Hà Nội trong trái tim tôi

SALEEM HAMMAD |

Khi nghe hai tiếng “Hà Nội” là như có gì đó chạm vào con tim tôi, khiến nó thổn thức và rung động lạ thường. Tôi không phải người Hà Nội theo cái cách là người được sinh ra và lớn lên tại nơi đây. Nhưng không biết từ bao giờ tôi đã nghĩ, Hà Nội chính là quê hương thứ hai của mình. Bởi đó là nơi tôi đã được học những chữ tiếng Việt đầu tiên, nơi tôi đang sinh sống và làm việc.

Hà Nội cất giữ cho riêng tôi những kỷ niệm của thanh xuân và trưởng thành, 9 năm tuy không phải là quãng thời gian dài nhưng đủ dài để đánh dấu những cột mốc cho một đời người, và đó chính là quãng thời gian tôi được sống cùng Hà Nội.

Nhớ lại lần đầu tiên đặt chân đến Hà Nội, ấn tượng của tôi về Thủ đô nghìn năm văn hiến là thành phố được phủ màu xanh tươi của cây cối với rất nhiều hồ nước tràn đầy sức sống, hơn nữa là một thành phố vô cùng yên bình. Cho đến bây giờ, cảm nhận đó vẫn còn in đậm trong tiềm thức của tôi.

Hồi còn là sinh viên đang theo học tại trường Đại học Hà Nội, tôi thường theo bạn bè tụ tập ngồi trà chanh chém gió ở khu phố cổ. Một phần vì còn trẻ tuổi ham chơi, một phần tôi cũng muốn giao lưu làm quen với người Việt nhiều hơn để rèn luyện tiếng Việt vì trình độ tiếng Việt của tôi hồi đó còn rất hạn chế và khiêm tốn. Người Việt có câu “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, quả thật không sai!

Tôi thường thích lái xe máy đi lượn lờ phố xá và cũng chính vì thế, tôi có thể thuộc được hết đường phố Hà Nội. Năm thứ tư đại học, tôi được học về môn lịch sử Việt Nam và rất bất ngờ khi biết rằng, tên những con phố ấy chính là tên của những vị anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Võ Thị Sáu, Quang Trung...

Tôi thấy rất ấn tượng về văn hóa chợ cóc ở Hà Nội, và thường rất thích đi chợ mua đồ. Ngoài việc mua đồ ở chợ vừa rẻ vừa tươi, tôi còn có thể giao lưu với các cô chú, anh chị bán hàng. Có lẽ, tôi cũng khá may mắn khi là người nước ngoài nói được tiếng Việt, nên mỗi lần mặc cả mua đồ là thế nào cũng được mua hàng với giá ưu ái.

Khi còn là sinh viên năm cuối, tôi đã đi làm thêm bằng việc dạy tiếng Anh. Trong lúc chờ lên lớp, tôi thường ghé vào ngồi tại một quán trà đá vỉa hè. Quả thực ngồi đây và nói chuyện với cô chú hàng nước rất thú vị. Môn học tiếng Việt tôi thích nhất đó là thành ngữ, tục ngữ, nhưng để hiểu đến tận cùng ý nghĩa sâu xa của từng câu, tôi cần áp dụng vào thực tế và phải tiếp xúc thật nhiều người dân bản xứ, nhất là những người lớn tuổi vì Việt Nam có câu “gừng càng già càng cay”. Do vậy, mỗi buổi ngồi trà đá vỉa hè, tôi lại học được khá nhiều thành ngữ tục ngữ mới, bên cạnh đó cũng biết được khá nhiều thông tin mặc dù không chính thức từ những cô bác bán trà đã vỉa hè. Lúc đó, tôi mới hiểu tại sao mọi người thường trêu đùa: Các quán trà đá vỉa hè chính là Thông tấn xã Việt Nam.

Có lẽ do ở quê hương tôi không có hồ nước nên đến với Hà Nôi - một thành phố với rất nhiều hồ - đã khiến tôi bị choáng ngợp và yêu ngay từ lần gặp đầu tiên. Tôi yêu Hồ Gươm vốn mang tính biểu tượng là trung tâm của Thủ đô, nơi có câu chuyện lịch sử gắn liền với hình ảnh Tháp Rùa. Tôi yêu Hồ Tây vốn là một điểm đến lãng mạn, lồng lộng gió chiều với cảnh hoàng hôn khiến người nhìn phải thổn thức và thốt lên rằng: “Ôi! Tuyệt đẹp làm sao!”. Tôi thường hẹn hò bè bạn ngồi cà phê bên con đường ven Hồ Tây để cùng chuyện trò và ngắm cảnh, cảm giác mình thật gần gũi với thiên nhiên khi thấy Hồ Tây rộng lớn quá. Có đôi khi, tôi lại thích ngồi một mình ở một góc hồ, chẳng làm gì cả, chỉ ngồi đó bên trái dừa tươi và điếu thuốc lá, đưa mắt ngắm nhìn toàn cảnh và cảm nhận cuộc sống diễn ra xung quanh. Với tôi, điều đó cũng thú vị vô cùng!

