Hãy tiêm đi: Đừng đánh mất miễn dịch cộng đồng

Nguyễn Huy Minh (tổng hợp) |

“Hoang mang: Chỉ dẫn của bác sĩ để hiểu rõ đúng sai” là một trong những cuốn sách nổi tiếng của bác sĩ Nina Shapiro, chứa đựng những nghiên cứu hấp dẫn và rõ ràng về thực tế khoa học đằng sau những niềm tin và quan niệm phổ biến nhất của chúng ta về sức khỏe. Ngay từ khi xuất bản, cuốn sách đã được độc giả khắp nơi đón nhận.

Tác giả Nina Shapiro là giảng viên Đại học David Geffen tại UCLA, với hơn 20 năm kinh nghiệm lâm sàng và nghiên cứu y khoa. Các cuốn sách của bà đều nằm trong danh mục những cuốn sách bán chạy theo đánh giá của tờ New York Times, Wall Street, Amazon. Bà cũng là một blogger nổi tiếng, từng có nhiều đóng góp quan trọng cho các ấn phẩm học thuật, với hơn 80 ấn phẩm được bình duyệt và hơn 200 bài thuyết trình khoa học bảo chứng cho sự uy tín của mình.

Trong cuốn “Hoang mang”, bác sĩ Nina Shapiro cho thấy chúng ta đang sống trong thời điểm đầy rẫy sự ngờ vực. Mỗi ngày truyền thông lại tung ra vô vàn thông tin sức khỏe có thể gây sợ hãi hay khiến chúng ta thay đổi thói quen chỉ sau một đêm: Từ loài amip ăn não trong các hồ nước ngọt cho tới những căn bệnh được cho là bắt nguồn từ gluten, đường, vaccine, sinh vật biến đổi gen (GMO), và khả năng mắc ung thư từ nước máy...

Những luận điệu phổ biến thường dựa trên những nghiên cứu kém chất lượng, phóng đại, dễ gây hiểu nhầm, thậm chí hoàn toàn sai; một số chỉ là mánh khóe tạo ra để nhắm vào những người nhẹ dạ cả tin. Thật không may, rất nhiều người không biết tìm đến ai để có những lời khuyên đáng tin cậy, không thiên vị, trong bối cảnh internet đầy rẫy những thông tin sai lệch như vậy. Chính vì vậy, cuốn “Hoang mang” được ra đời nhằm giúp độc giả đập tan những lời đồn và hiểu rõ hơn về bản chất của sức khỏe.

Xin giới thiệu một số trích đoạn trong chương “Hãy tiêm đi: Đừng đánh mất miễn dịch cộng đồng” của cuốn “Hoang mang” tới bạn đọc.

CUỘC CHIẾN CHÂN THỰC

Cách đây không lâu, tỉ lệ miễn dịch thấp tới mức đáng báo động ở thành phố tôi sống, đặc biệt là trong cộng đồng giàu có nhất Los Angeles, đã được công bố. Cuộc chiến ủng hộ/phản đối vaccine lập tức nóng lên, được nhấn mạnh thêm bởi sự bùng phát của dịch sởi bắt nguồn từ Disneyland trong kỳ nghỉ vào năm 2015. Phần lớn chúng ta đều chưa từng chứng kiến một ca mắc sởi (cũng như quai bị, rubella, ho gà hay bại liệt), vậy nên chúng ta lo sợ rằng giống quái vật siêu nhỏ này sẽ đột nhập vào nơi chúng ta sống, trường chúng ta theo học, nhà chúng ta đang ở. Trái lại, một vài người có cảm nhận sai lệch rằng các loại bệnh này đã không còn tồn tại nữa hoặc nằm ngoài cuộc sống mạnh khỏe mà họ đang có.

