Giáo viên lo lắng trước đổi mới

mai châu |

Chương trình giáo dục phổ thông mới được đánh giá là có sự chuyển hướng từ tiếp cận nội dung sang phát triển năng lực người học. Tuy nhiên, điều khiến nhiều người lo ngại nhất là đội ngũ giáo viên hiện nay đã được chuẩn bị những gì, liệu có đáp ứng được các yêu cầu của đổi mới giáo dục? 

Lúng túng dạy tích hợp

Một trong những điểm mới của chương trình các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể là việc tích hợp liên môn để giúp học sinh giảm tải. Môn học tích hợp được thực hiện chủ yếu ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở. Lịch sử được tích hợp với Địa lý; Vật lý, Hóa học tích hợp với Sinh học thành môn Khoa học tự nhiên ở cấp trung học cơ sở. Sang đến trung học phổ thông, khoa học tự nhiên được chia ra thành các môn học riêng rẽ. Như vậy, xu hướng tích hợp trong chương trình giáo dục mới là tích hợp sâu ở lớp dưới và phân hoá dần ở các lớp trên.

Lối dạy tích hợp ở phổ thông được nhiều chuyên gia giáo dục đánh giá cao, vì phương pháp này giúp cung cấp đủ kiến thức, kỹ năng cho học sinh. Thực tế từ nhiều năm trước, Bộ GDĐT đã có chủ trương thí điểm dạy học tích hợp. Một số Sở GDĐT đã tổ chức tập huấn cho lực lượng giáo viên nòng cốt chuyên môn ở các quận/huyện, sau đó lực lượng này sẽ phổ biến đến từng giáo viên trên địa bàn. Tuy nhiên dạy thế nào, vận dụng thế nào, đến nay nhiều giáo viên còn lúng túng.

Lãnh đạo một phòng giáo dục ở Hà Nội cho biết, thời gian qua phòng đã tìm giáo viên để tổ chức những tiết dạy tích hợp mẫu theo như định hướng chương trình mới nhưng thật sự rất lúng túng. Nhiều giáo viên băn khoăn với khái niệm thế nào là tích hợp liên môn. Với bậc tiểu học còn có thể thực hiện được bởi giáo viên thường dạy hết các môn, có cái nhìn khái quát. Còn ở bậc THCS, THPT, mỗi giáo viên đảm nhiệm một môn học và không dễ dạy tích hợp với môn học khác. Có giáo viên còn chưa thể tin vào chuyện “3 thầy 1 sách” và khẳng định giáo viên Vật lý không thể kiêm nhiệm Hóa học, Sinh học, hay giáo viên Lịch sử không thể dạy Địa lý.

Trong khi đó giáo viên là gốc rễ của đổi mới. Trước khi đổi mới chương trình, cần đổi mới cách đào tạo ở các trường sư phạm để có được “người thầy tích hợp”, đáp ứng yêu cầu của chương trình mới. Tuy nhiên lâu nay, giáo viên vốn được đào tạo chuyên sâu một môn học, nên khi phải thực hiện dạy liên môn đương nhiên sẽ gặp khó khăn. Và khi giáo viên còn lúng túng, thì việc tích hợp chẳng những không đáp ứng mục tiêu giảm tải chương trình cho học sinh, mà có thể khiến cả thầy và trò đều khổ, đều lo lắng trong dạy và học.

Bám sách giáo khoa khiến giáo viên “ngại sáng tạo”

Ngoài những băn khoăn về việc dạy tích hợp, ngay khi Dự thảo chương trình các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông mới được công bố, không ít giáo viên bày tỏ sự hoang mang, lo lắng. Nói đúng hơn là chưa sẵn sàng để đón nhận vị thế mới, dù mừng vui khi có quyền tự chủ về chuyên môn, được lựa chọn nội dụng giảng dạy và phương pháp truyền tải, khơi gợi cảm hứng sáng tạo cho học sinh.

Bởi một thời gian dài, sách giáo khoa được xem là pháp lệnh mà giáo viên phải tuân theo mỗi khi lên lớp. Bài dạy được quy định sẵn, phải sử dụng hình ảnh gì, vào lúc nào, trong bao lâu… Tất cả những điều này làm giáo viên cùi mòn sự sáng tạo, trình độ mai một vì bám sách. Lâu dần tạo thói quen “ngại” sáng tạo. Những hiện tượng giáo viên không giải quyết được hết các bài toán trong SGK, rời SGK thì không biết lấy gì để dạy và dạy như thế nào đã không còn hiếm.

PGS.TS Hoàng Thị Tuyết (Đại học Mở TPHCM) chia sẻ khi đi tập huấn cho giáo viên, bà từng nghe có nhiều người phản ánh chỗ này, chỗ kia trong sách sai. Tuy nhiên, khi được hỏi có dám sửa không, có dám dạy khác sách không, tất cả đều trả lời không.

