Hồ sơ: Chiến thuật chào mời hợp tác chung của Trung Quốc

NGỌC VÂN (Theo AP) |

Trong bối cảnh Trung Quốc đang giận dữ vì phán quyết của Tòa trọng tài vụ kiện Biển Đông, Bắc Kinh đang sử dụng ngôn ngữ “linh hoạt” hơn. Nhưng liệu điều đó có quá muộn?
Trước và sau khi Tòa trọng tài được thành lập theo phụ lục VII Công ước Luật Biển 1982 ra phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc, Bắc Kinh đã mở chiến dịch tuyên truyền, tấn công và chỉ trích làm mất uy tín của Tòa. Tuy nhiên, giờ đây Trung Quốc đang sử dụng một chiến thuật mới, đó là mời chào Philippines và các nước tranh chấp khác cùng phát triển, khai thác chung nguồn lợi thủy sản, khoáng sản và dầu khí ở vùng biển nhiều tiềm năng ở Biển Đông.

“Trung Quốc sẵn sàng đàm phán với các nước liên quan về những thỏa thuận tạm thời, trong khi chờ đợi phán quyết cuối cùng về tranh chấp" - ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì từng nói. Ông Dương không mô tả cụ thể thỏa thuận đó là gì, nhưng cho biết chúng sẽ bao gồm phát triển trung "vì lợi ích song phương".

Các tuyên bố chính thức khác cũng nói rằng Trung Quốc sẵn sàng tham gia vào việc "dàn xếp thực tế tạm thời" - giống ngôn từ được sử dụng trong Công ước Luật Biển (UNCLOS). Theo UNCLOS, những "dàn xếp tạm thời" như vậy đặt ra một bên vấn đề chủ quyền để thỏa thuận hợp tác phát triển chung ngư nghiệp hay tài nguyên dầu khí, được hiểu là sự hợp tác đó không củng cố cũng không làm suy yếu tuyên bố chủ quyền của một nước.

Một số nhà phân tích Trung Quốc cho biết, đây có thể là cách tiếp cận mới của Bắc Kinh. "Đây là lần đầu tiên ý tưởng dàn xếp tạm thời được đề xuất như một chính sách" - ông Zhu Feng, Giám đốc điều hành Trung tâm nghiên cứu hợp tác về Biển Đông, Đại học Nam Kinh cho hay.

Ông Zhu nói, những dàn xếp như vậy theo quy định của UNCLOS có thể mở rộng phạm vi các hoạt động, trong đó Trung Quốc và các bên tranh chấp khác có thể cùng nhau hợp tác, không chỉ khai thác dầu khí, mà còn phát triển nghề cá, du lịch và các nguồn lực khác.

Trong nhiều năm, Trung Quốc đã công khai bày tỏ ý định cùng nhau hợp tác phát triển với các bên tranh chấp khác ở Biển Đông, nhưng khăng khăng đòi bên kia trước hết phải công nhận chủ quyền của Trung Quốc - điều này thực sự là một trở ngại lớn không nước nào chấp nhận.

Các nhà phân tích Trung Quốc cho rằng, Bắc Kinh đưa ra những dàn xếp như vậy để chứng minh sự linh hoạt và làm giảm nhẹ vấn đề gai góc về chủ quyền. Các nhà phân tích khác lại nói, Trung Quốc có thể đang chịu sức ép của các bên tranh chấp khác trong khu vực, khi họ có thể noi gương Philippines đâm đơn kiện.

Phán quyết của Tòa trọng tài không chỉ là thắng lợi của công lý và luật pháp quốc tế, mà còn giúp các bên tranh chấp với Trung Quốc có thêm động lực. "Vấn đề là theo phán quyết, Trung Quốc chỉ được hưởng một phần rất nhỏ lãnh hải, do đó tạo cơ sở cho các bên tranh chấp khác tìm cách phát triển chung" - nhà nghiên cứu Chen Xiangmao tại Viện nghiên cứu quốc gia về Biển Đông cho hay.

