Giới tinh hoa quyền lực Mỹ

Huy Minh (tổng hợp) |

“Giới tinh hoa quyền lực” (The Power Elite) vừa được dịch và xuất bản tại Việt Nam là tác phẩm đương đại kinh điển về khoa học xã hội và phản biện xã hội của C. Wright Mills. Cuốn sách được biết đến lần đầu tiên vào năm 1956 và nổi bật nhất trong ba cuốn ông viết về xã hội Mỹ, hai cuốn còn lại là The New Men of Power (Con người Quyền lực Mới, 1948) và White Collar (Giới Cổ cồn, 1951).

CUỘC LUẬN CHIẾN GAY GẮT CHỐNG LẠI “CHỦ NGHĨA ĐA NGUYÊN LÃNG MẠN”

C. Wright Mills (1916–1962) là giáo sư ngành Xã hội học công tác tại Đại học Columbia trong giai đoạn 1946-1962 và là nhà phê bình hàng đầu của nước Mỹ thời hiện đại. Nghiên cứu của Mills chủ yếu dựa trên lý thuyết của Max Weber về các tác động khác nhau giữa giai cấp, địa vị và quyền lực ứng dụng trong việc giải thích các hệ thống và thể chế chính trị phân tầng. Trong cuốn sách nổi tiếng nhất của mình - “Giới tinh hoa quyền lực”, Mills không chỉ tường thuật chính xác những gì diễn ra ở Mỹ vào thời điểm viết tác phẩm, mà còn đưa ra phân tích về tính dân chủ của xã hội Mỹ trong thực tế so với lý thuyết - một vấn đề đến nay vẫn nguyên tầm quan trọng và gợi nhiều suy tư xa hơn về tương lai cho các thế hệ độc giả.

Tác giả cho biết, tầng thượng cũng như tầng đáy của xã hội hiện đại đều không phải là phần thế giới quen thuộc đối với những ai đọc và viết sách. Các khảo sát quốc gia đã được thực hiện lại quá chung chung, không nắm bắt được các nhóm thiểu số cấu thành giới tinh hoa Mỹ. Nhiều thông tin công khai về tính chất và hoạt động của họ đang gây nhầm lẫn một cách có hệ thống và bản thân họ thì bận rộn, xa cách, thậm chí có phần bí mật. Chính vì vậy, mặc dù phải mò mẫm trong điều kiện không có thẩm quyền hoặc sự hỗ trợ chính thức, Mills và nhóm nghiên cứu của mình vẫn đưa “giới tinh hoa” lên bàn tranh luận, với hy vọng qua đó sẽ hiểu thêm về tầng lớp này.

Theo Mills, “tinh hoa quyền lực” có tên gọi khác là những người chiếm vị trí thống trị trong các thiết chế thống trị (quân sự, kinh tế và chính trị) của một quốc gia thống trị, và các quyết định của họ (hoặc sự chần chừ không ra quyết định) gây ra những hệ quả to lớn, không chỉ đối với người dân Mỹ mà cả “người dân trên toàn thế giới”.

Cuốn sách được xuất bản lần đầu năm 1956, thời điểm mà như Mills gọi, khi người Mỹ sống trong “một sự bùng nổ vật chất, một sự ca tụng chủ nghĩa dân tộc, một khoảng trống chính trị”. Dễ hiểu vì sao người Mỹ lại luôn tự mãn như Mills cáo buộc.

