GS.TS Bùi Danh Lưu - một trí thức tài năng, nhà lãnh đạo và quản lý tâm huyết của ngành GTVT

Thanh Hà (Tổng hợp) |

Nhân kỷ niệm 85 năm ngày sinh (28.8.1935 - 28.8.2020) và 10 năm ngày mất của GS.TS Bùi Danh Lưu (30.12.2010 - 30.12.2020), Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp với Viện nghiên cứu, Bảo tồn và Phát huy Văn hóa dân tộc cùng gia đình vừa tổ chức tọa đàm “GS.TS Bùi Danh Lưu - Một trí thức tài năng, nhà lãnh đạo và quản lý tâm huyết của ngành GTVT Việt Nam”.

GS.TS Bùi Danh Lưu (còn có tên là Quốc Linh) sinh ngày 28.8.1935 tại xã Đào Xá, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, xuất thân trong một gia đình Nho học. Năm 1953, khi đang là học sinh Trung học Phổ thông, ông đã tham gia Ban vận tải tiền phương phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ. Chiến dịch kết thúc, ông về trường học tiếp rồi được điểu về Tổng cục đường sắt làm liên lạc viên, đảm bảo giao thông trong kháng chiến chống Mỹ ở khu IV.

Năm 1970, ông được cử sang Tiệp Khắc du học và trở về nước năm 1976 với tấm bằng Phó Tiến sĩ. Thời điểm đó rất nhiều đơn vị thuộc Bộ GTVT như Ban Xây dựng 67, Công trình cầu Thăng Long, Cục Công trình 1... đều muốn mời ông về làm với lời hứa đề nghị cấp trên đề bạt ông làm Phó Cục trưởng. Nhưng GS.TS Bùi Danh Lưu lựa chọn đảm nhiệm chức vụ Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật Giao thông vận tải. Trong 4 năm ở đây, ông đã hoàn thành nhiều đề tài nghiên cứu khoa học và được đưa vào ứng dụng thực tiễn. Đặc biệt, sau đó ông được bổ nhiệm Thứ trưởng, rồi Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và Bưu điện (GTVTBĐ)... có nhiều “độc đáo” đáng để hậu thế suy ngẫm!

Từ Phó Viện trưởng lên Thứ trưởng chỉ trong... 17 ngày!

Một buổi chiều cuối tháng 9.1982, Bộ trưởng Bộ GTVTBĐ, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên đột xuất đến thăm Viện Kỹ thuật Giao thông Vận tải nơi Bùi Danh Lưu đang làm Phó Viện trưởng. Về thứ tự chức vụ lúc đó, ông xếp cuối cùng sau mấy Phó Viện trưởng nữa.

Kết thúc buổi làm việc, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên đột nhiên gọi Bùi Danh Lưu và vị Viện trưởng lúc đó vào phòng nói:

- Sắp tới, Bộ cần có thêm một Thứ trưởng đặc trách về khoa học kỹ thuật. Một trong hai anh sẽ được chọn. Các anh có ý kiến gì không?

Cả hai người đều im lặng. Bộ trưởng Đồng Sỹ Nguyên nói tiếp:

- Thôi được rồi, Bộ sẽ cân nhắc. Các anh có ý kiến gì thì gửi thư cho tôi.

Chừng nửa tháng sau, khoảng tháng 10.1982, ông bất ngờ được thăng chức làm Vụ trưởng Vụ Khoa học Kỹ thuật Bộ GTVTBĐ. Những tưởng đã yên vị. Vậy mà chỉ sau 17 ngày khi lên chức Vụ trưởng, Bùi Danh Lưu lại được lệnh lên gặp Bộ trưởng Đồng Sỹ Nguyên và nhận thông báo: Trung ương đã quyết định bổ nhiệm ông làm Thứ trưởng, quyết định đã có từ lâu.

Vậy là chỉ sau 17 ngày, từ Viện phó GS.TS Bùi Danh Lưu đã lên Thứ trưởng. Đây có thể được coi là kỷ lục về đề bạt cán bộ công chức của Việt Nam.

“Cha đẻ” cầu Chương Dương và nhiều cây cầu khác trên cả nước

GS.TS Bùi Danh Lưu được coi là “cha đẻ” cầu Chương Dương khi ông có công đầu xây nên cây cầu này.

Những năm 80 của thế kỷ 20, cả Hà Nội chỉ có cầu Long Biên bắc qua sông Hồng. Do làn đường ô tô quá nhỏ nên cảnh ùn tắc liên tục xảy ra. Vì vậy, việc xây dựng ngay một cây cầu để vào trung tâm Hà Nội được ưu tiên hàng đầu. Lúc bấy giờ, tướng Đồng Sỹ Nguyên muốn nhờ Nhật Bản xây dựng một cầu treo nhưng vị Thứ trưởng trẻ tuổi Bùi Danh Lưu lại đề xuất xây một cây cầu sắt vĩnh cửu với tốc độ làm cầu treo, tận dụng khối lượng sắt thép, vật tư làm cầu Thăng Long còn thừa. Ông sẽ tự thiết kế cây cầu và chịu trách nhiệm về tính khả thi của dự án.

