Giữ chân người lao động để cùng doanh nghiệp vượt khó

Linh Nguyên |

Công đoàn đã và đang thực hiện nhiều hoạt động chăm lo cho người lao động để cùng doanh nghiệp nỗ lực thực hiện một số giải pháp hạn chế thiếu hụt lao động phục hồi sản xuất, kinh doanh. Một trong số đó là chỉ đạo công đoàn cơ sở bàn bạc, thương lượng với người sử dụng lao động trong việc ban hành các chế độ, chính sách giữ chân người lao động như trả “lương tạm nghỉ việc”, hỗ trợ tài chính để người lao động tiếp tục duy trì, tổ chức cuộc sống gia đình...

Ngay khi trở lại làm việc đã được Công đoàn trao hỗ trợ

Chị Nguyễn Thúy An, công nhân Công ty TNHH Bình Yên (Thanh Xuân, Hà Nội), phải nghỉ việc, ở nhà 2 tháng do dịch bệnh. Trong trạng thái bình thường mới, chị cùng nhiều đồng nghiệp quay trở lại công ty làm việc. Ngay trong lúc còn bộn bề đó chị đã được LĐLĐ TP.Hà Nội đến tận công ty trao hỗ trợ. Chị An xúc động nói: “Những suất hỗ trợ tuy không quá lớn về vật chất nhưng đã động viên tôi cũng như những người lao động khó khăn như tôi rất nhiều, làm chúng tôi vững tâm khi quay trở lại làm việc. Tôi cảm ơn sự quan tâm của tổ chức Công đoàn”.

Tại Công ty TNHH Canon Việt Nam, 300 đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 cũng được nhận hỗ trợ của LĐLĐ TP.Hà Nội với số tiền 150 triệu đồng. Với sự hỗ trợ này, Công đoàn Hà Nội mong muốn đoàn viên, người lao động ổn định cuộc sống, trở lại sản xuất, đồng hành cùng doanh nghiệp sớm phục hồi và có những bước tăng trưởng trong thời gian tới. Trước sự quan tâm, chăm lo, chia sẻ của tổ chức Công đoàn, không chỉ đoàn viên, người lao động được nhận hỗ trợ xúc động mà lãnh đạo doanh nghiệp cũng có những lời cảm ơn chân thành nhất. Ông Niimura Minoru - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Canon Việt Nam - cảm ơn chân thành LĐLĐ thành phố và Công đoàn Các khu công nghiệp - chế xuất Hà Nội đã hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp và công nhân viên Công ty Canon Việt Nam trong suốt thời gian qua...

Ngay từ ngày 30.9, LĐLĐ TP.Hà Nội đã thông báo về việc thực hiện gói hỗ trợ 10 tỉ đồng, mức hỗ trợ 500.000 đồng/người cho 20.000 đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, ổn định cuộc sống, trở lại sản xuất kinh doanh trong trạng thái bình thường mới nhằm động viên trực tiếp đến đoàn viên, người lao động khó khăn vượt khó, sáng tạo, thi đua lao động sản xuất với năng suất, chất lượng hiệu quả. Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Ngô Văn Tuyến cho biết, mặc dù hoạt động sản xuất doanh nghiệp đã dần đi vào ổn định nhưng cuộc sống của đoàn viên, người lao động vẫn còn nhiều lo toan, vất vả. Nhiều đoàn viên có con nhỏ, ở nhà thuê, gia đình khó khăn... cần được hỗ trợ. Vì vậy những món quà của Công đoàn thành phố hy vọng vừa san sẻ nỗi lo với người lao động, vừa là động lực để họ cố gắng khắc phục khó khăn, yên tâm khi quay trở lại sản xuất.

Những chính sách mang tính đồng hành

Do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, thời gian qua, một bộ phận công nhân lao động rời TPHCM, các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và các khu công nghiệp trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam về quê tự phát. Tình trạng này có thể gây nhiều hệ lụy liên quan đến an toàn khi di chuyển, an toàn trong phòng chống dịch bệnh COVID-19, làm tăng nguy cơ thiếu hụt lao động phục vụ phục hồi sản xuất, kinh doanh ở địa bàn đi, nhưng xuất hiện tình trạng thất nghiệp của nhiều lao động ở địa bàn đến.

Trước tình hình trên, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam yêu cầu các LĐLĐ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công đoàn ngành Trung ương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng LĐLĐVN chỉ đạo Công đoàn cơ sở bàn bạc, thương lượng với người sử dụng lao động trong việc ban hành các chế độ, chính sách giữ chân người lao động như trả “lương tạm nghỉ việc”, hỗ trợ tài chính để người lao động tiếp tục duy trì, tổ chức cuộc sống gia đình, tăng lương, thưởng, phúc lợi khi doanh nghiệp đi vào sản xuất có hiệu quả; viết thư hoặc nhắn tin mời người lao động đã về quê sớm trở lại doanh nghiệp, bố trí phương tiện đón người lao động từ các địa phương  hoặc chi trả, hỗ trợ tiền đi đường, các chi phí khác khi trở lại doanh nghiệp.