Không gian trong toà lâu đài “The Breakers“, được xây dựng ở thành phố Newport, tiểu bang Rhode Island, với diện tích gần 21.000m2 có trên 70 phòng. Công trình kiến trúc được xếp vào danh sách những lâu đài đẹp nhất trên thế giới, không chỉ thể hiện sự giàu sang của gia tộc Vanderbilt mà còn đại diện cho tầng lớp thượng lưu Mỹ có tham vọng xã hội nhưng thiếu một phả hệ cao quý, quyết tâm hướng đến địa vị tầng lớp quý tộc Châu Âu. Ảnh: Dương Quốc Bình
Không gian trong toà lâu đài “The Breakers“, được xây dựng ở thành phố Newport, tiểu bang Rhode Island, với diện tích gần 21.000m2 có trên 70 phòng. Công trình kiến trúc được xếp vào danh sách những lâu đài đẹp nhất trên thế giới, không chỉ thể hiện sự giàu sang của gia tộc Vanderbilt mà còn đại diện cho tầng lớp thượng lưu Mỹ có tham vọng xã hội nhưng thiếu một phả hệ cao quý, quyết tâm hướng đến địa vị tầng lớp quý tộc Châu Âu. Ảnh: Dương Quốc Bình
Không gian trong toà lâu đài “The Breakers“, được xây dựng ở thành phố Newport, tiểu bang Rhode Island, với diện tích gần 21.000m2 có trên 70 phòng. Công trình kiến trúc được xếp vào danh sách những lâu đài đẹp nhất trên thế giới, không chỉ thể hiện sự giàu sang của gia tộc Vanderbilt mà còn đại diện cho tầng lớp thượng lưu Mỹ có tham vọng xã hội nhưng thiếu một phả hệ cao quý, quyết tâm hướng đến địa vị tầng lớp quý tộc Châu Âu. Ảnh: Dương Quốc Bình
Không gian trong toà lâu đài “The Breakers“, được xây dựng ở thành phố Newport, tiểu bang Rhode Island, với diện tích gần 21.000m2 có trên 70 phòng. Công trình kiến trúc được xếp vào danh sách những lâu đài đẹp nhất trên thế giới, không chỉ thể hiện sự giàu sang của gia tộc Vanderbilt mà còn đại diện cho tầng lớp thượng lưu Mỹ có tham vọng xã hội nhưng thiếu một phả hệ cao quý, quyết tâm hướng đến địa vị tầng lớp quý tộc Châu Âu. Ảnh: Dương Quốc Bình

Qua những phân tích toàn diện và phê bình sắc sảo, Mills đã chỉ ra rõ cấu trúc quyền lực tại Mỹ đi theo mô hình ba gọng kìm ăn khớp chặt chẽ với nhau, bao gồm: Giới quân sự, giới doanh nghiệp và giới chính trị. Trong sách cũng xuất hiện một số cụm từ nổi tiếng nhất của Mills như “chủ nghĩa hiện thực lập dị”, “sự ngu muội cao hơn”. Ở đây, ông có vẻ giống một nhà tiên tri trong kinh thánh, báo trước ngày tận thế, lên án gay gắt “đầu óc hạng hai” và “lời nói tầm thường vô vị”. Ông lo lắng về đạo đức của những đồng nghiệp trong lĩnh vực nghiên cứu xã hội học, cảm thấy họ không khẳng định được vai trò lãnh đạo đạo đức, thường buông xuôi trách nhiệm xã hội và cho phép những người có lợi ích đặc biệt, hoặc những người thiếu trình độ đảm nhận vị trí lãnh đạo.

Contemporary Sociology nhận xét: Một tác phẩm kinh điển... nghiên cứu đầy đủ và toàn diện đầu tiên về cấu trúc và sự phân bổ quyền lực ở Mỹ, được ra đời dưới ngòi bút của một nhà xã hội học, với mọi lý thuyết và phương pháp xã hội học hiện đại.

Còn John H. Summers nhận xét trên The New York Times: Khi lần đầu ra mắt độc giả cách đây 50 năm, "Giới tinh hoa quyền lực" như một quả bom nổ tung giữa nền văn hóa vốn đã không còn lành lặn bởi nỗi lo âu hiện sinh và sự sợ hãi chính trị. Cuốn sách có thể nói là một cuộc luận chiến gay gắt chống lại “chủ nghĩa đa nguyên lãng mạn” vốn gắn chặt trong lý thuyết phổ biến của nền chính trị Mỹ.

Xin giới thiệu một vài nhận định của Mills trong “Giới tinh hoa quyền lực”.

