''Hiệu thuốc của thế giới’’ với nỗ lực đẩy lùi đại dịch COVID-19

lê quang vinh |

Đại dịch COVID-19 đã nêu bật vị thế của Ấn Độ là một bên liên quan đáng tin cậy trong chuỗi cung ứng chăm sóc sức khỏe toàn cầu, được minh chứng bằng việc Ấn Độ đã cung cấp thuốc hỗ trợ cho gần 150 quốc gia nhằm giúp kiểm soát tác động của COVID-19. Đồng thời với những nỗ lực này, Ấn Độ đã triển khai từ đầu năm 2021 chiến dịch tiêm chủng, với 2 loại vaccine ''sản xuất tại Ấn Độ’’, mà 300 triệu người dân sẽ được hưởng lợi trong giai đoạn đầu.

Tự cường đối phó đại dịch

Theo kế hoạch, trong giai đoạn đầu của chiến dịch tiêm chủng nói trên, 300 triệu người được nhận ưu tiên cao - đã và đang được tiêm vaccine - hầu hết là nhân viên vệ sinh và chăm sóc sức khỏe, người cao tuổi và người mắc bệnh hiểm nghèo - những người đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID - 19. Trước đó, những diễn biến phức tạp của đại dịch trên phạm vi toàn cầu ở năm 2020 đã khiến nhiều quốc gia phải âu lo trong việc tìm kiếm các giải pháp đối phó.

Trước thực trạng đó, 2 loại vaccine Covishield và Covaxin đã được các nhà khoa học của Ấn Độ gấp rút nghiên cứu và sản xuất, với một chế độ nghiêm ngặt các quy trình và giám sát chặt chẽ dữ liệu, đã được cấp phép khẩn cấp, đem lại lợi ích không chỉ cho người dân Ấn Độ mà còn cho cả nhân loại. Trong 11 ngày đầu của chiến dịch, hơn 2 triệu người dân Ấn Độ đã được tiêm chủng ngừa COVID-19, nhanh hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.

Covishield - một trong 2 loại vaccine hiện sử dụng ở Ấn Độ - được phát triển bởi Đại học Oxford và AstraZeneca và được sản xuất bởi Viện Huyết thanh của Ấn Độ - một công ty sản xuất vaccine lớn nhất thế giới. Còn loại Covaxin được phát triển và sản xuất bởi Công ty dược phẩm Bharat Biotech của Ấn Độ, hoàn toàn là sản phẩm bản địa. Ngoài ra, khoảng 4 loại vaccine khác đang trong các giai đoạn thử nghiệm ở Ấn Độ. Theo thông báo của Công ty dược phẩm Bharat Biotech ngày 3.3.2021, dữ liệu thử nghiệm giai đoạn cuối lâm thời cho thấy: Covaxin có hiệu quả 80,6% và ít có tác dụng phụ, không chỉ có hiệu quả lâm sàng cao đối với COVID - 19 mà còn có khả năng sinh miễn dịch đáng kể chống lại các biến thể mới.

Được quốc tế đánh giá là ''Nhà thuốc trên thế giới’’, hiện có hơn 60% sản lượng vaccine có xuất xứ từ Ấn Độ được cung cấp trên toàn cầu, với thế mạnh đi đầu trong việc cung cấp vaccine hiệu quả, bởi toàn bộ dây chuyền cung cấp vaccine đã được số hóa thông qua Mạng lưới thông minh vaccine điện tử (eVIN). Việc triển khai vaccine COVID - 19 cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó, khi được giám sát thông qua Mạng thông minh vaccine COVID 19 kỹ thuật số (Co-WIN). Hằng năm, Ấn Độ cung cấp 1,5 tỉ liều vaccine cho hơn 150 quốc gia. Năng lực vaccine của Ấn Độ và khả năng cung cấp vaccine an toàn và chi phí thấp đã nhanh chóng được các cơ quan y tế toàn cầu cũng như các tổ chức khác tận dụng. Tổ chức Y tế Thế giới cung cấp 70% vaccine miễn dịch thiết yếu từ Ấn Độ.

Như Thủ tướng Ấn Độ Shri Narendra Modi đã nói: “Năng lực sản xuất và phân phối vaccine của Ấn Độ sẽ được sử dụng vì lợi ích của toàn nhân loại...”, nên với tầm nhìn đó, Ấn Độ đã vận chuyển hơn 6 triệu liều vaccine COVID 19 đến 9 quốc gia, khởi đầu là tới Bhutan và Maldives. Ngoài ra, Ấn Độ sẽ cung cấp 10 triệu liều cho Châu Phi và 1 triệu liều cho các nhân viên y tế của Liên Hợp Quốc. Việc cung cấp theo hợp đồng cho các quốc gia khác cũng đang được thực hiện theo từng giai đoạn và đồng thời, Ấn Độ đang giúp nhiều quốc gia phát triển cơ sở hạ tầng để tiêm chủng thành công.