Sau thời gian thuyết phục, ông đã được Bộ trưởng và Chính phủ phê duyệt dự án, đồng thời đích thân ông chỉ huy công trình. Người ta kể lại rằng, ông đã chỉ đạo chế tác các thanh dầm từ những thứ “đầu thừa đuôi thẹo” thải ra từ cầu Thăng Long theo một cách rất Việt Nam, tức là trên thế giới chẳng có ai làm như thế cả.

Sau thời gian ngắn kỷ lục, 1 năm 9 tháng, cầu Chương Dương được khánh thành, vượt tiến độ 12 tháng, chấm dứt hoàn toàn cảnh tắc nghẽn trên cầu Long Biên.

Đây là cây cầu lớn đầu tiên được thiết kế và thi công tại Việt Nam không cần có sự trợ giúp kỹ thuật của các kỹ sư nước ngoài. Tại cây cầu này, các kỹ sư cầu đường của Việt Nam đã được thử sức mình để có thể thiết kế thi công các cây cầu lớn khác.

Đến tận bây giờ, cầu Chương Dương vẫn đang được khai thác, vận hành tốt sau 30 năm, mặc dù mục tiêu ban đầu đề ra chỉ cần sử dụng trong 10 năm là “hoàn thành nhiệm vụ”. Cây cầu Chương Dương sừng sững được coi là biểu tượng của tinh thần tự lực, tự cường Việt Nam và đi vào lịch sử với tên tuổi đồng chí Bùi Danh Lưu.

Tháng 6.1986, sau thành tích xây dựng cầu Chương Dương, Thứ trưởng Bùi Danh Lưu bất ngờ được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và Bưu điện. Từ đó, ông liên tục được tín nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và Bưu điện và đảm nhận chức vụ này liên tục trong vòng 10 năm.

Tác giả của phương sách tạo điều kiện cho sự phát triển của Ngành GTVTBĐ Việt Nam

GS.TS - Bộ trưởng Bùi Danh Lưu đã dành cả cuộc đời cống hiến cho ngành GTVTBĐ. Thời gian giữ chức Bộ trưởng của ông là những năm “bản lề” của đổi mới, vì vậy không thể phủ nhận những quyết sách sáng suốt của ông đã đem lại thành quả toàn diện trên mọi lĩnh vực của ngành.

Với tầm nhìn chiến lược, Bộ trưởng Bùi Danh Lưu đã đưa ra Chương trình 11 điểm phát triển ngành GTVT. Đây được coi là hành động “tự phẫu thuật mình”. Chấm dứt mô hình đơn vị hỗn hợp, tách công tác quản lý khỏi sản xuất kinh doanh khi cho lập các Cục chuyên ngành - hoàn toàn làm công tác quản lý nhà nước và các Tổng công ty kinh doanh vận tải chịu trách nhiệm kinh doanh và nộp tiền cho ngân sách. Quyết sách này tác động mạnh trong toàn ngành. Sau khi tách ra, người và nghề duy tu trả lại đúng tên, nhiều hoạt động được chấn chỉnh hoặc khôi phục trở lại.

Thêm nữa, khi ấy nhiều đường liên thôn, liên xã nhỏ hẹp, cầu cống tạm bợ, vẫn còn hơn nghìn xã chưa có đường ô tô đến trung tâm. Bộ trưởng Bùi Danh Lưu trực tiếp phát động chương trình phát triển giao thông nông thôn theo phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm” trên phạm vi cả nước. Cách làm hợp lòng dân được hầu hết các địa phương hưởng ứng nhiệt tình, mang lại hiệu quả cao, cải thiện một bước rất đáng kể bộ mặt giao thông nông thôn. Sau 10 năm ông giữ vai trò Bộ trưởng, đã có thêm gần 1.000 xã được xóa khỏi danh sách chưa có đường ô tô tới trung tâm.

Chính sách táo bạo thứ hai mà Bộ trưởng Bùi Danh Lưu đã đưa ra là xã hội hóa kinh doanh vận tải, huy động xe tư nhân tham gia vận tải. Và chỉ trong một thời gian ngắn, tình thế đã đảo ngược, cung cầu từ hụt hẫng nghiêm trọng trở lại cân bằng mà nhân tố quyết định là do các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, chủ yếu là tư nhân đầu tư phương tiện mới chiếm tỉ trọng từ 70% - 80% tham gia kinh doanh vận tải.

Một quyết sách đúng đắn khác của Bộ trưởng Bùi Danh Lưu khi chủ trương thu phí giao thông, “lấy đường nuôi đường, lấy công trình nuôi công trình”, để tạo vốn xây dựng và duy tu hạ tầng cơ sở giao thông. Những phương sách này đã tạo tiền đề cho việc triển khai hàng loạt các dự án BOT và PPP sau này.

Những tiến bộ về khoa học kỹ thuật mang tính đột phá được ông đẩy mạnh khiến trong thời gian làm Bộ trưởng Bùi Danh Lưu có hàng loạt các cây cầu lớn, đẹp ra đời như cầu Mỹ Thuận, Cầu Phong Châu, cầu Đò Quan, Cầu Lạc Quần...

