Gìn giữ nét văn hóa của người La Ha ở vùng cao Sơn La

Minh Nguyễn |

Tại Việt Nam, dân tộc La Ha tập trung sinh sống chủ yếu ở khu vực vùng cao Sơn La, tuy dân số thấp nhưng dân tộc này lại chứa đựng nền văn hóa truyền thống đa dạng, đặc sắc, độc đáo được gìn giữ qua thời gian dài. Để tiếp tục phát huy những giá trị đó, người La Ha tại huyện Quỳnh Nhai đã thành lập câu lạc bộ nhằm giữ gìn, phát huy các hoạt động văn hóa dân tộc mình cũng như truyền dạy cho thế hệ trẻ.

Nét đặc sắc của người La Ha

La Ha là một dân tộc thiểu số ở Sơn La, hiện có dân số khoảng gần 10.000 người, sinh sống tập trung tại một số bản thuộc 17 xã ở các huyện: Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Mộc Châu. Dân tộc La Ha có ngôn ngữ riêng, họ sống cộng cư với người Thái Đen nên trong sinh hoạt hằng ngày, ngoài tiếng mẹ đẻ, đồng bào còn học và sử dụng tiếng Thái Đen để giao tiếp.

Trước đây, người La Ha sống chủ yếu bằng nghề làm rẫy theo lối du canh, do đó việc hái lượm đóng vai trò quan trọng hơn so với săn bắn và đánh cá. Ngày nay, người dân đã làm ruộng lúa nước, biết đắp bờ chống xói mòn nương và thường nuôi heo, gà. Họ cũng nuôi trâu, bò để cày kéo.

Làng của người La Ha thường có khoảng 10 nhà. Người La Ha ở nhà sàn, có hai cửa ra vào với thang lên xuống tại hai đầu nhà, một cửa vào chỗ để tiếp khách và một cửa vào chỗ dành cho sinh hoạt trong gia đình.

Trang phục màu đen tuyền nền nã, phụ nữ La Ha thường mặc áo cóm có hàng khuy bạc, váy đen, có cạp và thắt lưng màu xanh. Họ đội khăn piêu có thêu hoa văn và búi tóc ngược lên đỉnh đầu khi đã lập gia đình giống như phụ nữ Thái. Trước đây, nữ giới La Ha còn đeo các loại trang sức như: dây xà tích, hoa tai bạc, vòng cổ, vòng tay, trâm... Trang phục của nam giới La Ha khá đơn giản gồm áo cánh ngắn, quần lá tọa và khăn đội đầu, tất cả đều được nhuộm chàm. Trẻ em La Ha không có trang phục riêng.

Đến nay, đồng bào La Ha còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc với điệu múa “tăng bu”, “hưn mạy” cổ truyền độc đáo cùng những quan niệm, tín ngưỡng đặc trưng riêng. Điểm độc đáo dễ nhận thấy trong điệu múa Tăng Bu của đồng bào La Ha đó là những động tác, nhịp điệu trong bài múa đều mô phỏng tập quán sản xuất nông nghiệp của bà con, như chọc lỗ, tra hạt, gặt lúa... Gửi gắm trong đó ước muốn về một mùa vụ bội thu, cầu cho mưa thuận gió hòa, bản làng ấm no.

Một điểm độc đáo khác phải kể đến, đó là các đạo cụ, nhạc cụ để biểu diễn trong bài múa thường khá đơn giản, dễ làm. Diễn tấu sẽ có 5 người phụ nữ cầm những chiếc gậy tre dài khoảng 1,2 m, đập xuống tấm ván gỗ theo nhịp 2 - 3 xuyên suốt cả tiết mục, ngoài ra còn có mõ và đàn đao đao được làm từ những ống nứa để đệm theo. Những âm thanh này khi kết hợp với nhau mang lại không khí vui tươi rộn ràng như đang trong lễ hội, khiến cho tất cả mọi người, từ trẻ nhỏ, thanh niên đến người già, ai cũng muốn tham gia vào tiết mục.

