Gốm “điêu tô độc bản” - một con đường dài

Vũ Lâm |

Hồi nhỏ, mỗi lần về quê chơi, tôi được đi cùng người lớn đạp xe sang tổng gốm Quế (gồm hai làng cổ, tên chữ là Đinh Xá Thượng và Đinh Xá Hạ, nổi tiếng về gốm đỏ, “gốm son” gần năm trăm tuổi, thuộc tỉnh Hà Nam). Được nghe người trên thư thả chuyện trò, nhớ như in câu của một cụ ông lão làng nghề gốm nơi đây, nói: “Gốm mà chơi được thì cần và phải là điêu tô độc bản, biểu tình thái tự thân tự tại, ôi giời, khó lắm”.

Đương là trẻ con, nhìn thấy, yêu thích, vui tai lỏm nghe khoái hoạt, nhưng hiểu thì chịu... Lớn lên, đi học đại học, gặp người giỏi chữ Việt - Hán, bèn hỏi câu này hiểu làm sao, được bạn giải nghĩa giản dị là: Chữ “điêu tô” là tên gọi đầy đủ của nghệ thuật “điêu khắc”. “Điêu” là đục, khoét vào khối gỗ, đất, đá... Còn “tô” là đắp thêm chất liệu vào tạo cho khối gỗ, đất, đá... ấy thành hình mong muốn. Người xưa khi đi quyên góp tiền của cho công việc đình, chùa thường nói là quyên tiền để “đúc chuông tô tượng” là thế. Vậy câu nói về nhận định giá trị gốm lạ của người trước có thể tạm hiểu là: Một tác phẩm gốm chơi có giá trị bậc cao khác thường. Không phải là gốm gia dụng, hay gốm phục vụ kiến trúc các loại... Mà chỉ là một tác phẩm gốm không dùng vào việc gì ngoài việc để bày xem, nghe, ngắm... Chỉ có một bản duy nhất (độc bản), và trên bức gốm ấy, tình cảm đối với nhân, tình, thế, thái của người làm hiện ra vừa lồ lộ, vừa ẩn sâu nhiều luồng sóng cuộn, mà trước hết là để dành cho chính mình cái đã, sau mới vì người...

Nghệ sĩ Vũ Đức Hiếu (biệt danh “Hiếu Mường” - người sáng lập ra Bảo tàng Không  gian Văn hóa Mường - địa chỉ văn hóa vừa qua một giáp năm tuổi, được khai trương ngày 16.12.2007) đã miệt mài sưu tập gốm Mường cổ từ nhiều năm trước. Nhưng anh thực sự dấn thân khi tự tay khôi phục gốm Mường gần 10 năm nay. Ít người biết là thuở thanh niên, anh tốt nghiệp liền hai ngành ở hai trường đại học. Tại Trường Mỹ thuật Yết Kiêu là Khoa Lý luận và Lịch sử mỹ thuật - do chính Nghệ sĩ - nhà nghiên cứu văn hóa tạo hình Nguyễn Quân cùng một số người sáng lập ra từ năm 1978. Tại Trường Mỹ thuật Công nghiệp, là ngành điêu khắc trên chất liệu thủy tinh. Chẳng hiểu có được những sự “linh thông” là do các thầy mo Mường truyền lại, hay còn cộng với nỗ lực cá nhân không ngừng mà khi bàn tay Hiếu “Mường” chạm vào “đất mối” (đặc sản đất nâu đỏ do loài mối đùn ra tại các vùng Mường) và những hình thức tự tạo chất - men, dáng mang nặng tính “điêu tô”, rồi cách nung gốm không chỉ bằng lò điện hiện đại, mà bằng cả củi, lá của người Mường... thì liên tiếp gốm của Hiếu Mường đạt nhiều điều thú vị. Xưởng gốm của Hiếu Mường không chỉ liên tục đón rất nhiều nghệ sĩ chuộng họa khắp nơi, từ già đến trẻ tới vẽ gốm hàng ngày mà còn thu hút các nghệ sĩ điêu khắc trẻ đang nổi danh tại Hà Nội, tụ hội tham gia cuộc sắp đặt “Workshop Gốm Mường” từ năm 2017...

Vài tác phẩm trong loạt gốm của nghệ sĩ Nguyễn Quân, khoảng 33 tác phẩm.
Vài tác phẩm trong loạt gốm của nghệ sĩ Nguyễn Quân, khoảng 33 tác phẩm.
Vài tác phẩm trong loạt gốm của nghệ sĩ Nguyễn Quân, khoảng 33 tác phẩm.
Vài tác phẩm trong loạt gốm của nghệ sĩ Nguyễn Quân, khoảng 33 tác phẩm.
Vài tác phẩm trong loạt gốm của nghệ sĩ Nguyễn Quân, khoảng 33 tác phẩm.

