Giáng Vân vẽ trong yên tĩnh của màu

Nguyễn Thành Kiên |

Ngày 26.2.2017, ngày đầu tiên cầm cọ, cũng là ngày cú chạm đầu tiên vào hội họa một cách nghiêm túc và kéo dài chưa ngơi nghỉ của thi sĩ, nhà báo Giáng Vân. Thật đáng nể với một người không theo trường quy nhưng nhiều duyên nghệ thuật ấy, cứ đều đặn mỗi năm lại có một triển lãm tranh, dù là cá nhân hay nhóm. Và giờ có thể thẳng thắn và nghiêm túc gọi Giáng Vân là một họa sĩ.

Ngày 23.10.2021 tới đây Giáng Vân lại tiếp diễn một triển lãm tranh cá nhân tại Nhà triển lãm Mỹ thuật số 16 Ngô Quyền, Hà Nội, với tên gọi “Vân - 2021”. Như cách nói giản dị của chị, mỗi triển lãm là một bày biện màu của chính mình để nói rằng đây là kết quả của hành trình tôi đi tới đây, và tôi còn tiếp tục. Bởi nghệ thuật là không giới hạn, không vơi cạn, người nghệ sỹ khởi lên một dòng chảy cho mình, và triển lãm chỉ như một bến dừng. Khoảng 45 bức tranh bao gồm acrylic và sơn dầu trên toan cùng acrylic và mực tàu trên giấy dó, vẫn xoay quanh những chủ đề từ quan sát bình dị của tĩnh vật, của chân dung, của phong cảnh, tạo nên một Giáng Vân riêng biệt. Giáng Vân dừng ở năm 2021 với sự yên tĩnh của tâm hồn, hoà sắc với những khốn khó của con người và mọi vật xung quanh trong đại dịch. Trở về những bình dị trong tranh, được lặng mình giữa những bộn bề những xoay vần vật vã, đó chẳng phải là hạnh phúc giản đơn mà hội hoạ mang lại hay sao?

Âu sầu, sơn dầu trên toan, 80x60cm. Tranh Giáng Vân, ảnh Lê Bích.
Âu sầu, sơn dầu trên toan, 80x60cm. Tranh Giáng Vân, ảnh Lê Bích.
Phong cảnh Pù Luông, Acrylic trên toan 100x80cm.
Phong cảnh Pù Luông, Acrylic trên toan 100x80cm.
Các trạng thái của phố 1, mực tàu và acrylic trên giấy dó.
Các trạng thái của phố 1, mực tàu và acrylic trên giấy dó.
Các trạng thái của phố 2, mực tàu và acrylic trên giấy dó.
Các trạng thái của phố 2, mực tàu và acrylic trên giấy dó.

Nhưng nếu dõi theo và quan sát tinh kỹ tranh của Giáng Vân từ những triển lãm đầu tiên tới “Vân - 2021” thì không khó để nhận ra chính là hội hoạ đã tìm đến và lựa chọn, xác quyết chị cho một biểu hiện phong phú hơn của nghệ thuật. Tranh của Giáng Vân không quá mạnh về hình hoạ, nhưng bắt được thần trong chân dung, bắt được nét trong không gian và gợi trí tưởng nhiều hơn là biểu hiện hiện thực trực quan. Những thánh đường mờ ẩn trong sương, những cánh đồng chiều man mác cũ,  những đoàn người vô diện hành trình, những toà nhà như ô kén, những khoé cười, mắt sâu.v.v... Tất cả gợi xúc cảm về ngày, về người, vừa gần gũi nắm chụp vừa trôi xa thả tưởng.

Màu trong tranh của Giáng Vân là một điểm riêng, thu hút lạ kỳ. Nói không ngoa đó là một điều mới mẻ, một mới mẻ đã bỏ quên. Khi mà các hoạ sĩ vẫn dùng nhiều chủ đích về lớp lang hay quá dụng ý về phối trộn màu, trở mình thành những bậc thầy dẫn dụ đến mức có cảm giác ngột ngạt, thì tranh của Giáng Vân với những gam màu rất tự nhiên, hoà sắc đa dạng uyển chuyển, lại mang đến một sự dễ chịu, một thoả mãn xúc cảm đủ đầy. Giáng Vân cứ chạm vào màu bằng cảm quan tự nhiên qua mỗi nhịp ngày, như cách chị đến với giấy dó dịp gần đây đầy thú vị. Chị vẽ mực nho và acrylic trên giấy dó trong đợt giãn cách xã hội ngắn ngủi, nhưng kết quả đạt được là những hoàn thiện tuyệt vời và đáng nể. Đó không là mày mò thể nghiệm mà là ngay lập tức đi vào sáng tác. Những nét vẽ dứt khoát của mực chứng tỏ sự bắt nhịp chính xác và trọn vẹn về ý, những loang màu nông sâu mờ tỏ gợi được hiệu ứng không gian, ẩn dụ cho mắt nhìn và trí cảm. Những kỹ thuật tưởng như cần rèn rũa, chau chuốt lại được chị thể hiện rất thanh thoát và thành thục.

Ở nhịp đời sống đã đủ đầy chiêm nghiệm, được thoả mãn sáng tạo trong cái quyền ngơi nghỉ, nhìn lại lúc này, hội họa với Giáng Vân dường như là một cuộc dạo chơi, nhưng cũng là đời sống, là sáng tạo nghệ thuật đầy nghiêm túc. Những xúc cảm nghệ thuật vẫn dẫn dắt chị dạo chơi trong thế giới riêng của màu. Màu sắc cùng nhịp điệu đời sống hoà vào chị một cách tự nhiên và dung dị, như cách chị đến với thơ văn và báo chí, cũng đủ đầy buồn vui, lo âu, thất vọng, hy vọng, thoả mãn rồi lại rong chơi. Để rồi sẽ lại có một bến dừng của “Vân - 2022”, và hơn nữa. Giáng Vân sẽ tiếp tục vẽ những xúc cảm trong một yên tĩnh của màu.