Chính sách ngoại giao vaccine của Ấn Độ

Theo Phó Tổng thống Ấn Độ kiêm Chủ tịch Rajya Sabha Shri M. Venkaiah Naidu: ''Bước nhảy vọt về khoa học của Ấn Độ với việc công bố vaccine là một biểu hiện rõ ràng của tinh thần Atmanirbhar Bharat. Nó chứng tỏ một Ấn Độ tự cường không chỉ có ý nghĩa đối với người dân mà còn với phần còn lại của thế giới. Thời điểm quan trọng là một trong những tính toán tuyệt vời. Nó minh chứng cho đặc tính chia sẻ và quan tâm của chúng ta đối với tất cả mọi người. Việc sớm triển khai vaccine là một khởi đầu chắc chắn để bỏ lại những đau khổ và lo lắng của năm ngoái’’.

Trong khi đó, khoảng một tháng sau khi Ấn Độ bắt đầu gửi vaccine COVID-19 được phát triển trong nước tới các quốc gia đối tác theo chương trình hỗ trợ tài trợ ''Vaccine Maitri’’, các phương tiện truyền thông toàn cầu đã dành nhiều lời khen ngợi Ấn Độ với những bình luận khá chân xác, như: ''Ấn Độ nổi lên như một siêu cường về vaccine’’. Còn trên tờ Wall Street Journal đã có những nhận xét: ''Ấn Độ đã nổi lên dẫn đầu bất ngờ trong cuộc chạy đua ngoại giao vaccine toàn cầu. Ấn Độ đã xuất khẩu liều lượng nhiều hơn gấp 3 lần so với liều lượng mà họ cung cấp cho công dân của mình và có thể tiết kiệm hơn nữa mà không làm ảnh hưởng đến việc triển khai của chính mình’’. Với tờ New York Times, đã cho biết trong một báo cáo rằng, Ấn Độ có sức mạnh sản xuất vaccine vô đối và vaccine coronavirus - một trong những mặt hàng được yêu cầu nhiều nhất trên thế giới - đã trở thành ''một loại tiền tệ mới cho ngoại giao quốc tế’’.

Theo nhận xét của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Antonio Guterres, năng lực sản xuất vaccine của Ấn Độ là một trong những tài sản tốt nhất thế giới hiện nay và Ấn Độ có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo một chiến dịch tiêm chủng toàn cầu trong cuộc chiến chống lại đại dịch.

Liên quan tới việc đối phó với COVID-19, đáng chú ý có một số ý kiến mà Thủ tướng Ấn Độ Shri Narendra Modi đã chia sẻ tại Hội thảo “Quản lý COVID-19: Kinh nghiệm, Thực tiễn tốt và Con đường tiến lên” diễn ra ngày 18.2.2021 với các nhà lãnh đạo y tế, các chuyên gia và quan chức của 10 quốc gia láng giềng như: Afghanistan, Bangladesh, Bhutan, Maldives, Mauritius, Nepal, Pakistan, Seychelles, Sri Lanka cùng với các quan chức và chuyên gia Ấn Độ. Tại hội thảo, Thủ tướng Modi đã nhắc lại việc thành lập Quỹ ứng phó khẩn cấp COVID-19 để đáp ứng các chi phí trước mắt trong việc chống đại dịch và chia sẻ các nguồn lực - thuốc men, PPE và thiết bị xét nghiệm.

Ông cũng đã đề nghị tạo lập một chương trình thị thực đặc biệt cho các bác sĩ và y tá để họ có thể đi lại nhanh chóng trong khu vực trong trường hợp khẩn cấp về sức khỏe, theo yêu cầu của nước tiếp nhận. Ông cũng hỏi, liệu Bộ Hàng không dân dụng của các nước có thể điều phối một thỏa thuận cấp cứu hàng không khu vực cho các trường hợp y tế không? Ông cũng gợi ý rằng, liệu có thể tạo ra một nền tảng khu vực để đối chiếu, biên soạn và nghiên cứu dữ liệu về hiệu quả của vaccine COVID-19 trong cộng đồng và liệu có thể tạo ra một mạng lưới khu vực để thúc đẩy dịch tễ học với sự hỗ trợ của công nghệ, nhằm ngăn chặn các đại dịch trong tương lai không?

