24.4), giới văn chương cùng người hâm mộ nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm đã tới nhà tang lễ Phùng Hưng để tiễn đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng.

Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm: Trọn một đời tận hiến

Hải Minh |

Là một người bạn văn với nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, Thiếu tướng, Nhà văn Nguyễn Hồng Thái đã có nhiều kỷ niệm đẹp với ông.

Tin văn hoá trong tuần: Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm bất ngờ qua đời ở tuổi 69

Thanh Hương |

Bản tin văn hoá - giải trí tuần qua có nhiều thông tin nổi bật, đặc biệt sự ra đi đột ngột của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm khiến nhiều độc giả, khán giả tiếc nuối...

Thông tin về tang lễ nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm

Hải Minh |

Theo thông tin của gia đình, lễ viếng và truy điệu nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm diễn ra từ 14h30 đến 16h thứ Bảy ngày 24.4 tại Nhà tang lễ 125 Phùng Hưng, Hà Nội.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Khoảnh khắc xúc động trong lễ tiễn đưa nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm

HƯƠNG MAI - MINH THIỆN |

Tại lễ tang nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, nhiều đồng nghiệp, bạn bè không khỏi xúc động trong giây phút tiễn đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng.

Xúc động phút giây tiễn biệt nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm về cõi vĩnh hằng

Hương Mai - Minh Thiện |

Chiều thứ Bảy (24.4), giới văn chương cùng người hâm mộ nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm đã tới nhà tang lễ Phùng Hưng để tiễn đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng.

Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm: Trọn một đời tận hiến

Hải Minh |

Là một người bạn văn với nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, Thiếu tướng, Nhà văn Nguyễn Hồng Thái đã có nhiều kỷ niệm đẹp với ông.

Tin văn hoá trong tuần: Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm bất ngờ qua đời ở tuổi 69

Thanh Hương |

Bản tin văn hoá - giải trí tuần qua có nhiều thông tin nổi bật, đặc biệt sự ra đi đột ngột của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm khiến nhiều độc giả, khán giả tiếc nuối...

Thông tin về tang lễ nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm

Hải Minh |

Theo thông tin của gia đình, lễ viếng và truy điệu nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm diễn ra từ 14h30 đến 16h thứ Bảy ngày 24.4 tại Nhà tang lễ 125 Phùng Hưng, Hà Nội.