PGS Tuyết cho rằng, cơ chế giáo viên bám sách là nguyên nhân khiến trình độ ngày càng mai một. Vì thế, dù chương trình giáo dục mới có hay đến mấy, tích cực đến mấy, mà đội ngũ giáo viên không được tự chủ về chuyên môn, không gấp rút tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho giáo viên, thì đổi mới giáo dục sẽ khó đi đến đích

Gấp rút công tác bồi dưỡng cho giáo viên

Theo GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông, công tác chuẩn bị đội ngũ giáo viên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới trong tương lai là một nhiệm vụ quan trọng, cần gấp rút thực hiện. Giáo viên sẽ phải đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao khả năng tự học, để đáp ứng các yêu cầu cấp thiết của đổi mới giáo dục

Ngay từ khi bắt tay vào xây dựng chương trình mới, Bộ GDĐT đã hết sức quan tâm kiểm tra, điều tra đội ngũ giáo viên hiện nay về số lượng giáo viên nói chung/ số lượng từng cấp học, môn học. Thời gian qua Bộ cũng tính toán quy hoạch đào tạo sư phạm và bồi dưỡng dần cho giáo viên những phương pháp dạy học mới.

“Tới đây có những môn học tích hợp như Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, các giáo viên cũng sẽ được học bồi dưỡng, học các tín chỉ để có thể một mình đảm nhiệm một môn. Chương trình này Bộ GDĐT đang xây dựng” - GS Nguyễn Minh Thuyết chia sẻ.

Về kế hoạch đào tạo đội ngũ giáo viên cho chương trình mới, ông Hoàng Đức Minh - Cục trưởng Cục nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GDĐT) cho biết, hiện nay bộ đã lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. Trong đó, các trường sư phạm sẽ đào tạo giáo viên dạy các môn theo chương trình môn học mới ví dụ như: Lịch sử và Địa lý, KHTN, KHXH...

Bộ cũng sẽ thực hiện lộ trình lựa chọn giáo viên cốt cán bồi dưỡng trước. Theo đó, mỗi môn học sẽ có 2 giáo viên được lựa chọn/ tỉnh/ thành phố để bồi dưỡng cốt cán khoảng 8 ngày vào kỳ 2 năm 2019. Sau đó, bộ sẽ tổ chức bồi dưỡng giáo viên đại trà qua mạng.

Ngoài ra, Bộ cũng lên kế hoạch bồi dưỡng giáo viên dạy tích hợp. Theo tính toán, mỗi giáo viên sẽ phải học thêm 20 tín chỉ (mỗi tín chỉ 15 tiết) để dạy tích hợp. Khi đó, giáo viên Lịch sử có thể dạy cả Địa lý và ngược lại, đảm bảo tất cả giáo viên sẽ đáp ứng được các yêu cầu của đổi mới giáo dục.

Vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên luôn là chiến lược của mỗi quốc gia vì đội ngũ giáo viên mang yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục. Nhưng hiện nay có một thực tế nhiều giáo viên vẫn đang thực hiện giảng dạy theo chương trình hiện hành, chưa có một bước khởi động nào cần thiết để tiếp nhận cái mới. Nói cách khác giáo viên thờ ơ với đổi mới. Bởi phần lớn giáo viên hiện nay đều chưa sống được bằng lương, điều mà chính Bộ trưởng Bộ GDĐT coi đó là món nợ chưa trả được với giáo viên, khiến mình day dứt.

mai châu
TIN LIÊN QUAN

Chương trình giáo dục phổ thông mới: Lo lớp học quá tải, cô - trò đều khổ

đặng chung |

Sau 2 tuần công bố, Dự thảo các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông mới  đã thu hút được sự quan tâm của dư luận. Ngoài yếu tố giáo viên, cơ sở vật chất để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới khiến nhiều người lo lắng.

Bộ GDĐT phân bổ chỉ tiêu đào tạo giáo viên

Bích Hà |

Ngoài việc giao chỉ tiêu theo cơ chế đặt hàng, Bộ GDĐT còn quy định việc xác định chỉ tiêu ngành đào tạo giáo viên sẽ căn cứ vào nhu cầu địa phương, nhằm giải quyết tình trạng thừa-thiếu giáo viên cục bộ.

Chương trình giáo dục mới: Sẽ dạy thực nghiệm song hành cùng viết sách giáo khoa

HUYÊN NGUYỄN |

Theo PGS.TS Nguyễn Thúy Hồng - Giám đốc dự án ETEP (Chương trình phát triển các trường sư phạm), Bộ GDĐT cho biết, song song với biên soạn sách giáo khoa sẽ là dạy thử nghiệm chương trình mới. Việc dạy thử nghiệm cũng chỉ đối với nội dung mới, khó.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chương trình giáo dục phổ thông mới: Lo lớp học quá tải, cô - trò đều khổ

đặng chung |

Sau 2 tuần công bố, Dự thảo các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông mới  đã thu hút được sự quan tâm của dư luận. Ngoài yếu tố giáo viên, cơ sở vật chất để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới khiến nhiều người lo lắng.

Bộ GDĐT phân bổ chỉ tiêu đào tạo giáo viên

Bích Hà |

Ngoài việc giao chỉ tiêu theo cơ chế đặt hàng, Bộ GDĐT còn quy định việc xác định chỉ tiêu ngành đào tạo giáo viên sẽ căn cứ vào nhu cầu địa phương, nhằm giải quyết tình trạng thừa-thiếu giáo viên cục bộ.

Chương trình giáo dục mới: Sẽ dạy thực nghiệm song hành cùng viết sách giáo khoa

HUYÊN NGUYỄN |

Theo PGS.TS Nguyễn Thúy Hồng - Giám đốc dự án ETEP (Chương trình phát triển các trường sư phạm), Bộ GDĐT cho biết, song song với biên soạn sách giáo khoa sẽ là dạy thử nghiệm chương trình mới. Việc dạy thử nghiệm cũng chỉ đối với nội dung mới, khó.