Khi tôi còn là một đứa trẻ trong những năm 1960 và 1970, việc tiêm chủng là một nghi thức bắt buộc chứ không phải một lựa chọn về lối sống. Những người sinh trước năm 1972 có vết sẹo tiêm chủng đậu mùa ở trên bắp tay. Không như các loại vaccine tân tiến hơn, vaccine đậu mùa có chứa một lượng lớn virus, được tiêm vào ngay bên dưới bề mặt da, bộ phận sẽ bị nhiễm đậu mùa và sau đó để lại một vết sẹo có thể có đường kính lên tới 2,5 cm. Sau nhiều năm tiêm chủng toàn cầu, vào năm 1977, ca đậu mùa cuối cùng đã xảy ra ở Somalia, và vào năm 1980, WHO tuyên bố rằng đậu mùa đã bị xóa sổ trên toàn cầu.

Việc tiêm phòng không phải là hình phạt và không nên coi nó như vậy. Đúng là chúng có hơi đau. Sự đau đớn tạm thời không phải là lý do để biến việc tiêm phòng trở thành một thứ xấu xa. Thế còn những tổn thương thực sự có thể gây ra bởi vaccine thì sao? Cuộc chiến vaccine đang diễn ra cũng chân thực không kém gì bất kỳ cuộc chiến đẫm máu nào.

LỢI ÍCH CHO CẢ CỘNG ĐỒNG

Mỗi khi đến mùa cúm, những người vốn đang khỏe mạnh có thể bị tử vong bởi các biến chứng của căn bệnh này. Hệ miễn dịch mạnh mẽ lại thường chính là thứ kết thúc cuộc đời họ. Nhiều thanh niên khỏe mạnh có hệ miễn dịch chứa rất nhiều một loại chất giúp chống lại virus. Thông thường, đây là một điều tốt, nhưng khi mắc phải một căn bệnh tệ hại như cúm, loại chất này không chỉ chống lại virus mà còn chống lại chính bản thân họ khi tấn công vào mô phổi. Điều này khiến cho hệ hô hấp ngừng hoạt động hoàn toàn và có thể gây chết người. Cơ thể bị bất ngờ và đáp trả bằng cách phản ứng quá mức với virus. Điều này có nghĩa nếu tử vong bởi bệnh cúm, về cơ bản là bạn đã chết bởi những tổn thương mà hệ miễn dịch của chính bạn gây ra cho hai lá phổi.

Không như các phương pháp y tế khác, vaccine không chỉ đem lại lợi ích cho từng cá nhân mà còn cho cả cộng đồng. Vaccine (chủ yếu) là các chất tiêm vào cơ thể được sử dụng trên toàn cầu để phòng chống các loại bệnh có thể truyền nhiễm. Mặc dù ban đầu chúng được tạo ra để chống lại các loại virus, nhưng các loại vaccine hiện hành còn phòng ngừa giúp chúng ta khỏi các chứng nhiễm khuẩn. Đó không phải những loại bệnh mà bạn muốn chịu đựng, ngay cả khi đã từng vượt qua nó.

Khi khoa học phát triển, vaccine không cần chứa virus (hay vi khuẩn) hoàn chỉnh để người nhận có thể tăng cường kháng thể (trở nên miễn dịch) với loại bệnh tương ứng nữa. Phần lớn các loại vaccine ngày nay chỉ cần chứa một phần nhỏ của virus hay vi khuẩn, tức là một đoạn ADN hay protein, để người nhận có thể hình thành kháng thể. Điểm lợi của sự thay đổi trong khoa học về vaccine này là ngày càng có ít tác dụng phụ. Điểm trừ là một vài loại vaccine đã bị yếu đi đôi chút, đồng nghĩa với việc cần tiêm thêm các mũi nhắc lại và một số người có thể không tạo ra đủ kháng thể từ loại vaccine yếu hơn này, dù cho nó an toàn hơn. Đúng vậy - một số người có thể đã tiêm đủ mọi loại vaccine được khuyến cáo nhưng vẫn không miễn dịch với các bệnh mà chúng phòng ngừa. Những người này có hệ thống miễn dịch bình thường, nhưng kháng thể của họ không tăng lên khi được tiêm vaccine.