Tập trung hỗ trợ, tư vấn và hướng dẫn người lao động, người sử dụng lao động trong hoàn thiện thủ tục, giấy tờ để nhận các gói hỗ trợ của Chính phủ; đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng giám sát việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19; giúp người lao động, người sử dụng lao động tiếp cận các gói hỗ trợ nhanh nhất, giảm bớt khó khăn, thực hiện mục tiêu duy trì, phục hồi sản xuất và phòng chống dịch bệnh hiệu quả. Chủ động đề nghị chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi trong việc xác nhận, làm các thủ tục để người lao động có nhu cầu trở lại làm việc cho doanh nghiệp, đảm bảo quy định của Chính phủ về phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Một trong những chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong thực hiện một số giải pháp hạn chế thiếu hụt lao động phục hồi sản xuất, kinh doanh là tiếp tục triển khai các gói hỗ trợ của Tổng LĐLĐVN, các chương trình hỗ trợ của địa phương, tăng cường xã hội hóa nguồn lực hỗ trợ người lao động đặc biệt khó khăn hoặc người lao động đã về quê nay trở lại doanh nghiệp gặp khó khăn, giúp người lao động có điều kiện để bám trụ, sẵn sàng đồng hành với người sử dụng lao động phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Trước đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ đoàn viên, người lao động như hỗ trợ bữa ăn cho đoàn viên, người lao động đang thực hiện “3 tại chỗ” và hỗ trợ bữa ăn dinh dưỡng cho đoàn viên, người lao động đang thực hiện “1 cung đường 2 điểm đến” của doanh nghiệp tại địa bàn các tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 15/CT-TTg và Chỉ thị 16/CT-TTg. Đặc biệt Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam động phong trào thi đua đặc biệt “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19” với tinh thần “Mỗi cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức lao động là một chiến sĩ”, “Mỗi công đoàn cơ sở là một pháo đài, là mái nhà bình yên”.

Theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu, người làm chính sách và giới sử dụng lao động, các chính sách gần đây của Công đoàn không chỉ chăm lo, hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động mà còn góp phần đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, trở lại sản xuất trong giai đoạn khó khăn.

Linh Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Cần Thơ: Trao Mái ấm Công đoàn cho đoàn viên khó khăn tại huyện Cờ Đỏ

Bạch Cúc |

Ngày 14.10, LĐLĐ TP.Cần Thơ đã bàn giao 2 "Mái ấm Công đoàn" cho đoàn viên Công đoàn có hoàn cảnh khó khăn, tạo điều kiện để ổn định cuộc sống.

LĐLĐ TP.Thái Bình truyền thông vai trò của phụ nữ cho cán bộ công đoàn

BÁ MẠNH (LĐLĐ THÁI BÌNH) |

Liên đoàn Lao động TP.Thái Bình tổ chức truyền thông vai trò của phụ nữ trong thời hiện đại cho gần 200 cán bộ công đoàn  chủ chốt, làm công tác nữ công tại 167 công đoàn cơ sở.

Công đoàn Dệt may Việt Nam ký Thoả ước Lao động tập thể ngành lần thứ V

Kiều Vũ |

Ngày 14.10, Công đoàn Dệt may Việt Nam và Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã ký kết Thoả ước Lao động tập thể ngành Dệt may Việt Nam lần thứ V. Ông Lê Nho Thướng – Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam và ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã đại diện ký kết.

Công đoàn Quảng Ngãi tiếp tục hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng COVID-19

Xuân Quang |

Công đoàn Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi thăm hỏi và trao hỗ trợ cho 36 đoàn viên, công nhân lao động bị ảnh hưởng do dịch COVID-19.

Bình Dương: Doanh nghiệp và Công đoàn tiếp sức cho người lao động khó khăn

ĐÌNH TRỌNG |

Trong dịch bệnh khó khăn, các doanh nghiệp ở Bình Dương vẫn chung tay cùng tổ chức Công đoàn chăm lo tiếp sức cho công nhân lao động. Từ đó giữ nguồn lao động để thúc đẩy quá trình tái sản xuất, phục hồi kinh tế- xã hội.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cần Thơ: Trao Mái ấm Công đoàn cho đoàn viên khó khăn tại huyện Cờ Đỏ

Bạch Cúc |

Ngày 14.10, LĐLĐ TP.Cần Thơ đã bàn giao 2 "Mái ấm Công đoàn" cho đoàn viên Công đoàn có hoàn cảnh khó khăn, tạo điều kiện để ổn định cuộc sống.

LĐLĐ TP.Thái Bình truyền thông vai trò của phụ nữ cho cán bộ công đoàn

BÁ MẠNH (LĐLĐ THÁI BÌNH) |

Liên đoàn Lao động TP.Thái Bình tổ chức truyền thông vai trò của phụ nữ trong thời hiện đại cho gần 200 cán bộ công đoàn  chủ chốt, làm công tác nữ công tại 167 công đoàn cơ sở.

Công đoàn Dệt may Việt Nam ký Thoả ước Lao động tập thể ngành lần thứ V

Kiều Vũ |

Ngày 14.10, Công đoàn Dệt may Việt Nam và Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã ký kết Thoả ước Lao động tập thể ngành Dệt may Việt Nam lần thứ V. Ông Lê Nho Thướng – Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam và ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã đại diện ký kết.

Công đoàn Quảng Ngãi tiếp tục hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng COVID-19

Xuân Quang |

Công đoàn Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi thăm hỏi và trao hỗ trợ cho 36 đoàn viên, công nhân lao động bị ảnh hưởng do dịch COVID-19.

Bình Dương: Doanh nghiệp và Công đoàn tiếp sức cho người lao động khó khăn

ĐÌNH TRỌNG |

Trong dịch bệnh khó khăn, các doanh nghiệp ở Bình Dương vẫn chung tay cùng tổ chức Công đoàn chăm lo tiếp sức cho công nhân lao động. Từ đó giữ nguồn lao động để thúc đẩy quá trình tái sản xuất, phục hồi kinh tế- xã hội.