Hồ sơ: Thấy gì qua chuyến công du Đông Nam Á của Tổng thống Philippines?

NGỌC VÂN (Theo Diplomat) |

Kể từ khi nhậm chức vào ngày 30.6.2016, Tổng thống Philippines - Rodrigo Duterte - đã công du 8 nước Đông Nam Á. Những chuyến đi này diễn ra theo thông lệ, nhưng với ông Duterte có thể đem lại cho Philippines nhiều lợi ích về an ninh và đối ngoại.

Tổng thống Duterte đã thăm Lào, Indonesia, Brunei, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Campuchia và Singapore. Loạt chuyến thăm diễn ra trước khi Philippines bắt đầu đảm nhiệm vị trí Chủ tịch ASEAN vào năm 2017. Mục đích của ông Duterte là tìm cách tăng cường các cam kết và xây dựng một chương trình nghị sự hành động chung về các vấn đề khu vực. Tuy nhiên, điều này tương ứng với chính sách đối ngoại và an ninh lớn hơn của ông Duterte như thế nào thì phải còn chờ xem.

Chuyển hướng tới ASEAN?

Sau phán quyết của Tòa trọng tài về vụ kiện Biển Đông, ông Duterte làm nhiều người ngạc nhiên khi quyết định tăng cường quan hệ với Trung Quốc. Ông cũng nhấn mạnh rằng, Manila sẽ theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập, không chỉ tăng cường quan hệ với Trung Quốc mà còn cả Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ASEAN khác, tập trung vào hội nhập kinh tế Châu Á.

Tổng thống Philippines Duterte.

Với sự mở rộng đối tác chiến lược và tương tác kinh tế khu vực rộng lớn hơn, Philippines được cho là đang đi ra ngoài quỹ đạo của đồng minh lâu năm là Mỹ. Ông Duterte, nổi tiếng là một nhà chỉ trích Mỹ từ thời còn là Thị trưởng Davao, tin rằng Philippines đã phục tùng chính sách đối ngoại của Mỹ quá lâu. Mối quan hệ của ông với Mỹ càng trở nên căng thẳng hơn khi Tổng thống Obama chỉ trích chiến dịch chống ma túy của nhà lãnh đạo này. Có thể một trong những lý do ông Duterte "xoay trục" sang Trung Quốc là do Bắc Kinh "không can thiệp nội bộ", không chỉ trích các vụ giết người trong chiến dịch chống ma túy giống như phương Tây. Quan điểm "không can thiệp nội bộ" cũng được ông Duterte nhấn mạnh trong chuyến thăm Singapore. Tại tiệc chiêu đãi của Tổng thống Tony Tan, ông Duterte ca ngợi Singapore đứng ngoài công việc nội bộ của Philippines, trong khi chính quyền đảo quốc sư tử bày tỏ ủng hộ lập trường cứng rắn của Manila về chống ma túy. Các nước ASEAN cũng tôn trọng tôn chỉ "không can thiệp vào nội bộ", do đó cũng không chỉ trích ông Duterte.

Các chuyến công du Đông Nam Á của ông Duterte cho thấy Philippines đang muốn dịch chuyển ra khỏi quỹ đạo của Mỹ, nhưng không nhất thiết phải thân với Trung Quốc hoặc Nga. Trong khi theo đuổi chính sách đối ngoại theo mọi hướng, Manila sẽ phải cân bằng lợi ích quốc gia giữa việc duy trì vai trò là đồng minh truyền thống trong liên minh do Mỹ dẫn đầu, trong khi vẫn giữ được sự độc lập của mình. Rất tự nhiên, ASEAN trở thành vũ đài để ông Duterte xác định lại chính sách an ninh và đối ngoại của Philippines, từ đó tác động cả vấn đề đối nội và đối ngoại.

Về các vấn đề hàng hải khu vực

Trong lĩnh vực hàng hải, dư luận tập trung chú ý vào sự chuyển hướng trong chính sách của Manila với Bắc Kinh sau phán quyết ngày 12.7 của Tòa trọng tài.

Ông Duterte gần đây đã nêu triển vọng gạt tranh chấp sang một bên và thậm chí còn nêu khả năng hợp tác khai thác năng lượng với Trung Quốc ở Biển Đông. Một số cánh cửa đã mở trong việc hợp tác giữa lực lượng hàng hải hai nước.