Nghệ sĩ Nguyễn Quân trước đây cũng thi thoảng lên xưởng gốm Hiếu Mường để vẽ gốm chơi, mỗi lần ông trở ra miền Bắc. Nói đến ông, một nhà văn hóa tạo hình - nghệ sĩ “nhiều mắt, nhiều tay” thì cũng không phải là thừa. Sinh năm 1948, tốt nghiệp ngành Điều khiển học tại Cộng hòa dân chủ Đức, nhưng ông sớm bỏ công tác xã hội - chính trị mà đi sâu vào vừa nghiên cứu, vừa yêu thích sáng tạo mỹ thuật liên miên cho tới nay. Ngoài việc ông là một trong những trụ cột chính yếu của công cuộc Đổi Mới thập kỷ 80, 90 trong nền mỹ thuật Việt thì ông cũng luôn duy trì hội họa sơn dầu và điêu khắc đá, đồng... trở thành phong cách lạ, tác phẩm có mặt tại các bảo tàng mỹ thuật lớn trong và ngoài nước. Nói về việc vẽ gốm, theo ông thì trang điểm, có thần bút “trên làn da gốm” là một việc cũng khó. Nhưng không đâu khoái thú bằng việc vươn tay chạm vào đến tận xương gốm, sau đó còn “nhờ bậc trên, qua lửa” rồi mới thành hình, không gì thay thế được. Điều ông ấp ủ lâu lắm cho đến tận cuối tháng 5.2020 mới thực hành, là chuyển dịch hình thể cá nhân cá biệt, mà ông từng thả, buông, pha... thành khối lặn, bay trong tranh sơn dầu (hai chiều) nhiều năm trở thành ba chiều trong gốm Mường tân cổ điển, có bàn tay đặc biệt của nghệ sĩ Hiếu Mường hỗ trợ...

Nếu ai sau này sẽ có dịp được ngắm, nghe, thích thú, thấu hiểu loạt tác phẩm gốm đầu tay của nghệ sĩ - nhà nghiên cứu văn hóa tạo hình Nguyễn Quân đã tạo tác suốt nửa cuối tháng 5.2020 này, thì tôi không rõ sẽ có hàng hàng cảm khoái ra sao. Nhưng tôi may duyên mà lại được có mặt để... chứng thực bằng hình ảnh trong vài ngày. Song song với công việc thao tác hàng ngày của nghệ sĩ Nguyễn Quân, còn sự có mặt của nghệ sĩ - nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa qua nghệ thuật tạo hình Phan Cẩm Thượng; họa sĩ - nhà Hán học thư pháp Phan Bảo (từ Thanh Hóa ra); nữ họa sĩ cao niên Kim Bạch (từ miền Nam ra)... cùng đua tay vẽ lên những đĩa, lọ gốm chưa nung của Hiếu Mường. Trò chuyện vui trên FaceBook với giới nghệ thuật, có người bình luận đây là “Trại sáng tác khởi thủy của các danh nhân mỹ thuật lão làng, sau COVID-19”.

Vẽ và tạo tác gốm thì đông là vậy, nhưng đến đầu tháng 6.2020, sau khi phơi gốm khô xong, chuyển lò nung, chỉ còn mỗi Hiếu Mường đưa đất qua lửa, cũng là một sự giật mình. Đúng đêm hôm Hiếu Mường đưa loạt gốm của nghệ sĩ Nguyễn Quân vào lò từ sáng sớm, thì cũng chính là ngày cơn bão số 1 - 2020 chuyển thành áp thấp nhiệt đới tại miền Bắc. Mưa gió dữ dội trên dọc núi và con đường Tây Tiến - nơi Bảo tàng Không gian Văn hóa Mường chỉ cách thành phố Hòa Bình 7km phải chịu trận. Điện nơi này bị cắt lúc tối, tôi gọi điện thoại tới Hiếu Mường nhiều lần không được. Hôm sau nữa, Hiếu Mường mới gọi lại, kể rằng phải thay điện bằng than, củi lúc nửa đêm hôm kia đã đành, các loại máy đo nhiệt độ trong lò cũng hạ... số không hoàn toàn làm dạ dày anh cuộn lên. Đã phải tuần tã suốt đêm mưa gió... dưới đèn dầu mà lòng Hiếu còn phải thầm khấn cầu không biết bao nhiêu điều. Lúc này mới hiểu đích thực tại sao người xưa trước khi nung bất kỳ lò đàn, lò ếch hay lò bầu, lò đứng... sau này, chủ lò và thợ cả nhất định phải làm lễ cúng gà, chắp tay khấn lầm rầm rất lâu, đợi hương tàn rồi mới được thắp lửa lò nung...

Hiếu nói tiếp - hôm sau - đợi nguội lửa dỡ lò, thấy may mà thành, vài tác phẩm chỉ bị nứt chút chút, sẽ thếp bạc, thếp vàng vào được...