Đây là lúc miễn dịch cộng đồng phát huy tác dụng. Nếu phần lớn cộng đồng nhận được vaccine, những cá nhân không có miễn dịch sẽ được bảo vệ phần nào từ việc cả cộng đồng đã miễn dịch. Nếu cộng đồng (khoảng 90-95% dân số) không được bảo vệ, căn bệnh sẽ bắt đầu len lỏi. Chúng ta đã được chứng kiến những đợt bùng phát bệnh trên toàn cầu xảy ra ngày càng nhiều trong 10 - 20 năm trở lại đây, chủ yếu do hai nguyên nhân: Vaccine an toàn hơn nhưng yếu đi, và cộng đồng yếu đi.

Việc tiêm chủng không chỉ là một quyết định cá nhân hay thậm chí là dành cho gia đình của riêng ai. Vì miễn dịch cộng đồng có tầm ảnh hưởng đến những người xung quanh vượt xa những gì bạn có thể tưởng tượng. Nó không chỉ bảo vệ mỗi bản thân bạn, con cái và gia đình thân yêu của bạn, mà còn bảo vệ những người xung quanh bạn - hàng xóm, bạn bè và những người trong cùng cộng đồng dù bạn có biết họ hay không. Bạn chọn lái xe khi đang tỉnh táo để tự cứu lấy bản thân mình, nhưng cũng đồng thời cứu các tài xế khác trên đường. Bạn lựa chọn (hay bị ép) không hút thuốc lá ở những nơi quy định để không ảnh hưởng đến người khác và đe dọa mạng sống của họ.

Những đứa trẻ dễ ốm cần được tiêm đúng lịch hơn là những đứa khỏe mạnh. Một đứa bé bị hen suyễn có nguy cơ hình thành các biến chứng như viêm phổi từ một chứng bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine, như cúm hay phế cầu khuẩn, cao hơn nhiều so với một đứa bé có lá phổi khỏe mạnh.

Vaccine không hề độc hại với cơ thể hay là gánh nặng với hệ miễn dịch hơn những thứ con người vẫn thường phơi nhiễm trong cuộc sống hằng ngày. Mặc dù một vài người cho rằng việc tiêm vaccine đưa tạp chất vào cơ thể thuần khiết của một đứa trẻ, đó là một quan niệm hoàn toàn vô căn cứ. Trẻ em phơi nhiễm với hàng tỉ loại vi khuẩn và virus mỗi ngày - ngay từ khi mới ra đời.

Việc sinh sản theo đường âm đạo khiến đứa bé bị phơi nhiễm hàng triệu loại vi khuẩn, từ cả đường sinh đẻ lẫn đường ruột, trước khi đứa bé cất tiếng khóc chào đời. Một nụ hôn ẩn chứa 80 triệu loại vi khuẩn. Sữa mẹ có chứa hàng trăm loại vi khuẩn - không chỉ từ làn da người mẹ mà còn từ bản thân các mô ở vú.

Nhôm và formaldehyde trong vaccine cũng đã được đưa lên mục tin chính, gây sợ hãi cho quá nhiều người bởi vô số lập luận sai lệch. Nồng độ các chất này trong vaccine không là gì so với những gì chúng ta bị phơi nhiễm hằng ngày. Nhôm là thứ kim loại phổ biến nhất trong tự nhiên. Nó tồn tại trong không khí cũng như đồ ăn thức uống của chúng ta. Trẻ sơ sinh hấp thụ nhiều nhôm từ sữa mẹ hay sữa công thức hơn là từ vaccine. Phần lớn lượng nhôm đi vào cơ thể bạn đều mau chóng bị triệt tiêu. Formaldehyde cũng hiện diện ở khắp nơi trong môi trường sống của chúng ta và được sản sinh với số lượng nhỏ bởi phần lớn các sinh vật sống qua một phần của quá trình trao đổi chất thông thường. Một quả lê có chứa lượng formaldehyde cao gấp 60 lần so với vaccine.