Giới phân tích ở Mỹ nhận ra sự thay đổi rõ ràng trong chiến lược đàm phán của Trung Quốc, nhưng lưu ý Bắc Kinh cần xây dựng lòng tin với các bên tranh chấp khác. "Việc Trung Quốc đánh tiếng sẵn sàng mở cửa cho những dàn xếp tạm thời là động thái đầy hứa hẹn" - tiến sĩ Lynn Kuok tại Viện Brookings nhận xét. Ông là một trong số nhiều học giả đã lập luận rằng, Trung Quốc cần chấp thuận những dàn xếp như vậy.

Ông Kuok cho hay, rất khó để xác định các khu vực phát triển chung, nhưng một trong những nơi rõ ràng nhất là vùng biển xung quanh bãi cạn Scarborough, nơi Tòa phán quyết cả Philippines và Trung Quốc đều có quyền đánh cá truyền thống. "Tuy nhiên, lòng tin với Trung Quốc còn ở mức độ rất thấp, và Bắc Kinh sẽ phải chứng tỏ sự chân thành trong ý định của mình một cách nhanh chóng" - ông Kuok nói.

Trong khi đó, các quốc gia Đông Nam Á có tranh chấp với Trung Quốc cho rằng, lời kêu gọi đàm phán của Bắc Kinh chỉ là chiến thuật trì hoãn, vì họ tiếp tục xây dựng sân bay và cơ sở hạ tầng khác ở Biển Đông, mở rộng kiểm soát một cách hiệu quả trên vùng biển rộng lớn.

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ bác bỏ đề nghị đàm phán của Trung Quốc. Ông cho biết, trong các cuộc thảo luận trước đây với Việt Nam, Trung Quốc tìm cách phát triển chung ở vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam - nơi Bắc Kinh không có tuyên bố chủ quyền: "Trung Quốc muốn biến các khu vực không có tranh chấp thành có tranh chấp. Họ muốn coi việc phát triển chung là bước đi đầu tiên, sau đó kiểm soát tất cả. Có thể có một số khác biệt trong cách họ nói, nhưng không có thay đổi trong bản chất của họ".

Các vấn đề còn lại là những điều kiện mà Trung Quốc sẽ áp đặt lên bất kỳ cuộc đàm phán nào. "Tôi tự hỏi liệu có phải là cái bẫy với Philippines trong lời đề nghị hấp dẫn này hay không" - bà Bonnie Glaser, cố vấn cao cấp về Châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington D.C, cho hay.

Phán quyết của Tòa trọng tài tuyên bố rằng, Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử ở Biển Đông, khiến Bắc Kinh còn rất ít đòn bẩy. Nếu Philippines chấp nhận sự dàn xếp tạm thời, bà Glaser nói, điều đó có thể xác nhận rằng Trung Quốc có một số quyền nào đó về tài nguyên, đi ngược lại phán quyết của Tòa. "Về bản chất, đó là lời yêu cầu Manila bỏ qua phán quyết" - bà Glaser nói.

Trung Quốc đã khẳng định rằng phán quyết của Tòa không thể là cơ sở cho bất kỳ cuộc đàm phán nào về tranh chấp. Ngoại trưởng Philippines - Perfecto Yasay - tuần trước đã tuyên bố, Manila từ chối lời đề nghị đàm phán có điều kiện của Bắc Kinh, nói rằng điều đó không phù hợp với hiến pháp và lợi ích quốc gia của Philippines.

Ngay lập tức, tờ China Daily - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc - đăng tải phản ứng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, kêu gọi Philippines đi theo một con đường mới. "Vẫn còn thời gian nếu biện pháp khắc phục được thực hiện kịp thời" - tuyên bố của Bộ này nêu rõ.

NGỌC VÂN (Theo AP)
TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.