Hồ sơ: Những sự cố sức khỏe của các ứng viên tổng thống Mỹ

KHÁNH MINH (Theo Guardian) |

Việc bà Hillary Clinton được chẩn đoán viêm phổi sau khi bất ngờ đi không vững và rời khỏi buổi lễ tưởng niệm ngày 11.9 tại New York, khiến cho nhu cầu công bố hồ sơ sức khỏe toàn diện của ứng viên Đảng Dân chủ và đối thủ của bà ở Đảng Cộng hòa, Donald Trump, là hợp lý.

Năm ngoái, bác sĩ của bà Clinton đưa ra vài trang thông tin quan trọng về tiền sử và sức khỏe của ứng viên 68 tuổi này, trong đó có cả lần bị ngã gây chấn thương ở đầu vào năm 2012 và toa thuốc kháng histamine hiện đang dùng. Trong khi đó, Donald Trump, 70 tuổi, tiết lộ ít thông tin hơn. Bác sĩ của ông chỉ công bố một bức thư mơ hồ, viết trong khoảng 5 phút, nói rằng, Trump sẽ là "người khỏe mạnh nhất đắc cử tổng thống".

Trong khi đó, những ứng viên tranh cử tổng thống trước đây công khai nhiều hơn về sức khỏe của mình. Năm 2008, bác sĩ của ông Barack Obama đã đưa ra báo cáo dài 276 trang về thượng nghị sĩ 47 tuổi, trong khi đối thủ John McCain, lúc đó 71 tuổi cung cấp hồ sơ sức khỏe dài gần 1.200 trang, liệt kê cả tiền sử ung thư da. Dự kiến bà Clinton sẽ phục hồi rất nhanh, vì viêm phổi là căn bệnh phổ biến mà hầu hết mọi người đều khỏi sau khoảng 2 tuần điều trị. Bác sĩ của bà Clinton cho biết, bà bị chứng dị ứng dai dẳng trước khi được chẩn đoán viêm phổi. Bác sĩ Lisa R Bardack kê đơn kháng sinh và khuyên bà Clinton thay đổi lịch trình tranh cử dày đặc, bao gồm những chuyến đi ngày này qua ngày khác trên khắp nước Mỹ để vận động.

 

Bà Hillary Clinton ho trong lúc đang phát biểu tại một sự kiện ngày 5.9.

Các cựu ứng viên tranh cử tổng thống khác của Mỹ trước đây cũng gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Chẳng hạn, cựu nghị sĩ Michele Bachmann, vốn là ứng viên dẫn đầu trong cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Cộng hòa năm 2012, bất ngờ rời khỏi một cuộc tranh luận vì chứng đau nửa đầu. Sau đó, bà cung cấp bức thư của bác sĩ giải thích rằng các cơn đau đầu dữ dội khiến bà phải dùng thuốc. Cùng năm đó, cựu thống đốc bang Texas Rick Perry vẫn ra tranh cử bất chấp vừa trải qua một cơn phẫu thuật, và phải dùng thuốc giảm đau để đối phó.

Hai thập niên trước đó, nghị sĩ Paul Tsongas, bang Massachusetts chạy đua với Bill Clinton trong cuộc bầu cử sơ bộ Đảng Dân chủ. Tiền sử ung thư của ông Tsongas trở thành một vấn đề lớn: Sau này, Tsongas thừa nhận đã nói dối về việc mình khỏi hẳn ung thư nhiều năm trước khi cuộc chạy đua tranh cử bắt đầu. Cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo cũng chứng kiến một sự cố lớn về sức khỏe khi ứng viên phó tổng thống của Đảng Cộng hòa Dick Cheney bị cơn đau tim lần thứ 4 ngay sau khi cử tri đi bỏ phiếu vào tháng 11 năm 2000.

Trong lịch sử nước Mỹ, 8 tổng thống qua đời khi đang tại nhiệm, trong số đó có 4 người bị ám sát. Không lâu sau khi nhậm chức vào năm 1841, Tổng thống William Henry Harrison, 68 tuổi, bị cảm lạnh, dẫn đến viêm phổi. Mặc dù nỗ lực chữa trị, song ông không qua khỏi và trở thành tổng thống đầu tiên qua đời khi đang tại nhiệm.

Gần một thập kỷ sau, Tổng thống Zachary Taylor cũng qua đời khi đang giữ chức, chỉ 5 ngày sau khi đổ bệnh, có thể là bệnh tả. Năm 1923, Warren G Harding chết vì cơn nhồi máu cơ tim đột ngột khi ông đang đi thăm San Francisco, thọ 57 tuổi.

Franklin Delano Roosevelt, người được chẩn đoán mắc bệnh bại liệt ở tuổi 39, và sống cùng chứng liệt ngày càng nặng khi đang giữ chức, song chỉ cho phép cử tri biết một phần tình trạng sức khỏe của mình trong 4 kỳ bầu cử và nhiệm kỳ 3 năm rưỡi.

Ông đã sử dụng một chiếc xe lăn riêng, dùng nạng và bục có điều chỉnh để đứng trước công chúng, và thường lui về Warm Springs, Georgia, nơi ông có một phòng khám phục hồi chức năng riêng. Ông thường tự nhận là sức khỏe cải thiện rất nhiều, và hiếm khi cho phép chụp ảnh khi đang ngồi trong xe lăn, hoặc bình luận công khai về tình trạng của ông. Ông qua đời ở tuổi 63.