CÁC LOẠI VACCINE HIỆN ĐẠI

Trong khi vaccine nguyên bản, chủ yếu được phát triển nhờ một sự tình cờ cách đây khoảng 200 năm, gây ra một phiên bản nhẹ của chứng bệnh cần phòng ngừa, điều này không còn xảy ra trong ngành miễn dịch học và các căn bệnh truyền nhiễm hiện đại. Phần lớn sự tránh né vaccine ở cộng đồng phản đối vaccine bắt nguồn từ quan niệm rằng cách duy nhất để được bảo vệ khỏi một loại bệnh là tiếp xúc một chút với chính loại bệnh đó.

Nhiều người lo sợ rằng, vaccine sẽ gây bệnh cho những người mà nó bảo vệ. Tôi không thể đếm nổi số người trưởng thành tôi biết không chịu tiêm phòng cúm bởi họ cho rằng nó chính là thứ gây ra bệnh cúm. Mặc dù có một chút sự thật trong chuyện này nhưng thời đại của chúng ta đã khác xa cái thời mà bệnh đậu mùa hoành hành trong lịch sử.

Ngày nay, chúng ta có ba loại vaccine: Bất hoạt, sống giảm độc lực và biến độc tố. Loại phổ biến nhất là bất hoạt; loại vaccine này không chứa virus hay vi khuẩn mà chỉ có một phần của chúng. Những phần này - ADN, protein hay một vài phân tử nhất định trên bề mặt virus - cho phép hệ miễn dịch “nhận diện” chúng là virus hay vi khuẩn và đạt được khả năng cảnh báo sớm. Cơ thể sau đó tạo ra các kháng thể chống lại mầm bệnh và sẽ luôn sẵn sàng nếu bị phơi nhiễm bệnh thực sự.

Nói cách khác, cơ thể đã được chuẩn bị rất lâu trước khi mầm bệnh có cơ hội xâm nhập. Thông thường, những kháng thể này không tồn tại cả đời hay không đủ để bảo vệ bạn chỉ sau một lần tiêm phòng, vậy nên các mũi tiêm nhắc lại cũng vô cùng quan trọng. Và ngay cả những người có hệ miễn dịch bị tổn hại cũng có thể được tiêm loại vaccine này.

Vaccine sống giảm độc lực là loại giống với vaccine đậu mùa nhất, nhưng có nồng độ nhỏ hơn rất nhiều so với vaccine đậu mùa nguyên bản. Phần lớn các loại vaccine này mang lại miễn dịch trọn đời chỉ sau một hay hai liều. Những người có hệ miễn dịch bị tổn hại không thể được tiêm loại này. Vaccine sống giảm độc lực bao gồm vaccine bại liệt dạng uống (giờ đây chủ yếu được sử dụng dưới dạng thuốc tiêm, chứa virus bất hoạt thay vì virus sống), vaccine sởi, vaccine rotavirus và vaccine sốt vàng. Vaccine BCG phòng bệnh lao được cấp ở một số nước trên thế giới cũng là vaccine vi khuẩn sống và không thể được sử dụng cho những người có hệ miễn dịch đã bị suy yếu. Đây là một lý do nữa cho thấy tại sao miễn dịch cộng đồng lại quan trọng đến vậy.

Loại vaccine cuối cùng là biến độc tố, nó chỉ đơn thuần là một loại độc tố bất hoạt được tạo ra từ vi khuẩn đang hoạt động. Loại này bao gồm các vaccine uốn ván và bạch hầu. Biến độc tố cho phép cơ thể phòng chống loại vi khuẩn gốc nếu nó xâm nhập vào cơ thể. Đây chỉ là một cái giá nhỏ phải trả để phòng ngừa những căn bệnh tệ hại này. Phần lớn các bác sĩ sinh ra trong khoảng 100 năm trở lại đây rất hiếm khi gặp, thậm chí là không bao giờ gặp, các ca uốn ván. Hằng năm ở Mỹ có chưa tới 30 ca.