Có những lúc cảm giác tồi tệ như nuốt chửng tâm trí, tôi muốn trốn khỏi khói bụi ồn ào thì tôi thường xuống chân cầu Long Biên, ngồi bên bờ sông Hồng, ngắm nhìn những ánh đèn của các tòa nhà cao tầng phía bên kia sông, nhìn những dòng xe trên cầu đi lại. Có những hôm, tôi được ngắm cả đoàn tàu chạy vút qua cây cầu trăm tuổi, rồi nhìn vào dòng nước cuộn trôi, nghe tiếng sóng vỗ bờ dào dạt. Quả thật, Hà Nội như hiểu tôi muốn gì và đã dành tặng riêng tôi một không gian riêng tư và tuyệt vời đến thế!

Tôi cũng giống rất nhiều người khác, đều lặng đi khi Hà Nội vào thu. Không khí mùa thu ở Hà Nội đặc biệt lạ thường, không giống nơi nào trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tiết trời mùa thu tuyệt đẹp, dễ chịu, thanh mát khiến lòng người cũng nhẹ nhàng, tươi vui. Hương hoa sữa nồng nàn trong gió thoảng như khơi gợi và mang chút hoài niệm từ quá khứ trở về. Càng gắn bó lâu với Hà Nội, tôi lại càng thấy yêu mùa thu thật nhiều, càng có thể cảm nhận rõ nét sự độc đáo chỉ có ở mùa thu Hà Nội. Trong không khí mùa thu mà được dạo bước trên con phố Phan Đình Phùng thì quả thực là một cảm giác hoàn hảo và thật khó để diễn tả nó bằng lời... trên con phố này. Tôi bị thu hút bởi những xe hoa hàng rong, trên chiếc xe đạp mỏng manh nhỏ bé là ngập tràn những bông hoa rực rỡ sắc màu, đua nhau khoe mình trong nắng thu...

Tôi là người rất yêu hoa và thường mua hoa về cắm trong nhà hàng tuần. Điểm thú vị ở Hà Nội là mỗi mùa lại có một loài hoa đặc trưng và điều này còn được thể hiện rõ trong lời bài hát “Hà Nội - 12 mùa hoa” của nhạc sĩ Giáng Son.

“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” là hai câu thơ tiêu biểu nói về người Hà Nội, về sự thanh lịch của người Hà Thành mà tôi có thể cảm nhận rõ nhất là trong giọng nói. Với 9 năm sinh sống tại Thủ đô và cũng từng được trải nghiệm rất nhiều nơi ở Việt Nam, tôi có thể phân biệt được giọng nói vùng miền, địa phương, và giọng nói của người Hà Nội gốc. Âm điệu nhẹ nhàng, dịu dàng, êm ái, thanh âm tình cảm, rõ ràng “tròn vành rõ chữ” là những gì tôi có thể cảm nhận được sự khác biệt giữa người Hà Nội gốc và người địa phương khác.

Về ẩm thực, quả thật với trường hợp của tôi thì khó lòng có thể thưởng thức được hết đặc sản tiêu biểu của Hà Nội. Bởi theo tôn giáo của tôi, tôi không ăn được thịt lợn, mà ở Hà Nội nói riêng hay Việt Nam nói chung, người ta thường chế biến món ăn từ thịt lợn rất nhiều. Tôi biết nem rán Hà Nội là một món ăn truyền thống của người Hà Nội được rất nhiều người Việt Nam cũng như bạn bè quốc tế ưa chuộng, nhưng vì có thịt lợn nên tôi không thể ăn ngoài hàng quán. "Cái khó ló cái khôn”, tôi đã nghĩ ra cách tự chế biến ở nhà và thay thế thịt lợn bằng thịt bò. Khi thưởng thức món nem được chế biến khá kỳ công, tôi cảm nhận được cái vị thơm ngậy, ngon ngọt đậm đà của nem rán Hà Nội. Ngoài ra, tôi cũng thường ghé Bát Đàn để ăn bún riêu cua, đến Phùng Hưng để ăn phở bò, rồi ăn phở gà trộn ở phố Hàng Hòm, nộm bò khô ở phố Hồ Hoàn Kiếm hay tụ tập bạn bè ăn uống thì sẽ đến Thi Sách để quây quần bên nồi lẩu bò nhúng dấm. Một đặc sản khác gắn liền với đời sống của người nông dân Hà Nội mà tôi rất ấn tượng, đó chính là Cốm - một món quà của lúa non. Cốm có cái vị rất đồng điệu với một món ăn ở quê hương tôi, khác một điều là cốm được làm từ lúa (nước) non, còn món ăn ở quê tôi lại được làm từ lúa mì non, nhưng đều có cái vị thơm thơm, dẻo dai, ngọt béo. Quả thật, Hà Nội “nhỏ nhưng có võ” với bao nhiêu đặc sản như níu giữ vị giác của con người, khiến thực khách khi đã ăn là sẽ không thể nào quên được.