Một chiếc xe lăn cũng đã thay đổi số phận một nhà chính trị khác vài thập niên sau đó. Trong chiến dịch tranh cử năm 1972, thống đốc bang Alabama, George Wallace, bị bắn. Nhà chính trị này sau đó đổ lỗi cho hung thủ vì đã kết thúc sự nghiệp của ông. "Họ bầu cho Roosevelt, nhưng họ không xem ông ấy trên truyền hình mỗi đêm trong tình trạng kiệt sức" - Wallace nói với thẩm phán Oscar Adams, theo cáo phó của ông trên tờ New York Times.

Ngay cả việc xuất hiện với vẻ bệnh tật cũng ảnh hưởng đến chiến dịch tranh cử, như vẻ xanh xao ốm yếu của Richard Nixon trong cuộc tranh cử trên truyền hình năm 1960 với John F. Kennedy. Ít ai nhậm chức mà lại không gặp những vấn đề về sức khỏe hay chấn thương. Năm 1865, phó tổng thống đắc cử Andrew Johnson đến lễ nhậm chức trong tình trạng bị sốt thương hàn. Ông nhanh chóng uống một vài ngụm whisky đến mức say và choáng váng trước khi tuyên thệ nhậm chức trước quốc hội và Tổng thống Abraham Lincoln. Hơn một thế kỷ sau, George HW Bush cũng rơi vào tình huống dở khóc dở cười tương tự. Ông đổ bệnh trong chuyến đi Nhật Bản và nôn vào lòng Thủ tướng Miyazawa Kiichi. Sau đó ông xin lỗi và vội vã rời khỏi buổi tiệc. Con trai Bush cha, tổng thống thứ 43 George W. Bush năm 2002 khi đang xem tivi bị nghẹn bánh quy và bị mất ý thức một khoảng thời gian ngắn.

KHÁNH MINH (Theo Guardian)
TIN LIÊN QUAN

Những góc quán cafe ngắm pháo hoa lý tưởng ở TPHCM

Quỳnh Nga |

Đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, TPHCM dự kiến bắn pháo hoa ở 6 điểm. Đừng bỏ qua những địa điểm ngắm pháo hoa ở TPHCM cực “chill” dưới đây.

Bộ Tài chính nói gì về gói lãi suất 2% chậm giải ngân

Trà My |

Việc giải ngân gói 40.000 tỉ đồng hỗ trợ lãi suất 2% đến nay kết quả chưa được như kì vọng. Bộ Tài chính nói gì về đề xuất điều chuyển nguồn gói vay hỗ trợ lãi suất này sang chương trình cho vay giải ngân qua Ngân hàng Chính sách xã hội?

Giờ thứ 9: Giả điên - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Dường như mối tình đầu luôn là mối tình đẹp nhất, để lại nhiều dư vị ngọt ngào nhất của tuổi trẻ. Nhưng mối tình đầu cũng luôn buồn nhất và nhiều chia ly nhất. Chắc hẳn, đó sẽ là mối tình không bao giờ quên được vì nó chính là những rung động đầu tiên đối với mỗi người. Và sẽ chẳng có ai tin rằng, có những người chia tay mối tình đầu sau vài chục năm xa cách, lại có thể quay trở về chung sống với nhau thật hạnh phúc.

Tài chính thông minh: Đầu tư gì với 30 triệu đồng tiết kiệm mỗi tháng?

Nhóm PV |

Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) lần này, Ths Ngô Thành Huấn - Giám đốc Khối tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ giải đáp thắc mắc của độc giả về câu hỏi tiết kiệm từ 10 - 30 triệu đồng/tháng thì nên đầu tư vào đâu.

Tân huấn luyện viên tuyển Việt Nam và sứ mệnh kế thừa di sản của ông Park

AN NGUYÊN |

Sau khi chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo, VFF sẽ tiến hành công bố tân thuyền trưởng cho đội tuyển Việt Nam. Áp lực và sứ mệnh đặt lên vai người kế nhiệm ông Park rất lớn, vừa đảm bảo duy trì thành công, vừa hướng đến một hoài bão lớn đó là giấc mơ World Cup.

Người trẻ mang mùa xuân đến với người vô gia cư

THUỲ DƯƠNG - THIỆN NHÂN |

Đêm muộn cuối năm, trong cái lạnh tê tái của mùa đông khi đa số mọi người đang trở về quê ăn tết, sum vầy với gia đình thì các đoàn thiện nguyện cũng bắt đầu hành trình mang tết đến cho những cụ ông cụ bà vô gia cư.

Cảnh màn trời chiếu đất của tiểu thương vượt hàng trăm km lên TPHCM bán hoa

Chân Phúc |

Mang cây kiểng, hoa các loại từ mọi miền đất nước vào TPHCM để bán trong dịp Tết, khi màn đêm xuống, khách không còn, những tiểu thương phải nghỉ tạm trên những chiếc võng, lều dựng tạm, mong chờ sớm ngày bán hết hoa Tết để về quê sum họp cùng gia đình.

Thủ tướng phê chuẩn kết quả miễn nhiệm 3 Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ đã phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai nhiệm kỳ 2021 – 2026 đối với các ông: Hồ Phước Thành; Đỗ Tiến Đông; KPă Thuyên.