Phần lớn chúng ta gần như không bao giờ phơi nhiễm các căn bệnh mà vaccine đã giúp chúng ta phòng ngừa, nhưng đồng thời việc này cũng góp phần khiến cho tình trạng phản đối vaccine ngày càng gia tăng. Đúng là điếc không sợ súng. Vào thế hệ cha mẹ tôi, hàng xóm và bạn bè của họ thường xuyên bị bại liệt. Khi vaccine bại liệt được phát triển vào năm 1955 bởi bác sĩ Jonas Salk, sau đó là vaccine bại liệt dạng uống bởi bác sĩ Albert Sabin vào năm 1961, không ai trong thế hệ đó cân nhắc việc từ chối được miễn dịch khỏi căn bệnh kinh khủng này, và đương nhiên họ không hề ngần ngại trong việc dự phòng cho con em mình.

CHỐNG LẠI SỰ SỢ HÃI

Vô vàn các bài báo trên tạp chí, các chương trình truyền hình đặc biệt và thậm chí là cả phim tài liệu đã đề cập về những tranh cãi liên quan đến vaccine. Cũng có rất nhiều cuốn sách được viết về chủ đề này - nhiều cuốn trong số đó rất bổ ích, một vài cuốn thật tuyệt vời, và một số khác hoàn toàn sai lệch. Nhưng tất cả các dạng truyền thông này, dù cho có giá trị và hiệu lực đến đâu đi chăng nữa, cũng chỉ là lời nói mà thôi. Chỉ có những người đã từng trải nghiệm các căn bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine hay đã từng điều trị chúng mới hiểu rõ về tầm quan trọng của vaccine.

Khi tiếp xúc với những người ngoan cố từ chối tiêm chủng, tôi nhận ra rằng vaccine trở thành một vấn đề chính trị, xã hội và mang đầy tính chia rẽ. Chúng ta chống lại họ. Họ chống lại chúng ta. Chúng ta không còn chiến đấu với bệnh tật nữa mà chuyển sang chống chọi lẫn nhau.

Việc từ chối vaccine không phải là một điều mới. Nó không bắt nguồn từ Google, Hollywood hay Twitter. Việc từ chối vaccine có tuổi đời gần như không kém gì chính vaccine. Người tiên phong về vaccine, Edward Jenner, đã vô cùng vất vả trong việc thuyết phục những người khai hoang trên thảo nguyên thời đó rằng việc được tiêm một lượng nhỏ virus đậu mùa sẽ bảo vệ họ khỏi căn bệnh đậu mùa chết chóc hơn. Họ đã lo sợ (một cách hoàn toàn chính đáng) rằng ngay cả việc phơi nhiễm một lượng nhỏ virus, thậm chí vì mục đích bảo vệ, cũng có thể khiến họ mắc căn bệnh đáng sợ đó.

Trong cuốn sách có sức ảnh hưởng lớn của Barry Glassner vào năm 1999 với tiêu đề “Culture of Fear” (Tạm dịch: Nền văn hóa của Sự sợ hãi), nhà xã hội học này đã mô tả cơn hoảng loạn trên toàn nước Mỹ sau khi một chương trình truyền hình đặc biệt có tiêu đề “DPT: Cò quay vaccine” được lên sóng vào năm 1982. Chương trình này kể lại những câu chuyện đầy thương tâm, dù chẳng biết tính xác thực đến đâu, về những đứa trẻ bị khuyết tật nghiêm trọng hay thậm chí tử vong sau khi tiêm vaccine DPT. Hiển nhiên chương trình này ngay lập tức được các phương tiện truyền thông quốc gia khác đưa tin lại, và sự hoảng loạn nhanh chóng chiếm lấy tâm trí mọi người.