Sau khi tốt nghiệp Khoa Việt Nam học của trường Đại học Hà Nội vào tháng 6.2016, tôi đã quay trở về Palestine để làm việc, nhưng 9 tháng ở quê nhà, tâm hồn tôi như chia làm hai nửa, một nửa ở Palestine và một nửa ở Hà Nội. Sau 9 tháng nhớ Hà Nội da diết, tôi mới biết rằng tình yêu tôi dành cho Hà Nội lớn đến nhường nào và tình yêu đó xuất phát từ chính tình yêu mà tôi dành cho Palestine - quê hương tôi. Do vậy, tôi đã quyết định quay lại Hà Nội và sẽ gắn bó với Hà Nội lâu hơn nữa. Đến thời điểm hiện tại, tôi có thể chắc chắn khẳng định rằng: Hà Nội chính là quê hương thứ hai của mình!

SALEEM HAMMAD
TIN LIÊN QUAN

Đại sứ hữu nghị Saleem Hammad: Chúng tôi rất ngưỡng mộ Việt Nam

Nhà văn Di Li |

Tôi gặp Saleem Hammad lần đầu tiên tại một lễ hội được tổ chức tại nhà riêng ngài Đại sứ Palestine. Lúc vừa vào cổng, tôi đã nghe mấy chàng trai trẻ người Palestine là nhân viên của đại sứ quán í ới gọi nhau bằng tiếng Việt: Saleem ơi Saleem, chị Di Li đến này. Người gọi là một anh chàng đẹp trai như tài tử điện ảnh, còn người vội vàng chạy ra đón tôi cũng có vóc dáng và khuôn mặt tựa diễn viên Hollywood.

Tản mạn về Văn hóa ẩm thực Đông Phương

Nguyễn Xuân Lạc |

Văn hóa ẩm thực Đông phương chuộng sự thanh đạm. Thanh đạm trong khẩu phần ăn uống cũng như trong cách ăn uống. Và đó cũng là cách sống thanh đạm của các bậc hiền giả phương Đông.

Còi tàu trong đêm - Một thời để yêu và sống

Nhà văn Nguyễn Văn Thọ |

Nguyễn Duy Ngọc thường khiêm tốn tự nhận, ông là nhà văn không chuyên nghiệp, tôi e là chưa trúng.

Dự báo diễn biến không khí lạnh và nắng nóng trong một tháng tới

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh trong thời kỳ cuối tháng 2 và đầu tháng 3 năm nay khả năng hoạt động mạnh hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kì.

Ủng hộ đưa lịch sử là môn thi bắt buộc tốt nghiệp THPT năm 2025

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sau thông tin môn lịch sử dự kiến là môn thi bắt buộc tốt nghiệp THPT năm 2025, nhiều học sinh, phụ huynh và giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ở Hà Tĩnh đã bày tỏ ủng hộ và sẵn sàng tâm thế nếu điều này được thực hiện.

Hà Nội chốt ba môn thi vào lớp 10 năm học 2023-2024

Vân Trang |

Năm nay, Hà Nội sẽ thi tuyển 3 môn: Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ để tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông công lập.

Phú Thọ: Dân khốn khổ vì dự án đường cao hơn nền nhà cả mét

Tô Công - Minh Nguyễn |

Người dân sống tại xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao bức xúc vì dự án đường nâng nền lên quá cao, gây phiền toái thậm chí là thiệt hại cho nhiều hộ gia đình.

Muôn kiểu tranh chấp chung cư: Khi khu đô thị đáng sống không còn đáng sống

Khương Duy |

Thời gian qua, việc tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư chung cư ngày càng tăng. Không chỉ ở các thành phố lớn như: Hà Nội, TPHCM, tình trạng này còn xảy ra ở nhiều địa phương. Tranh chấp kéo dài không tìm được lời giải khiến việc ở chung cư trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người.

Đại sứ hữu nghị Saleem Hammad: Chúng tôi rất ngưỡng mộ Việt Nam

Nhà văn Di Li |

Tôi gặp Saleem Hammad lần đầu tiên tại một lễ hội được tổ chức tại nhà riêng ngài Đại sứ Palestine. Lúc vừa vào cổng, tôi đã nghe mấy chàng trai trẻ người Palestine là nhân viên của đại sứ quán í ới gọi nhau bằng tiếng Việt: Saleem ơi Saleem, chị Di Li đến này. Người gọi là một anh chàng đẹp trai như tài tử điện ảnh, còn người vội vàng chạy ra đón tôi cũng có vóc dáng và khuôn mặt tựa diễn viên Hollywood.

Tản mạn về Văn hóa ẩm thực Đông Phương

Nguyễn Xuân Lạc |

Văn hóa ẩm thực Đông phương chuộng sự thanh đạm. Thanh đạm trong khẩu phần ăn uống cũng như trong cách ăn uống. Và đó cũng là cách sống thanh đạm của các bậc hiền giả phương Đông.

Còi tàu trong đêm - Một thời để yêu và sống

Nhà văn Nguyễn Văn Thọ |

Nguyễn Duy Ngọc thường khiêm tốn tự nhận, ông là nhà văn không chuyên nghiệp, tôi e là chưa trúng.