Giáo Sư Đặng Hùng Võ: Mấy ai có tư duy về Việt Nam làm khoa học?

Trang Ps (ghi) |

“Năm 1980, theo quyết định của Nhà nước, tôi được cử sang Ba Lan làm nghiên cứu sinh. Sau 4 năm bảo vệ xong luận án phó tiến sĩ, tôi trở về nước. Năm 1985, tôi được Ba Lan mời sang làm cộng tác viên khoa học, cũng tiếp tục 4 năm sau đấy, tôi bảo vệ xong luận án tiến sĩ khoa học, đây là thời điểm tôi quyết định ở lại hay trở về”.

Tiếp chúng tôi tại căn biệt thự nằm yên tĩnh trong một con ngõ dài và rộng tại khu dân cư đường Giải Phóng, GS Đặng Hùng Võ vẫn nhiệt huyết với nụ cười rạng ngời ấy, ông niềm nở chào đón và chân thành chia sẻ cho chúng tôi nghe câu chuyện dành trọn cuộc đời cống hiến cho nền khoa học công nghệ. Những câu chuyện của Giáo sư Võ khiến những người trẻ phải chiêm nghiệm và suy ngẫm.

Người Việt ở Ba Lan không nhiều, nhưng toàn dân tri thức

GS Võ mỉm cười kể lại: “Người xưa có câu vè: “Muốn giàu đi Đức, muốn kiến thức đi Nga, muốn Java thì đi Tiệp, muốn gái đẹp đi Ba Lan”. Vậy tôi tự hỏi: “Liệu đi Ba Lan thì có học được gì không?”.

Và quả thật, Ba Lan là một đất nước đặc biệt. Nó nằm giữa biên giới Đông Âu và Tây Âu, tiếp giáp Cộng hòa Liên bang Đức, là nơi giao thoa của chủ nghĩa xã hội và tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, tri thức của quốc gia này tiếp nhận phần tốt đẹp nhất của Liên Xô và hệ thống kiến thức phương Tây.

Người Việt Nam ở Ba Lan không nhiều, mỗi năm chừng độ vài chục người bay sang và gần như tất cả đều là dân trí thức. Họ cũng ở lại hết, một số di cư qua các nước khác như Đức, Áo... vì họ cảm thấy ở Ba Lan chưa bao giờ là đủ. Tôi nhớ lại có một năm, nghị quyết của Đảng bộ Đại sứ quán cố gắng đưa một lưu học sinh về nước. Vì sự thật, người Ba Lan chấp nhận người Việt sang học tập, sinh sống và định cư. Hơn nữa, số người Việt ở Ba Lan không nhiều. Nước mình có lao động đi Bungari, Nga, Đức... nhưng Ba Lan thì không chấp nhận lao động đơn giản. Người Việt ở Ba Lan đều là dân trí thức, đấy là môi trường phát triển khiến người ở lại đều cảm thấy thích khi có một cộng đồng người Việt và dân bản địa sống vô cùng tử tế và văn minh.

Làm nghiên cứu khoa học... ai cũng tư duy chớ nên về Việt Nam!

“Tôi cũng từng nghĩ như mọi người rằng ở Việt Nam không có điều kiện để làm khoa học. Vì từ thư viện, sách vở, phòng thí nghiệm, cơ sở hạ tầng lẫn môi trường cạnh tranh khoa học đều kém xa”.

Khi còn ở Ba Lan làm luận án tiến sĩ, ông được Đại học Bách khoa Warszawa tặng bằng khen về thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học. GS Võ cũng là người đưa trắc địa vệ tinh – làm thay đổi đo đạc trên mặt đất và ứng dụng trắc địa vệ tinh vào đề tài phó tiến sĩ (1984), thứ mà nhiều nhà khoa học Ba Lan bấy giờ còn ngơ ngác. Sau khi bảo vệ xong, cả hội đồng đều đánh giá đây luận án xuất sắc. Tiếp đến luận án tiến sĩ (1988), ông nghiên cứu xử lý những dữ liệu đo đạc cực lớn tầm toàn cầu, thứ mà bây giờ người ta bắt đầu gọi là Big Data.

“Tôi thiết nghĩ: “Mọi thứ ở đây đang rất suôn sẻ thế này thì về nước làm gì? Chưa kể, thời điểm đó, tôi đang vận hành thành công hệ thống thương mại cỡ lớn, gạt bỏ tư duy ghét kinh doanh cũ kỹ của người Việt Nam. Đến một hôm sau ngày bảo vệ luận văn tiến sỹ, tôi ngồi nói chuyện với một người, vừa là thầy vừa là bạn của mình, ông là Viện sỹ Hàn lâm Khoa học Ba Lan:

- Theo ông thì tôi có nên ở lại đây làm khoa học hay không? Vì sự thật là về nước khó mà làm khoa học được.

- Tại sao người Việt ai ai cũng muốn ở lại, vậy lấy đâu ra người xây dựng đất nước.

Tôi bảo ông rằng:

- Nhưng về Việt Nam không có đủ điều kiện làm.

Ông ấy đáp:

- Thế thì tự xây dựng lên mà làm.

Đây là một câu nói bộc trực, với góp ý thẳng thắn của một người Ba Lan yêu nước. Nó đã chạm đến lòng tự ái của tôi. Câu nói ấy cũng là thử thách đối với bản thân. Ngay lập tức, không đắn đo, tôi lấy vé máy bay, 3 hôm sau thì về nước.”