Cuộc họp ra mắt của Ủy ban bảo vệ bờ biển giữa Philippines và Trung Quốc mới đây có thể báo trước một sáng kiến ASEAN - rung Quốc rộng hơn hay cơ chế liên quan đến các cơ quan thực thi pháp luật hàng hải dân sự. Những tiến bộ giữa Manila và Bắc Kinh có thể tạo điều kiện tích cực để mở rộng Bộ quy tắc ứng xử trong các vụ đụng độ không báo trước trên biển (CUES).

Chuyến thăm các nước ASEAN của ông Duterte không đưa ra bất kỳ sự nhấn mạnh đặc biệt nào về tranh chấp Biển Đông, song các nhà lãnh đạo đều nhấn mạnh vào việc hợp tác an ninh để theo đuổi các giải pháp tập thể nhằm đáp ứng với những thách thức hàng hải chung. Các động thái đáng chú ý mà ông Duterte khởi xướng bao gồm cho phép Jakarta và Kuala Lumpur tiến hành "truy đuổi nóng" tội phạm trên biển và khủng bố trong lãnh hải Philippines. Sáng kiến này nhằm giảm bớt nạn "bắt cóc đòi tiền chuộc" của chiến binh vũ trang, đặc biệt là nhóm Abu Sayyaf.

Đẩy mạnh hợp tác công nghiệp quốc phòng ASEAN

Sự quan tâm gần đây của Philippines với vũ khí của Nga và Trung Quốc có thể được coi là bằng chứng cho thấy ông Duterte muốn giảm bớt phụ thuộc vào Mỹ về nhu cầu vũ khí quân sự. Tuy nhiên, rõ ràng là cảnh sát và quân đội Philippines có truyền thống sử dụng vũ khí phương Tây, sẽ phải thận trọng với sự lựa chọn của mình. Chẳng hạn, việc Bắc Kinh cấp không cho Manila lô thiết lộ hạng nhẹ trị giá 14,4 triệu USD chỉ giúp tăng khả năng của Philippines một cách hạn chế, chắc chắn không đủ để mua các loại vũ khí khủng như chiến đấu cơ hoặc tàu chiến.

Việc Manila quan tâm đến vũ khí của Trung Quốc và Nga cho thấy Philippines đang cấp bách trong việc trang bị đầy đủ khả năng cho các lực lượng an ninh. Nếu so sánh với các đơn hàng mua gần đây và trước đó, rõ ràng Manila đang theo đuổi chiến lược mua sắm vũ khí đa dạng hơn, gắn với chính sách an ninh và đối ngoại đa hướng. Chuyến thăm của ông Duterte đến các nước láng giềng ASEAN và vận động cho việc tăng cường quan hệ an ninh quốc phòng có thể bao hàm cả sự nhấn mạnh về hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng. Rốt cuộc, Philippines đã mua cặp tàu đổ bộ của Indonesia. Vẫn còn cơ hội lớn hơn để củng cố hợp tác công nghiệp quốc phòng giữa các nước ASEAN, có lợi cho nỗ lực xây dựng năng lực an ninh quốc phòng của cả khối, trong khi giảm được chi phí. Philippines đã, đang trong quá trình xây dựng một công viên công nghiệp quốc phòng để đón tiếp các nhà sản xuất thiết bị quân sự trên toàn cầu.

NGỌC VÂN (Theo Diplomat)
TIN LIÊN QUAN

Hàng trăm khách Việt có mặt ở Thái Lan cổ vũ trận chung kết AFF Cup

Ý Yên |

Từ 17h, không khí bên ngoài sân vận động Thammasat đã nóng lên với tiếng reo hò cổ vũ của hàng trăm cổ động viên trước trận chung kết AFF Cup giữa Việt Nam và Thái Lan.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Vụ việc cháu bé rơi xuống hố bê tông: Đã rút được đoạn cọc đầu tiên

PHONG LINH |

Tỉnh Đồng Tháp thông tin đã rút được được đoạn cọc bê tông đầu tiên tại công trình cầu Rọc Sen, nơi cháu bé 10 tuổi bị rơi xuống trước đó.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.