Với vốn tri thức được đào tạo bài bản, tầm nhìn hơn người, với bản lĩnh và tâm huyết dành cho ngành GTVTBD, GS.TS Bùi Danh Lưu đã “vực” ngành giao thông qua khỏi khủng hoảng những năm thập niên 70 - 80 của thế kỉ 20 và bắt đầu có những bước phát triển khởi đầu cho sự bùng phát mạnh mẽ trong thế kỉ sau.

Ông vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Ba; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhì; Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng...


Thanh Hà (Tổng hợp)
TIN LIÊN QUAN

Công đoàn ngành Giao thông Vận tải kịp thời hỗ trợ người lao động khó khăn

Hà Anh |

Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhiều lao động trong ngành giao thông vận tải gặp khó khăn. Trước tình hình trên, Công đoàn Giao thông Vận tải Việt Nam đã chỉ đạo các cấp công đoàn trực thuộc, phối hợp tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn, ổn định đời sống người lao động.

Công đoàn ngành Giao thông Vận tải Hà Nội ký 8 thỏa thuận hợp tác

Hải Anh |

Tại kỳ họp thứ 14 của Ban Chấp hành Công đoàn ngành Giao thông Vận tải Hà Nội khóa VI, thông tin cho biết, đã ký 8 thỏa thuận hợp tác cung cấp dịch vụ, hàng hóa giảm đến 25%, các sản phẩm cho đoàn viên, người lao động.

Vượt khó thi đua, làm lợi hàng trăm tỉ đồng

Việt Lâm |

Ngày 20.8, tại Hà Nội, Công đoàn Giao thông Vận tải Việt Nam (CĐ GTVT VN) tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến trong công nhân viên chức lao động ngành GTVT 5 năm (giai đoạn 2016-2020).

Người lao động ngành giao thông vận tải có 2.144 sáng kiến trong 5 năm

Việt Lâm |

Ngày 20.8, tại Hà Nội, CĐ Giao thông Vận tải Việt Nam (CĐ GTVT VN) tổ chức Hội nghị Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến trong CNVCLĐ Ngành GTVT 5 năm (giai đoạn 2016 – 2020). Các đồng chí: Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN; Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ GTVT; Đỗ Nga Việt, Chủ tịch CĐ GTVT VN cùng chung vui với 104 CNVCĐ tiêu biểu được tôn vinh tại Hội nghị.

Cần hỗ trợ kịp thời người lao động ngành giao thông vận tải khó khăn

Hà Anh |

Ngày 5.4, đồng chí Đỗ Nga Việt - Chủ tịch Công đoàn Giao thông Vận tải Việt Nam cho biết, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang có diễn biến phức tạp, khó lường... Công đoàn ngành đã yêu cầu các cấp công đoàn trong ngành cần nắm bắt, hỗ trợ kịp thời người lao động khó khăn.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Công đoàn ngành Giao thông Vận tải kịp thời hỗ trợ người lao động khó khăn

Hà Anh |

Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhiều lao động trong ngành giao thông vận tải gặp khó khăn. Trước tình hình trên, Công đoàn Giao thông Vận tải Việt Nam đã chỉ đạo các cấp công đoàn trực thuộc, phối hợp tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn, ổn định đời sống người lao động.

Công đoàn ngành Giao thông Vận tải Hà Nội ký 8 thỏa thuận hợp tác

Hải Anh |

Tại kỳ họp thứ 14 của Ban Chấp hành Công đoàn ngành Giao thông Vận tải Hà Nội khóa VI, thông tin cho biết, đã ký 8 thỏa thuận hợp tác cung cấp dịch vụ, hàng hóa giảm đến 25%, các sản phẩm cho đoàn viên, người lao động.

Vượt khó thi đua, làm lợi hàng trăm tỉ đồng

Việt Lâm |

Ngày 20.8, tại Hà Nội, Công đoàn Giao thông Vận tải Việt Nam (CĐ GTVT VN) tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến trong công nhân viên chức lao động ngành GTVT 5 năm (giai đoạn 2016-2020).

Người lao động ngành giao thông vận tải có 2.144 sáng kiến trong 5 năm

Việt Lâm |

Ngày 20.8, tại Hà Nội, CĐ Giao thông Vận tải Việt Nam (CĐ GTVT VN) tổ chức Hội nghị Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến trong CNVCLĐ Ngành GTVT 5 năm (giai đoạn 2016 – 2020). Các đồng chí: Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN; Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ GTVT; Đỗ Nga Việt, Chủ tịch CĐ GTVT VN cùng chung vui với 104 CNVCĐ tiêu biểu được tôn vinh tại Hội nghị.

Cần hỗ trợ kịp thời người lao động ngành giao thông vận tải khó khăn

Hà Anh |

Ngày 5.4, đồng chí Đỗ Nga Việt - Chủ tịch Công đoàn Giao thông Vận tải Việt Nam cho biết, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang có diễn biến phức tạp, khó lường... Công đoàn ngành đã yêu cầu các cấp công đoàn trong ngành cần nắm bắt, hỗ trợ kịp thời người lao động khó khăn.