Điệu múa độc đáo của người đồng bào La Ha. Ảnh: Minh Nguyễn
Điệu múa độc đáo của người đồng bào La Ha. Ảnh: Minh Nguyễn

Các điệu múa được thực hiện tại tất cả các lễ hội, được mọi người chú ý hơn cả là điệu múa A Sừng Lừng độc đáo, mang đậm yếu tố phồn thực. Khi biểu diễn sẽ có từ 10 đến 15 người phụ nữ múa quanh một cây nêu được trang trí hoa, bên dưới là vò rượu cần. Tiếp đó, 3 người đàn ông sẽ đeo một đạo cụ được tạo hình giống dương vật tham gia vào tiết mục. Tuy hình thức có vẻ phàm tục, nhưng được xuất phát từ thực tiễn cuộc sống nghèo khó thủa xưa, nạn hữu sinh vô dưỡng khá phổ biến, đồng bào La Ha nghĩ ra phải thờ dương vật để hi vọng được con đàn, cháu đống, mẹ tròn con vuông...

Đồng bào La Ha có nhiều lễ hội, nhưng đặc biệt hơn cả là lễ Pang A ở huyện Quỳnh Nhai đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ năm 2018. Đây là một nghi lễ cộng đồng thường được tổ chức vào tháng 10 và 11 hàng năm, với ý nghĩa cầu các thế lực siêu nhiên, thần linh về giúp con người giải trừ bệnh tật, ốm đau và cầu bình an, sức khỏe cho người dân. Hiện nay, nghi lễ này vẫn được huyện Quỳnh Nhai phục dựng vào những dịp đặc biệt.

Gìn giữ văn hóa dân tộc

Nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân tộc La Ha vùng di dân tái định cư thủy điện tại Quỳnh Nhai được thành lập và ra mắt từ năm 2020. Câu lạc bộ có 35 thành viên, độ tuổi từ 20 - 70, là người đồng bào dân tộc La Ha đang sinh sống tại bản Bung Lanh, xã Mường Giàng, Quỳnh Nhai.

Chị Lò Thị Tỉnh - Đội trưởng câu lạc bộ chia sẻ: “Tổ chức đã tập hợp nhiều thành viên ở các độ tuổi khác nhau, thường xuyên luyện tập vào các tối rảnh rỗi trong tuần. Qua luyện tập và biểu diễn, ai cũng thấy vui vẻ, thoải mái sau những ngày lao động vất vả, mọi người thêm hiểu nhau hơn và thắt chặt hơn tình đoàn kết cộng đồng trong bản”.

Những năm qua, các thành viên đã tham gia nhiệt tình, cùng nhau xây dựng các hoạt động ý nghĩa trong việc gìn giữ văn hóa. Câu lạc bộ được chia thành 2 nhóm, nhóm trẻ và nhóm cao tuổi. Nhóm cao tuổi thường xuyên duy trì luyện tập điệu múa “tăng bu”, lưu giữ và truyền dạy những nghi lễ truyền thống đặc sắc của dân tộc La Ha, đặc biệt, đây là những nhân tố không thể thiếu trong phục dựng lễ Xên Pang A.

Nhóm thành viên trẻ tuổi có nhiều hoạt động sôi nổi hơn với việc duy trì và sáng tạo trong luyện tập điệu múa “au eo”, “hưn mạy” là những điệu múa đặc sắc mang nét đặc trưng rất riêng của đồng bào La Ha, thường xuyên tham gia biểu diễn tại các hội diễn văn nghệ của huyện và phục vụ khách du lịch. Với sự kết hợp giữa trang phục độc đáo, khác lạ cùng với những điệu múa đặc sắc, những tiết mục biểu diễn mang đậm nét truyền thống văn hóa của dân tộc La Ha luôn nhận được sự yêu thích của người xem.

Trang phục truyền thống của người phụ nữ La Ha. Ảnh: Minh Nguyễn
Trang phục truyền thống của người phụ nữ La Ha. Ảnh: Minh Nguyễn

Bà Điêu Thị Nhất - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Quỳnh Nhai cho biết: “Sau hơn 3 năm thành lập, câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân tộc La Ha vẫn duy trì hoạt động hiệu quả. Các thành viên trong câu lạc bộ có sự gắn kết chặt chẽ, việc luyện tập được tổ chức thường xuyên. Câu lạc bộ tích cực tham gia giao lưu và biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị của huyện, tạo nên nét đặc sắc, đa dạng trong dịch vụ du lịch của Quỳnh Nhai”.