TẦNG LỚP THỊ DÂN 400

Các thành phố nhỏ nhìn vào các thành phố lớn, nhưng các thành phố lớn thì nhìn vào đâu? Mỹ không phải là nước có một thành phố quốc gia thực sự; không có Paris, không có Rome, không có London, chẳng có thành phố nào từng là trung tâm xã hội, thủ phủ chính trị hay trung tâm kinh tế. Các xã hội địa phương của thành phố lớn nhỏ ở Mỹ chưa bao giờ có phiên tòa lịch sử nào có thể công nhận sự lựa chọn đó một cách chính thức. Thủ phủ chính trị của đất nước không phải là thủ phủ địa vị, càng không phải là một bộ phận quan trọng của xã hội theo bất kỳ nghĩa nào; sự nghiệp chính trị không song hành với thăng tiến xã hội. New York, chứ không phải Washington, trở thành thủ phủ tài chính. Nếu ngay từ đầu Boston, Washington và New York được hợp thành thủ phủ xã hội, chính trị và tài chính lớn của đất nước thì chắc mọi chuyện đã khác.

Ở từng địa phương và khu vực, sự giàu có của thế kỷ XIX đã tạo ra riêng hệ thống thứ bậc công nghiệp của các gia đình địa phương. Vùng thượng Hudson có những chúa đất tự hào về nguồn gốc của mình, còn ở Virginia là các điền chủ. Ở mỗi thị trấn vùng New England có các chủ hãng tàu thủy Thanh giáo và các nhà công nghiệp mới, còn ở St. Louis là những hậu duệ thời thượng gốc Pháp ở Mỹ sống bằng lợi tức đất đai. Ở Denver, Colorado có những chủ mỏ vàng bạc giàu có. Và ở thành phố New York, như Dixon Wecter viết, “có một tầng lớp những người sống bằng cổ tức, những vận động viên sống bằng của cải gia đình và một tầng lớp như nhà Astor và nhà Vanderbilt cố rũ bỏ gốc gác buôn bán của mình càng nhanh càng tốt”.

Trong những thập kỷ sau nội chiến, tầng lớp thượng lưu cũ của các thành phố lâu đời hơn bị những kẻ mới giàu lên lấn át, những người đã làm giàu ở đâu đó, nay lặn lội tới New York để tiêu xài giải khuây và mua sự thừa nhận từ xã hội.

Công thức “gia đình lâu đời” ở Mỹ là tiền bạc cộng với thời thế cộng với thời gian. Nói cho cùng, lịch sử nước Mỹ mới chỉ kéo dài khoảng sáu hoặc bảy thế hệ. Gia tộc cũ nào cũng phải có lúc từng không “cũ”. Vì thế ở Mỹ, là tổ tiên hoặc có tổ tiên gần như là một việc lớn. Cuộc chơi của tầng lớp giàu có lâu đời và tầng lớp mới giàu khai màn ngay từ buổi đầu lịch sử đất nước, và ngày nay tiếp diễn ở cả thị trấn nhỏ và trung tâm thành phố lớn. Một quy tắc bất di bất dịch của cuộc chơi này là, xét xu hướng nhất quán, mọi gia đình có thể đạt được bất kỳ thứ hạng nào mà tiền bạc của họ cho phép. Tiền bạc - tiền tươi, trần truồng, kệch cỡm - giúp chủ nhân của nó vào được bất kỳ đâu và mọi nơi trong xã hội Mỹ, trừ một vài ngoại lệ. Từ quan điểm giai cấp, 1 USD là 1 USD, nhưng từ quan điểm của một xã hội phả hệ, hai món tiền này - một nhận được từ việc thừa hưởng niềm tin qua bốn thế hệ, một từ vụ kiếm chác thực trên thị trường tuần trước - lại rất khác nhau. Cuộc tranh giành địa vị ở Mỹ không phải cái gì đó chỉ diễn ra ở một thời gian nào đó và rồi lắng xuống. Cố gắng của người giàu cũ để duy trì sự nổi tiếng riêng bởi dòng dõi là một cố gắng liên tục, luôn thất bại và luôn thành công. Thất bại vì trong mỗi thế hệ luôn có thêm những người mới; thành công vì tầng lớp thượng lưu xã hội luôn khơi ngòi cuộc chiến. Một tầng lớp thượng lưu ổn định với thành viên thực sự cố định không hề tồn tại, nhưng một tầng lớp thượng lưu xã hội thì tồn tại. Thay đổi trong thành viên của một tầng lớp, dù nhanh đến thế nào, cũng không phá hủy tầng lớp đó. Không phải các cá nhân hoặc các gia đình giống nhau, mà là những người giống nhau đã chiếm ưu thế trong đó.