Mặc dù các bác sĩ đã đưa ra nhiều nghiên cứu dài hạn có quy mô lớn với tổng số đối tượng nghiên cứu hơn một triệu trẻ em, cũng như các dữ liệu từ năm 1949 khi DPT mới được đưa vào sử dụng, cho thấy trong các năm trước đó, có tới 265.000 trẻ em mỗi năm bị mắc ho gà và 7.500 trong số đó đã tử vong, nỗi sợ vaccine vẫn lan rộng tới mức mất kiểm soát và tạo nên một cơn bão truyền thông thực sự, rất lâu trước khi YouTube ra đời. Tiếp nối theo đó là sự thành lập của một nhóm quyền lực có tên giống hệt vaccine DPT (nhưng lại là viết tắt của Dissatisfied Parents Together - Liên minh Phụ huynh Bất mãn), đừng đầu là Barbara Loe Fisher, người khẳng định rằng thần kinh của con bà đã bị hủy hoại cấp tính bởi vaccine DPT. Giới truyền thông ngay lập tức xuôi dòng sự kiện và trong vòng hai năm, một vài đơn vị sản xuất DPT đã bị gạt khỏi thị trường và không lâu sau đó, tình trạng thiếu vaccine đã xảy ra. Câu chuyện đó không chỉ xảy ra trên mỗi nước Mỹ.

Trước khi một loại vaccine được coi là an toàn để sử dụng cho người, nó phải trải qua những khâu kiểm tra gắt gao nhất trong y học.

Mặc dù đã trải qua rất nhiều tầng kiểm soát và xác nhận độ an toàn, những tổn thương liên quan đến vaccine vẫn xảy ra. Phần lớn các phản ứng do vaccine thực ra không phải là tổn thương thực sự, chỉ xảy ra ở mức nhẹ và trong khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, vaccine thực sự vẫn có thể gây ra các phản ứng phụ có hại thực sự và khủng khiếp. Tử vong liên quan đến vaccine có thể xảy ra và không thể đoán trước. Vaccine có thể gây ra viêm não và sốc phản vệ nghiêm trọng (các phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng). Chương trình VAERS (Hệ thống Báo cáo Phản ứng Có hại của Vacine) lưu giữ ghi chép về các sự kiện này.

Tuy vậy, các con số mới phản ánh câu chuyện thực sự. Kể từ năm 1988, đã có khoảng 15.000 trường hợp được báo cáo trong chương trình. Hãy cứ cho rằng, toàn bộ những người khiếu nại này đều thấy thỏa đáng khi nghĩ rằng việc tiêm chủng gây hại cho con của họ. Chúng ta có một vài con số khác: Mỗi năm có khoảng 4 triệu em bé Mỹ được sinh ra. Trong năm đầu đời, một em bé được tiêm từ 18 cho tới 22 mũi tiêm chủng khác nhau, nhiều mũi trong số đó có chứa tối đa tới ba loại vaccine (ví dụ, DTaP có chứa ba loại vaccine - bạch hầu, uốn ván và ho gà). Trong một năm, các em bé từ 0 đến 12 tháng tuổi nhận được tổng cộng 80 triệu mũi tiêm phòng. Các em bé từ 2 đến 10 tuổi nhận thêm tổng cộng 16 triệu mũi tiêm nữa. Và con số đó là chưa bao gồm vaccine cúm mùa. Nói cách khác, từ năm 1988 đến 2016, mỗi nhóm trẻ từ 0 đến 10 tuổi mỗi năm nhận được tổng cộng 120 triệu mũi tiêm. Tổng cộng, những trẻ em sinh ra trong khoảng thời gian từ 1988 đến 2006 nhận không dưới 3,36 tỉ mũi tiêm.

Có 15.000 báo cáo về tác hại của vaccine. Giả sử tất cả các báo cáo này là chính xác, thì tỉ lệ xảy ra phản ứng có hại có thể báo cáo của các mũi tiêm chủng chỉ là 0,0000004%.

Nguyễn Huy Minh (tổng hợp)
TIN LIÊN QUAN

Các bệnh viện lớn triển khai tiêm vaccine COVID-19 như thế nào?