Hợp tác giữa Ấn Độ và Việt Nam trong lĩnh vực dược phẩm

Ngành công nghiệp dược phẩm của Ấn Độ lớn thứ 3 trên thế giới về khối lượng và lớn thứ 10 về giá trị. Ấn Độ là nhà cung cấp thuốc gốc lớn nhất trên toàn cầu và cũng là một trong những nhà sản xuất vaccine lớn nhất trên thế giới. Tổng quy mô toàn ngành ước tính khoảng 43 tỉ USD trong giai đoạn 2019-2020 và có khả năng đạt 55 tỉ USD vào năm 2022. Trong khi đó, Việt Nam là thị trường dược phẩm lớn thứ 2 tại Đông Nam Á, thuộc nhóm 17 nước có mức tăng trưởng ngành dược cao nhất thế giới (dù mới đáp ứng được khoảng 52,5% nhu cầu thị trường nội địa, số còn lại phải nhập khẩu), đồng thời là thị trường tiêu thụ dược phẩm chính của Ấn Độ với kim ngạch thương mại hằng năm trị giá 225 triệu USD và Việt Nam hiện ở vị trí 19 trong số 25 điểm đến hàng đầu của các sản phẩm dược phẩm của Ấn Độ.

Tại Hội thảo “Xúc tiến thương mại và đầu tư trong lĩnh vực dược phẩm giữa Ấn Độ và Việt Nam” - do Đại sứ quán Ấn Độ phối hợp với Invest Global và Phòng Kinh doanh Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức mới đây ở Hà Nội, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Pranay Verma đã nhấn mạnh: ''Dược phẩm là một lĩnh vực chiếm vị trí quan trọng trong quan hệ thương mại song phương giữa Ấn Độ và Việt Nam. Các cơ hội mà dược phẩm mang lại cho hai nước được ghi nhận trong ''Tuyên bố Tầm nhìn chung Ấn Độ - Việt Nam về hòa bình, thịnh vượng và người dân’’ đã được Thủ tướng hai nước thông qua tại Hội thảo Cấp cao trực tuyến ngày 21.12.2020. Tầm nhìn chung được xác định là tăng cường tác động giữa hai nước trong các lĩnh vực, trong đó thiết lập y tế toàn diện, vaccine và dược phẩm là những yếu tố quan trọng trong hệ thống tác dụng giữa hai nước trong những năm tới.

Bất chấp những khó khăn trong bối cảnh COVID-19 đang làm gián đoạn sự phát triển kinh tế - xã hội trên toàn thế giới, Việt Nam và Ấn Độ vẫn tham gia tích cực vào việc tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe của người dân đối phó với đại dịch. Việt Nam đã hỗ trợ Ấn Độ cung cấp khẩu trang cho Hiệp hội Chữ thập đỏ Ấn Độ. Còn Ấn Độ cung cấp thuốc để kiểm soát đại dịch ở hơn 150 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Ấn Độ cũng mở rộng khoản đóng góp 1 triệu USD cho Quỹ Ứng phó ASEAN COVID-19.

Ấn Độ được mô tả là "Hiệu thuốc của thế giới", không chỉ vì quy mô sản xuất dược phẩm của nó, mà còn do các loại thuốc và vaccine giá rẻ và chất lượng cao mà nước này cung cấp, cho cả các nền kinh tế đang phát triển cũng như đã phát triển trên thế giới, đáp ứng gánh nặng chăm sóc sức khỏe một cách hiệu quả hơn.

Chính trên cơ sở đó, cam kết của Ấn Độ trong lĩnh vực dược phẩm với Việt Nam vẫn là vị trí quan trọng hàng đầu trong quan hệ thương mại. Nhiều bệnh viện, bác sĩ và người dân ở Việt Nam nói với chúng tôi về niềm tin của họ đối với thuốc và vaccine của Ấn Độ, trong đó có nhiều loại thuốc cứu sống và thực tế là chúng rất hợp túi tiền. Chúng ta nên giúp nuôi dưỡng việc cung cấp này, đó thực sự là những đường dây sống cho những người cần chúng, không cản trở họ với những trở ngại về quy định hoặc thủ tục.

Việt Nam hiện tập trung khuyến khích sản xuất dược phẩm trong nước cũng như thu hút đầu tư vào lĩnh vực dược phẩm. Các Hiệp định Thương mại Tự do khác nhau mà Việt Nam đã ký kết sẽ khuyến khích các công ty dược phẩm của mình trở thành một phần của chuỗi cung ứng dược phẩm toàn cầu theo định hướng chất lượng và cạnh tranh hơn.

Ấn Độ cũng đang xem xét Chính sách Dược phẩm Quốc gia mới để cải thiện chất lượng thuốc cho tiêu dùng trong nước cũng như thị trường nước ngoài, nhằm tạo môi trường cho nghiên cứu và phát triển. Ấn Độ đã cho phép FDI lên đến 100% trong lĩnh vực dược phẩm thông qua lộ trình tự động đối với đầu tư vào lĩnh vực xanh và tới 74% đối với lĩnh vực nâu. Quy trình phê duyệt FDI cũng đang được sắp xếp hợp lý để tránh sự chậm trễ không chính đáng. Hiện tại, ngành Dược nằm trong số 8 ngành thu hút nhiều vốn FDI nhất của Ấn Độ trong những năm gần đây".