Nguyễn Thành Kiên
TIN LIÊN QUAN

Người họa sĩ ở Điện Biên nỗ lực xây "thành trì ý thức" chống COVID-19

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Khi được gọi là "Họa sĩ chống COVID-19 bằng ngòi bút" ông Tòng Trung Tiến, ở Điện Biên chỉ khiêm tốn nói rằng "Tôi chỉ cố gắng làm những gì có thể để nâng cao ý thức của người dân trong bản mình và trong cộng đồng".

Tìm thấy tranh của họa sĩ nổi tiếng Châu Âu thế kỷ 17 trong thùng rác

Bảo Châu |

Hai bức tranh gốc của các họa sĩ Châu Âu thế kỷ 17 được tìm thấy tại một thùng rác ven đường ở đông nam nước Đức.

Triển lãm tranh Nguyễn Cao Thương và 12 họa sĩ

N.DỦ |

Chiều 19.5 tại 21 Võ Trường Toản (P.Thảo Điền, Thủ Đức) diễn ra triển lãm tranh với chủ đề “Đất nước và con người” của cố họa sĩ Nguyễn Cao Thương và 12 họa sĩ, trưng bày 62 bức tranh, đáng chú ý nhất là các tác phẩm “Đêm nay Bác thao thức” (1995) - ảnh, “Bám biển ra khơi” (1965), “Tình đồng chí” (1974) cùng những tác phẩm đặc sắc của 12 họa sĩ như Lý Khắc Nhu, Ngô Đồng, Hứa Thanh Bình, Việt Kim Quyên, Tố Uyên, Bùi Tiến Tuấn, Đinh Văn Sơn, Hồ Hưng, Nguyễn Duy Nhi, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Khắc Vinh, Quý Khoa.

Họa sĩ già miệt mài vẽ tường khu phố liên tục trong gần 1 tháng

HOÀI ANH - HỒNG CƯỜNG |

Với mong muốn "khoác áo mới" cho khu phố cũng như bổ sung thêm các kiến thức lịch sử cho học sinh, người họa sĩ già Nguyễn Trọng Nguyện (Ngõ Quỳnh, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã miệt mài vẽ tường cho khu phố nhà mình liên tục trong 1 tháng.

Người họa sĩ khơi gợi niềm đam mê hội họa cho trẻ em khuyết tật

Văn Thắng - Hà Phương |

Họa sĩ Văn Dương Thành cùng bốn học trò của mình đã tổ chức một buổi sinh hoạt ngoại khóa cho các em khuyết tật của trường PTCS Dân lập Dạy trẻ câm điếc Hà Nội. Đây là hoạt động thường xuyên của họa sĩ Văn Dương Thành và các học trò nhằm khơi gợi tiềm năng, niềm đam mê nghệ thuật cho giới trẻ.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Người họa sĩ ở Điện Biên nỗ lực xây "thành trì ý thức" chống COVID-19

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Khi được gọi là "Họa sĩ chống COVID-19 bằng ngòi bút" ông Tòng Trung Tiến, ở Điện Biên chỉ khiêm tốn nói rằng "Tôi chỉ cố gắng làm những gì có thể để nâng cao ý thức của người dân trong bản mình và trong cộng đồng".

Tìm thấy tranh của họa sĩ nổi tiếng Châu Âu thế kỷ 17 trong thùng rác

Bảo Châu |

Hai bức tranh gốc của các họa sĩ Châu Âu thế kỷ 17 được tìm thấy tại một thùng rác ven đường ở đông nam nước Đức.

Triển lãm tranh Nguyễn Cao Thương và 12 họa sĩ

N.DỦ |

Chiều 19.5 tại 21 Võ Trường Toản (P.Thảo Điền, Thủ Đức) diễn ra triển lãm tranh với chủ đề “Đất nước và con người” của cố họa sĩ Nguyễn Cao Thương và 12 họa sĩ, trưng bày 62 bức tranh, đáng chú ý nhất là các tác phẩm “Đêm nay Bác thao thức” (1995) - ảnh, “Bám biển ra khơi” (1965), “Tình đồng chí” (1974) cùng những tác phẩm đặc sắc của 12 họa sĩ như Lý Khắc Nhu, Ngô Đồng, Hứa Thanh Bình, Việt Kim Quyên, Tố Uyên, Bùi Tiến Tuấn, Đinh Văn Sơn, Hồ Hưng, Nguyễn Duy Nhi, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Khắc Vinh, Quý Khoa.

Họa sĩ già miệt mài vẽ tường khu phố liên tục trong gần 1 tháng

HOÀI ANH - HỒNG CƯỜNG |

Với mong muốn "khoác áo mới" cho khu phố cũng như bổ sung thêm các kiến thức lịch sử cho học sinh, người họa sĩ già Nguyễn Trọng Nguyện (Ngõ Quỳnh, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã miệt mài vẽ tường cho khu phố nhà mình liên tục trong 1 tháng.

Người họa sĩ khơi gợi niềm đam mê hội họa cho trẻ em khuyết tật

Văn Thắng - Hà Phương |

Họa sĩ Văn Dương Thành cùng bốn học trò của mình đã tổ chức một buổi sinh hoạt ngoại khóa cho các em khuyết tật của trường PTCS Dân lập Dạy trẻ câm điếc Hà Nội. Đây là hoạt động thường xuyên của họa sĩ Văn Dương Thành và các học trò nhằm khơi gợi tiềm năng, niềm đam mê nghệ thuật cho giới trẻ.