Về nước

Về Việt Nam, GS Đặng Hùng Võ thực hiện một vài việc quan trọng trước tiên. Thứ nhất, chuyển viện nghiên cứu trắc địa - bản đồ Việt Nam trở thành doanh nghiệp. Phó thủ tướng Nguyễn Khánh lúc đó, sau khi nghe xong liền đồng ý ngay lập tức. Thứ hai, ông nhập công nghệ định vị vệ sinh vào phát triển ở Việt Nam, sau đó chuyển toàn bộ công nghệ trắc địa bản đồ từ thế hệ tương tự sang thế hệ số. Đấy là thời điểm từ 1989 đến năm 2000, và xấp xỉ thập niên sau, người Việt mới bắt đầu nói về công nghệ số, kinh tế số.

Ông chia sẻ một cách bộc trực:

“Khi làm quản lý, bản thân bắt buộc phải có những kiến thức về mảng xã hội. Tôi đặt ra hai việc. Thứ nhất, mình sẽ phải làm gì để phát triển ngành này, lúc đó, tôi nghĩ đến luật pháp, cơ chế, thể chế, quan hệ con người và con người. Thứ hai, đây có thể là cơ hội tốt để phát triển khoa học, vì những gì liên quan đến khoa học mới, ngay cả viện trưởng chưa chắc đã có thể quyết định. Thế nên, tôi tận dụng thời cơ ấy để đưa ra chương trình với nội dung thay đổi phương thức quản lý phải dựa vào đổi mới công nghệ ngành địa chính, có như vậy mới tiếp cận được thế hệ quản lý số. Và sau khi nghe đề xuất đó, Bộ Tài chính đã đồng ý ngay lập tức và cung cấp đủ tiền để thực hiện”.

Người Việt Nam không hề thua kém nhưng...

8 năm sống ở Ba Lan và trải qua quá trình nghiên cứu khoa học lâu dài, GS Võ nhận thấy người Việt không hề thua kém bạn bè thế giới. Nhưng có điều, dường như cuộc sống chật hẹp quá khiến tư duy của họ nhỏ bé đi. Ngày xưa Tản Đà có viết: “Giấc mơ con đè nát cuộc đời con”. Chính giấc mộng nhỏ bé đó đã khiến tư duy của người Việt cũng trở nên hạn chế như vậy.

“Vốn dĩ, người Việt có tư chất thông minh, nhưng không ít người đổ lỗi cho hệ thống, có thể đó là lý do chính nhưng nó khiến cuộc sống quá chật hẹp, họ chỉ dám mơ về những điều nhỏ bé. Tôi tiếp xúc với nhiều người, nhiều anh chỉ ước mơ là người giỏi nhất làng. Ai ai cũng chỉ muốn giỏi quanh cái làng mình, nhưng chưa bao giờ nghĩ được “tôi sẽ giỏi nhất thế giới”.

Sau khi trở về về Việt Nam, năm 1992, ông được nhà nước phong hàm Giáo sư, cũng là người trẻ nhất đầu tiên được phong hàm Giáo sư trong hàng ngũ kỹ thuật. Từ năm 1994, ông lần lượt trải qua các chức vụ như Phó Tổng cục trưởng, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính và Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

“Tôi nghĩ làm quản lý là cần thiết để mình tạo điều kiện cho khoa học phát triển, đồng thời từ đó tác động sẽ lớn hơn, có thể chứng minh rằng dân tộc Việt không kém hơn bất kỳ dân tộc nào. Tôi đã từng chứng minh cho người phương Tây thấy những luận án, công trình khoa học của mình có sức khá nặng trên tầm thế giới và họ ngạc nhiên vì những nghiên cứu khoa học đó. Tuy nhiên, trong 90 triệu người dân Việt Nam thì số lượng người làm được điều đó còn ít, số đông vẫn chưa thể hiện được”.

“Giai đoạn những năm 1960, Hàn Quốc và Việt Nam gần như cùng điểm xuất phát, nhưng nay, người Hàn đã bỏ ta một quãng rất xa. Nếu người Nhật có tư duy hàng hóa Nhật đi đến đâu thì biên giới Nhật đi đến đấy, còn người Hàn lại có tư duy rằng văn hóa Hàn đến đâu thì biên giới Hàn đến đấy. Thực sự mà nói, dùng văn hóa để chinh phục mới là bản chất, còn hàng hóa thì vẫn chưa thể hiện được điều đó. Và để phát triển, chúng ta bắt buộc phải có tư duy dẫn đầu bằng một sáng kiến độc đáo nào đó!” – ông chia sẻ.

Mỗi ngành khoa học đều có kiểu đi riêng của nó. Có những ngành thuần túy lý thuyết như toán học chẳng hạn, hay có những ngành cần phòng thí nghiệm ở mức độ nhất định, có ngành lại sát với cuộc sống. Ở Việt Nam, có rất nhiều ngành khoa học có điều kiện tốt để phát triển, ví dụ như công nghệ môi trường, năng lượng tái tạo... Nhất là trong giai đoạn bùng nổ thế hệ công nghệ thứ tư hiện nay, Việt Nam có thể vượt lên nếu có đội ngũ lao động chất lượng cao.

Việc gửi con em đi học tập ở các nước phát triển là một giải pháp tốt, nếu liên quan đến kinh phí nhà nước thì còn phải dè dặt nhưng nếu là kinh phí của người đó bỏ ra thì quá tốt. Chỉ có điều đất nước vẫn chưa đủ hấp dẫn để gọi những người thành đạt trở về. Tôi đã quyết định về nước chỉ vì lòng yêu nước, nhưng nay như thế chưa đủ hấp dẫn để kêu gọi. Quan trọng nhất vẫn là người Việt cần có những giấc mộng lớn và biết cách đưa giấc mộng lớn đó vào một cuộc đời lớn, đừng rơi vào mộng du là được, ông tâm sự.

Trang Ps (ghi)
TIN LIÊN QUAN

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.