Trong những năm 1880, McAllister đã đưa ra các bình luận với báo giới rằng thực sự “chỉ có khoảng 400 người thuộc Xã hội Thượng lưu New York. Ngoài số người đó, quý vị sẽ thấy những người hoặc không thoải mái trong phòng khiêu vũ hoặc làm cho người khác không thoải mái”. Trong danh sách 90 người giàu nhất ngày đó, chỉ 9 người có tên trong danh sách của ông.

Tên của họ không có trên các cột tin tầm phào, tán gẫu, hoặc kể cả trong các cột tin xã hội của báo chí địa phương; nhiều người trong họ - người Boston thực sự và San Francisco thực sự, sẽ hết sức bối rối ở vùng đất của riêng mình nếu tên tuổi được dùng một cách vô ích - quảng bá rẻ tiền và bê bối kiểu hội hè chỉ dành cho những gia đình mới hơn với lối sống ồn ào và lòe loẹt, chứ không phải cho tầng lớp xã hội cũ. Vì những người có địa vị cao thì “tự hào”, còn những người chưa có địa vị chỉ là tự kiêu. Những người tự hào này thực sự không quan tâm tới những gì người khác thấp hơn nghĩ về họ; những kẻ tự kiêu phụ thuộc vào lời phỉnh nịnh và dễ dàng bị nó đánh lừa, vì họ không nhận thấy ý kiến của mình phụ thuộc vào người khác.

Lối sống của tầng lớp thượng lưu khá giống nhau ở mỗi thành phố lớn của đất nước - dù có sự đa dạng vùng miền. Nhà cửa và trang phục, các kiểu sự kiện xã hội mà tầng lớp thị dân 400 quan tâm có xu hướng đồng nhất. Sơ mi và bộ vét Brooks Brothers dù không được quảng cáo rộng rãi trên toàn quốc, và ngoài cửa hàng chính ở thành phố New York chỉ có bốn chi nhánh, nhãn hiệu này nổi tiếng ở mọi thành phố lớn trên nước Mỹ, và không có “người đại diện” cho Brooks Brothers ở bất kỳ đô thị quan trọng nào lại thấy mình kỳ quặc. Có những bộ trang phục khác đặc trưng và phổ biến với phong cách của tầng lớp thượng lưu, nhưng nói cho cùng, những người có tiền và có “gu” thời trang đều thoải mái nhất khi khoác lên mình bộ vét Brooks Brothers. Lối sống của tầng lớp thượng lưu cũ trên toàn quốc còn khó lung lay hơn thế.

Một kinh nghiệm sâu sắc giúp phân biệt tầng lớp xã hội giàu có với tầng lớp mới giàu và các tầng lớp thấp hơn là trường họ theo học, và cùng với nó là tất cả các mối quan hệ, ý thức và sự nhanh nhạy mà việc giáo dục này dẫn dắt họ trong suốt đời mình.