Hải Nguyễn- Thùy Linh |

Ngày 13.5, theo đề nghị của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, Bệnh viện E tiếp tục triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho cán bộ, nhân viên y tế và một số đối tượng nguy cơ cao khác. Trong khi đó, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 1.500 phi công và tiếp viên của Vietnam Airlines cũng tiêm chủng vaccine Astra Zeneca.

Bản đồ vaccine COVID-19 mới nhất: Toàn cầu đã tiêm 1,34 tỉ liều vaccine

Thanh Hà |

Hơn 1,34 tỉ liều vaccine COVID-19 đã được tiêm trên toàn thế giới tính đến ngày 11.5.

Tiêm vaccine COVID-19 đúng tiến độ, phản ứng sau tiêm thấp

Lệ Hà |

Tính đến nay, sau hơn hai tháng triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19, tất cả các trường hợp tiêm vaccine AstraZeneca đều an toàn do Việt Nam áp dụng quy trình tiêm chủng an toàn. Việt Nam đã thực hiện tiêm vaccine phòng COVID-19 đợt 1 và 2 tại các tỉnh/TP cho gần 900.000 người là cán bộ, nhân viên y tế, công an, quân đội...

Ban Chỉ đạo Quốc gia đề nghị 5 bệnh viện tiêm vaccine COVID-19

Thùy Linh |

Hôm nay (12.5) Bệnh viện E đã tổ chức triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 theo đề nghị của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19.

Vị thế tiềm năng của Châu Á - Thái Bình Dương trong bản đồ vaccine toàn cầu

Thanh Hà |

Hãng dược Đức BioNTech công bố lập cơ sở sản xuất mới ở Singapore, dự kiến sản xuất “vài trăm triệu” liều vaccine một năm cho khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Trong khi đó, Mỹ vừa cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine Pfizer-BioNTech cho trẻ từ 12 tới 15 tuổi.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Các bệnh viện lớn triển khai tiêm vaccine COVID-19 như thế nào?

Hải Nguyễn- Thùy Linh |

Ngày 13.5, theo đề nghị của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, Bệnh viện E tiếp tục triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho cán bộ, nhân viên y tế và một số đối tượng nguy cơ cao khác. Trong khi đó, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 1.500 phi công và tiếp viên của Vietnam Airlines cũng tiêm chủng vaccine Astra Zeneca.

Bản đồ vaccine COVID-19 mới nhất: Toàn cầu đã tiêm 1,34 tỉ liều vaccine

Thanh Hà |

Hơn 1,34 tỉ liều vaccine COVID-19 đã được tiêm trên toàn thế giới tính đến ngày 11.5.

Tiêm vaccine COVID-19 đúng tiến độ, phản ứng sau tiêm thấp

Lệ Hà |

Tính đến nay, sau hơn hai tháng triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19, tất cả các trường hợp tiêm vaccine AstraZeneca đều an toàn do Việt Nam áp dụng quy trình tiêm chủng an toàn. Việt Nam đã thực hiện tiêm vaccine phòng COVID-19 đợt 1 và 2 tại các tỉnh/TP cho gần 900.000 người là cán bộ, nhân viên y tế, công an, quân đội...

Ban Chỉ đạo Quốc gia đề nghị 5 bệnh viện tiêm vaccine COVID-19

Thùy Linh |

Hôm nay (12.5) Bệnh viện E đã tổ chức triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 theo đề nghị của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19.

Vị thế tiềm năng của Châu Á - Thái Bình Dương trong bản đồ vaccine toàn cầu

Thanh Hà |

Hãng dược Đức BioNTech công bố lập cơ sở sản xuất mới ở Singapore, dự kiến sản xuất “vài trăm triệu” liều vaccine một năm cho khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Trong khi đó, Mỹ vừa cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine Pfizer-BioNTech cho trẻ từ 12 tới 15 tuổi.