Hiếu Mường kể, sau khi dỡ lò, thở phù ra và nhoẻn miệng được, mới bèn bắn ảnh lên mạng, tới bạn bè yêu gốm đông đảo “thử chạm mắt xem sao”. Thì mọi người hầu hết không chỉ nồng nhiệt bày tỏ ngay thích thú, mà còn nườm nượp ngỏ lời sẽ có mặt sớm, để “sờ tận tay, day tận mắt, đủ bốn mặt vòng quanh” những tác phẩm gốm lạ này (ngoài tác giả ra thì không ai có thể gọi tên nổi được cả). Bởi sao mà đậm chất sinh tồn - phồn thực, mà lại ngộ nghĩnh tiêu diêu thế nhỉ. Có người còn gọi lại điện thoại trực tiếp, nghe cả tiếng vỗ đùi đánh đét mà bình vui là: Tôi vừa gọi điện tới “bậc trên”, thì “bậc trên” cũng cười hỉ hỉ, ha ha, rồi bảo rằng cái món “điêu tô độc bản” lần này, bỏ qua được dấu sắc rồi, còn đổi dấu gọi thế nào thì tùy ai tạo tác nhé (tức là không cần phải gọi là “gốm” nữa, mà có thể gọi là “gôm, gộm, gỗm, hay gồm” thì tùy - Hiếu Mường giải thích). Thấy tôi nhăn nhó vì nghe kể lại lời bình như vậy, thì Hiếu Mường trầm tư trở lại, nói: Tôi cho rằng, đó không phải là lời cười cợt, mà có khi là lời bình cảm tạ được nhất đấy. Bởi tạo ra được tên mới cho một vật phẩm lững chững bước đi, sau khi qua lửa, là không thể đùa được đâu. Người xưa nói “lửa thử vàng, gian nan thử sức” là thế...

Vũ Lâm
TIN LIÊN QUAN

Phá dỡ một phần con đường gốm sứ là "bất khả kháng", sẽ được phục hồi

Nguyễn Hà |

Việc phá dỡ một phần con đường gốm sứ là "bất khả kháng" và sẽ được phục hồi trên nền bêtông cốt thép mới.

"Đường gốm sứ" ra sao sau khi được tháo dỡ?

Minh Hạnh |

Những ngày qua, tại dự án mở rộng đường từ nút giao khách sạn Thắng Lợi đến nút giao cầu Nhật Tân đơn vị thi công đã phá dỡ hơn 300m con đường gốm sứ khiến không ít người Hà Nội tiếc nuối. Tuy nhiên đại diện Ban quản lý dự án khẳng định, đường gốm sứ này sẽ đẹp hơn.

Con đường gốm sứ bị phá dỡ: Dù tiếc nuối nhưng vẫn ủng hộ

M.Hương |

Hà Nội đang tiến hành phá dỡ hơn 600 m chiều dài tranh gốm đoạn ngã ba Nghi Tàm - Xuân Diệu bị phá dỡ để mở rộng đường đến cầu Nhật Tân. Sự kiện này khiến nhiều bạn đọc tiếc nuối nhưng vẫn ủng hộ vì giúp giảm ùn tắc giao thông.

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Nhân tố bất ngờ có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina

Ngọc Vân |

Thời tiết mùa đông ấm áp bất thường trong năm nay có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Khán giả Việt Nam tin thầy trò ông Park Hang-seo sẽ vô địch AFF Cup 2022

AN NGUYÊN |

Dù gặp bất lợi về mặt tỉ số so với đối thủ Thái Lan, nhưng người hâm mộ và cổ động viên Việt Nam vẫn tin vào một chiến thắng của thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo trên sân khách, qua đó giành ngôi vô địch AFF Cup 2022.

Phá dỡ một phần con đường gốm sứ là "bất khả kháng", sẽ được phục hồi

Nguyễn Hà |

Việc phá dỡ một phần con đường gốm sứ là "bất khả kháng" và sẽ được phục hồi trên nền bêtông cốt thép mới.

"Đường gốm sứ" ra sao sau khi được tháo dỡ?

Minh Hạnh |

Những ngày qua, tại dự án mở rộng đường từ nút giao khách sạn Thắng Lợi đến nút giao cầu Nhật Tân đơn vị thi công đã phá dỡ hơn 300m con đường gốm sứ khiến không ít người Hà Nội tiếc nuối. Tuy nhiên đại diện Ban quản lý dự án khẳng định, đường gốm sứ này sẽ đẹp hơn.

Con đường gốm sứ bị phá dỡ: Dù tiếc nuối nhưng vẫn ủng hộ

M.Hương |

Hà Nội đang tiến hành phá dỡ hơn 600 m chiều dài tranh gốm đoạn ngã ba Nghi Tàm - Xuân Diệu bị phá dỡ để mở rộng đường đến cầu Nhật Tân. Sự kiện này khiến nhiều bạn đọc tiếc nuối nhưng vẫn ủng hộ vì giúp giảm ùn tắc giao thông.