Ví dụ, con gái của một gia đình New York thuộc tầng lớp thượng lưu cũ thường được bảo mẫu và mẹ chăm sóc tới 4 tuổi, sau đó cô được một nữ gia sư thường là nói tiếng Pháp cũng như tiếng Anh dạy dỗ. Khi được 6 hay 7 tuổi, cô đến trường tư ban ngày, có lẽ là trường Miss Chapin hoặc Brearley. Cô thường được lái xe riêng của gia đình đưa đi đón về, và buổi chiều sau khi đến trường lại được kèm cặp bởi nữ gia sư, người mà giờ đây dành gần hết thời gian của mình với lũ trẻ ít tuổi hơn. Khi 14 tuổi, cô theo học tại trường nội trú, có lẽ là trường St. Timothy ở Maryland hoặc Miss Porter hoặc Westover ở Connecticut. Rồi cô có thể theo học trường trung học Finch của thành phố New York và thế là “xong”, hoặc nếu cô muốn vào một trường đại học phù hợp, cô sẽ được nhận, cùng nhiều cô gái tầng lớp trung lưu giản dị khác, vào trường Bryn Mawr hoặc Vassar hoặc Wellesley hoặc Smith hoặc Bennington. Sau khi tốt nghiệp phổ thông hoặc đại học, cô sẽ sớm lấy chồng và có thể bắt đầu nuôi dạy con cái theo đúng quy trình giáo dục ấy.

Con trai của gia đình này, khi chưa đầy 7 tuổi, sẽ theo một khuôn mẫu tương tự. Rồi cậu cũng sẽ học tại trường ban ngày, và vào trường nội trú sớm hơn các bạn nữ vài năm, mặc dù đối với cậu thì nó được gọi là trường dự bị: Trường St. Mark hoặc St. Paul, Choate hoặc Groton, Andover hoặc Lawrenceville, Phillips Exeter hoặc Hotchkiss. Sau đó, cậu sẽ theo học Princeton, Harvard, Yale hoặc Dartmouth. Biết đâu cậu sẽ tốt nghiệp ngành Luật thuộc một trong những trường này.

Với phương thức giáo dục ấy, rồi bạn sẽ luôn biết phải làm gì, ngay cả khi bạn đôi lúc thấy khó xử. Bạn sẽ phản ứng phù hợp khi gặp người chải chuốt quá cẩn thận, và nhất là người quá khó tính để làm vừa lòng, vì bạn biết điều đó không cần thiết nếu bạn là “kiểu người đúng đắn”. Cách ứng xử giản dị và thái độ đàng hoàng có thể sẽ xuất hiện chỉ vì con người bạn hiển nhiên là một thực tế được xác lập rõ trong thế giới của bạn, nên bạn không thể bị gạt bỏ, phớt lờ, coi thường, hay mua chuộc. Và đến ngày nào đó, với tư cách một nhà môi giới, chủ ngân hàng, giám đốc điều hành trẻ, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng và thoải mái, với thái độ dễ gần, thú vui của người bề trên, và mọi mối quan hệ bạn bè hữu ích. Bạn sẽ chỉ phải tỏ lòng tôn trọng đúng mức với người nhiều tuổi hơn, cho dù họ có là hội viên ở câu lạc bộ của bạn, và có đủ trình độ tri thức và lòng nhiệt tình - nhưng không thứ nào quá nhiều, vì nói cho cùng, phong cách của bạn là thực hiện phương châm mà bạn đã được dạy ở trường: Không thái quá trong bất kỳ việc gì.

NHỮNG NGƯỜI NỔI TIẾNG

Tất cả những ai thành công ở Mỹ - bất chấp nguồn gốc xuất thân hay lĩnh vực hoạt động của họ - đều có thể tham gia vào thế giới những người nổi tiếng. Thế giới này, hiện là diễn đàn tán dương của công chúng Mỹ, không phải được xây từ bên dưới, như một sự liên kết chậm và chắc của các xã hội địa phương và của tầng lớp thị dân 400. Thế giới này được tạo ra từ bên trên. Trên cơ sở hệ thống quyền lực và của cải khắp cả nước, thế giới này được các phương tiện truyền thông đại chúng đưa tin rộng rãi. Vì hệ thống thứ bậc và các phương tiện truyền thông này dần phủ sóng cả xã hội Mỹ, nên các kiểu đàn ông và phụ nữ có uy tín mới bắt đầu ganh đua, để bổ sung, và thậm chí để thay thế các quý bà quý ông giàu có và có dòng dõi. Những người nổi tiếng đi đến đâu, người ta đều nhận ra, và hơn nữa, nhận ra với chút phấn chấn và kính nể. Những gì họ làm đều có giá trị quảng cáo. Trong một giai đoạn, họ ít nhiều liên tục là chất liệu cho các phương tiện truyền thông và giải trí. Và khi thời gian đó kết thúc - hẳn rồi - và nếu người nổi tiếng đó vẫn còn sống - thì người ta thỉnh thoảng có thể lại hỏi “Còn nhớ anh ta chứ?”. Nổi tiếng nghĩa là như thế.