"Những phát triển tích cực này ở cả hai quốc gia của chúng ta mang lại nhiều cơ hội cho các công ty dược phẩm để định hướng lại và thích ứng với các tình huống mới. Các công ty cần tập trung vào chất lượng, hiệu quả, giá cả cạnh tranh của các sản phẩm dược phẩm cũng như tìm hiểu các cơ hội đầu tư...’’, Đại sứ Pranay Verma chia sẻ.

lê quang vinh
TIN LIÊN QUAN

"Phản ứng nặng sau tiêm vaccine COVID-19 đều ở trong giới hạn cho phép"

Thanh Nga |

TS.BS. Phạm Quang Thái - Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc, Phó Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương nhận định, những trường hợp phản ứng sau tiêm vaccine COVID-19 Atrazeneca hầu hết đều ở trong giới hạn cho phép và tỉ lệ này đã được hãng thông báo trước khi tiêm chủng.

Chuyên gia tiêm chủng nói gì về phản ứng nặng sau tiêm vaccine Astrazeneca?

Thảo Anh - Thanh Nga |

TS.BS. Phạm Quang Thái - Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc, Phó Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết, khoảng 50% người tiêm vaccine Astrazeneca có dấu hiệu sốt và khoảng 20% người phải dùng hạ sốt.

Chuyện về thử nghiệm vaccine COVID-19 trên khỉ ở đảo Rều

Nguyễn Hùng |

Từ năm 1962, đàn khỉ vàng ở đảo Rều, thuộc vịnh Bái Tử Long, TP.Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, thường xuyên tham gia các cuộc thử nghiệm các loại vaccine quan trọng của ngành y tế trong nước. Mỗi lần như thế, hàng chục, thậm chí hàng trăm con khỉ đã "hi sinh" để giúp ngành y tìm ra các vaccine cứu người. Trên đảo có một tấm bia đá được dựng lên để tri ân cả vạn chú khỉ đã hi sinh cho ngành y.

Bình Dương bắt đầu tiêm vaccine COVID-19 cho lực lượng tuyến đầu chống dịch

ĐÌNH TRỌNG |

Ngày 18.3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương bắt đầu triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho những người ở tuyến đầu chống dịch.

Hiểu đúng về vaccine COVID-19 AstraZenneca

Thùy Linh |

Trước thông tin một số nước đang tạm hoãn tiêm vaccine COVID-19 AstraZeneca, nhiều người đã muốn tìm hiểu thêm về loại vaccine này.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

"Phản ứng nặng sau tiêm vaccine COVID-19 đều ở trong giới hạn cho phép"

Thanh Nga |

TS.BS. Phạm Quang Thái - Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc, Phó Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương nhận định, những trường hợp phản ứng sau tiêm vaccine COVID-19 Atrazeneca hầu hết đều ở trong giới hạn cho phép và tỉ lệ này đã được hãng thông báo trước khi tiêm chủng.

Chuyên gia tiêm chủng nói gì về phản ứng nặng sau tiêm vaccine Astrazeneca?

Thảo Anh - Thanh Nga |

TS.BS. Phạm Quang Thái - Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc, Phó Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết, khoảng 50% người tiêm vaccine Astrazeneca có dấu hiệu sốt và khoảng 20% người phải dùng hạ sốt.

Chuyện về thử nghiệm vaccine COVID-19 trên khỉ ở đảo Rều

Nguyễn Hùng |

Từ năm 1962, đàn khỉ vàng ở đảo Rều, thuộc vịnh Bái Tử Long, TP.Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, thường xuyên tham gia các cuộc thử nghiệm các loại vaccine quan trọng của ngành y tế trong nước. Mỗi lần như thế, hàng chục, thậm chí hàng trăm con khỉ đã "hi sinh" để giúp ngành y tìm ra các vaccine cứu người. Trên đảo có một tấm bia đá được dựng lên để tri ân cả vạn chú khỉ đã hi sinh cho ngành y.

Bình Dương bắt đầu tiêm vaccine COVID-19 cho lực lượng tuyến đầu chống dịch

ĐÌNH TRỌNG |

Ngày 18.3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương bắt đầu triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho những người ở tuyến đầu chống dịch.

Hiểu đúng về vaccine COVID-19 AstraZenneca

Thùy Linh |

Trước thông tin một số nước đang tạm hoãn tiêm vaccine COVID-19 AstraZeneca, nhiều người đã muốn tìm hiểu thêm về loại vaccine này.