Cũng theo bà Nhất, những hoạt động hiệu quả và tích cực của câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân tộc La Ha đã cho thấy đây là mô hình thực sự ý nghĩa và thiết thực, không chỉ làm phong phú đời sống tinh thần của người dân mà còn góp phần không nhỏ vào việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, nhất là dân tộc thiểu số ít người ở các địa phương vùng sâu, vùng xa.

Minh Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Người dân tộc thiểu số không đọc, nói được tiếng dân tộc mình

NHÓM PV |

Trước câu hỏi một bộ phận không nhỏ người các dân tộc không dùng, không biết ngôn ngữ của dân tộc mình, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc thừa nhận, đây là thực tế đang diễn ra, rất đáng lo ngại vì khi một dân tộc mất đi chữ viết thì nguy cơ sẽ bị biến mất.

Nâng cao chất lượng giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đề nghị tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới đặc biệt chú trọng trọng nâng cao chất lượng đào tạo cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền đến đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

KHÁNH LINH |

TPHCM - Sáng ngày 25.11, tại TPHCM, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn "Nâng cao kỹ năng tuyên truyền về chính sách pháp luật cho công chức, viên chức các sở thông tin và truyền thông, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo, đài Trung ương và địa phương".

Kịp thời cứu 5 người trong vụ cháy ở quận Hà Đông

KHÁNH AN |

Hà Nội - Hồi 3h58 sáng nay (ngày 20.6), nhận tin báo về vụ cháy xảy ra tại ngôi nhà địa chỉ số 21 ngõ 249 đường Chiến Thắng (phường Văn Quán), lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an quận Hà Đông lập tức xuất 1 xe chỉ huy, 2 xe chữa cháy đến hiện trường.

Lo thiếu điện, Samsung họp khẩn với EVN

Nguyễn Tùng |

Thái Nguyên - Lo thiếu điện trong giai đoạn sản xuất cao điểm, lãnh đạo Tổ hợp Samsung Việt Nam đã họp khẩn với EVN để đảm bảo cung cấp điện an toàn, tin cậy.

Xóm nghèo vùng cao và những thân phận người già, trẻ em mắc AIDS không biết từ đâu

Minh Nguyễn |

Phú Thọ - Bà con người Mường ở xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn bao năm sống vui êm đềm cùng núi rừng, bỗng một ngày cơn bão AIDS ập đến mà chưa ai biết nguyên nhân.

Dự án đường hơn 200 tỉ thi công khiến nhà dân nứt toác

Tô Công |

Phú Thọ - Quá trình thi công dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 319, huyện Đoan Hùng trị giá hơn hơn 200 tỉ đồng đã khiến nhiều hộ dân bị ảnh hưởng.

Biến động trái chiều, giá xăng dầu trong nước ngày mai có thể tăng lên

Nguyễn Thúy |

Những lo ngại xoay quanh nền kinh tế chưa phục hồi của Trung Quốc đã lấn át việc cắt giảm sản lượng của OPEC+, khiến giá dầu tiếp tục lao dốc trong phiên giao dịch ngày 20.6 (giờ Việt Nam).

Người dân tộc thiểu số không đọc, nói được tiếng dân tộc mình

NHÓM PV |

Trước câu hỏi một bộ phận không nhỏ người các dân tộc không dùng, không biết ngôn ngữ của dân tộc mình, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc thừa nhận, đây là thực tế đang diễn ra, rất đáng lo ngại vì khi một dân tộc mất đi chữ viết thì nguy cơ sẽ bị biến mất.

Nâng cao chất lượng giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đề nghị tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới đặc biệt chú trọng trọng nâng cao chất lượng đào tạo cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền đến đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

KHÁNH LINH |

TPHCM - Sáng ngày 25.11, tại TPHCM, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn "Nâng cao kỹ năng tuyên truyền về chính sách pháp luật cho công chức, viên chức các sở thông tin và truyền thông, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo, đài Trung ương và địa phương".