Trong thế giới những người nổi tiếng, thứ bậc của sự quảng bá đã thay thế cho thứ bậc xuất thân và thậm chí cả thứ bậc tài sản lớn. Không phải câu lạc bộ của các quý ông, mà là hộp đêm, không phải Newport buổi chiều mà là Manhattan buổi tối, không phải gia đình lâu đời mà là người nổi tiếng.

Sự tồn tại và các hoạt động của giới nổi tiếng chuyên nghiệp này từ lâu đã làm lu mờ các chiêu trò xã hội của tầng lớp thị dân 400, và việc họ cạnh tranh để được cả nước chú ý đã thay đổi đặc tính và lối ứng xử của những người có uy tín lớn trong thiết chế. Phần vì họ đã đánh cắp suất diễn, bởi đó là công việc của họ; phần vì họ đã được giao lại xuất diễn, bởi các tầng lớp thượng lưu đã lui về và có những việc khác phải hoàn thành.

Trước Nội chiến, chỉ có một nhóm nhỏ người giàu, nổi bật là Astor và Vanderbilt, là những triệu phú trên thang bậc Mỹ thực sự. Ít ai có tài sản vượt quá 1 triệu đô-la; trên thực tế, George Washington, người mà vào năm 1799 để lại tài sản trị giá 530.000 USD, được coi là một trong những người Mỹ giàu nhất thời ông. Tới những năm 1840, ở thành phố New York và toàn bộ Massachusetts chỉ có 39 triệu phú. Thực ra từ “triệu phú” chỉ được nghĩ ra vào năm 1843, sau cái chết của Peter Lorillard (kinh doanh thuốc lá hít, ngân hàng, bất động sản), khi báo chí cần một từ biểu thị sự rất giàu có.

Nhóm rất giàu ở Mỹ không phải là tầng lớp giàu có rỗi rãi chiếm ưu thế và chưa bao giờ là như thế. Theo chỗ tôi biết, chưa từng có ai bước vào hàng ngũ những người hữu sản lớn ở Mỹ chỉ bằng việc bò dần lên các bậc thang công ty qua công việc hành chính. Tầng lớp rất giàu không thống trị cô độc trên đỉnh của hệ thống đơn giản và hữu hình. Việc thiếu các thông tin có tính hệ thống và mấy trò tiêu khiển vụn vặt theo kiểu “người ta quan tâm” có xu hướng làm chúng ta nghĩ rằng họ không thực sự là vấn đề và thậm chí họ không thực sự tồn tại. Nhưng họ vẫn ở ngay giữa chúng ta - cho dù nhiều người, như họ đã, còn ẩn náu trong các tổ chức khách quan mà ở đó quyền lực, của cải, và đặc quyền của họ neo đậu.

Người ta từng nói, chúng ta nghiên cứu lịch sử để giải thoát mình khỏi nó, và lịch sử của giới tinh hoa quyền lực là một trường hợp rõ ràng cho thấy châm ngôn này đúng.

Nhưng còn tầng đáy thì sao? Khi mọi khuynh hướng này trở nên hữu hình ở tầng thượng và tầng trung, thì điều gì đang xảy ra với toàn bộ công chúng Mỹ? Nếu tầng thượng hùng mạnh chưa từng có và ngày càng không thống nhất và ngoan cố; nếu các tầng trung ngày càng bế tắc vì thiếu tổ chức, thì hình dạng tầng đáy thế nào, tình hình công chúng nói chung ra sao? Sự trỗi dậy của giới tinh hoa quyền lực, như chúng ta giờ đây sẽ thấy, dựa trên và bằng nhiều cách là một phần của việc chuyển hóa công chúng Mỹ thành một xã hội đại chúng.

Huy Minh (tổng hợp)
TIN LIÊN QUAN

Đối thoại với tác phẩm mỹ thuật

Việt Văn |

Có lẽ chưa năm nào các triển lãm mỹ thuật (hội họa, điêu khắc, đồ họa…) bùng nổ như thế. Riêng tuần này, khi triển lãm mỹ thuật toàn quốc vừa khép lại (10.12) để chuẩn bị du Nam thì một loạt triển lãm khác lại mở cửa. Hữu Khoa - biệt danh họa sĩ “Còm” bảo: Thời COVID-19, tưởng họa sĩ hết đất sống nào ngờ triển lãm tơi tới như mùa cưới và hầu như triển lãm nào cũng có họa sĩ bán được nhiều tranh.

Sân khấu hoá các tác phẩm văn học kinh điển: Hướng đi mới không dễ dàng

NGUYỄN HỒNG |

Trước thực trạng hoạt động giải trí đang có những bước đi chậm rãi, việc đưa các tác phẩm văn học kinh điển lên sân khấu được xem như một nỗ lực đổi mới. Tuy nhiên, đây cũng là một sự thách thức không nhỏ dành cho các đơn vị tổ chức nghệ thuật.

“Trong vô tận” - tác phẩm và dư luận

P.V |

Liên tiếp hai cuộc thi tiểu thuyết của Hội Nhà văn, lần thứ tư (2011-2015) và lần thứ năm (2016-2019), hai cây bút Bùi Việt Sỹ và Vĩnh Quyền của báo Lao Động đoạt giải cao.

“Tác phẩm lớn phải vượt thoát ra khỏi những vụn vặt cá nhân”

Việt Văn (thực hiện) |

Đại hội các hội văn học nghệ thuật được trông chờ nhất: Đại hội đại biểu Hội nhà văn Việt Nam khóa X nhiệm kỳ 2020-2025 diễn ra từ 23 đến 25.11, với sự tham gia của hơn 500 nhà văn. Và một cuộc đối thoại thẳng thắn của phóng viên Lao Động với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khóa IX.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Đối thoại với tác phẩm mỹ thuật

Việt Văn |

Có lẽ chưa năm nào các triển lãm mỹ thuật (hội họa, điêu khắc, đồ họa…) bùng nổ như thế. Riêng tuần này, khi triển lãm mỹ thuật toàn quốc vừa khép lại (10.12) để chuẩn bị du Nam thì một loạt triển lãm khác lại mở cửa. Hữu Khoa - biệt danh họa sĩ “Còm” bảo: Thời COVID-19, tưởng họa sĩ hết đất sống nào ngờ triển lãm tơi tới như mùa cưới và hầu như triển lãm nào cũng có họa sĩ bán được nhiều tranh.

Sân khấu hoá các tác phẩm văn học kinh điển: Hướng đi mới không dễ dàng

NGUYỄN HỒNG |

Trước thực trạng hoạt động giải trí đang có những bước đi chậm rãi, việc đưa các tác phẩm văn học kinh điển lên sân khấu được xem như một nỗ lực đổi mới. Tuy nhiên, đây cũng là một sự thách thức không nhỏ dành cho các đơn vị tổ chức nghệ thuật.

“Trong vô tận” - tác phẩm và dư luận

P.V |

Liên tiếp hai cuộc thi tiểu thuyết của Hội Nhà văn, lần thứ tư (2011-2015) và lần thứ năm (2016-2019), hai cây bút Bùi Việt Sỹ và Vĩnh Quyền của báo Lao Động đoạt giải cao.

“Tác phẩm lớn phải vượt thoát ra khỏi những vụn vặt cá nhân”

Việt Văn (thực hiện) |

Đại hội các hội văn học nghệ thuật được trông chờ nhất: Đại hội đại biểu Hội nhà văn Việt Nam khóa X nhiệm kỳ 2020-2025 diễn ra từ 23 đến 25.11, với sự tham gia của hơn 500 nhà văn. Và một cuộc đối thoại thẳng thắn của phóng viên Lao Động với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khóa IX.