Giảm thông tin sai lệch bằng tăng sự minh bạch

GS Phan Dương Hiệu (ĐH Limoges, Pháp) |

Sự minh bạch tự nó sẽ đè bẹp từ trong trứng nước những ý định tung thông tin giả. Việc cần làm, theo tôi, là phát triển những nền tảng thông tin để minh bạch hoá mọi hoạt động, quyết định, chi tiêu của chính phủ.

Minh bạch thông tin là điều kiện tiên quyết

Để hạn chế sự lan truyền của các thông tin sai lệch trên mạng xã hội (MXH), ngoài các giải pháp đã được nêu ra tại diễn đàn Quốc hội, chúng ta cần tìm hiểu xem tại sao lại có nhiều nguồn thông tin sai đến vậy.

Theo tôi, thông tin sai lệch thường nảy sinh trên nền tảng của sự mù mờ về thông tin chính xác. Do vậy, hiện tượng nhiều thông tin sai lệch là một chỉ dấu cho thấy hiện tại, độ minh bạch thông tin chính thống chưa cao.

Khi thông tin chính thống về tất cả các chi tiêu công, đầu tư công của chính phủ được minh bạch hoá, dễ dàng truy cập thì rất khó để thông tin xấu, giả bị tung lên. Chẳng hạn, nhiều nước làm một nền tảng thông tin của chính phủ (như ở Pháp là https://www.data.gouv.fr/fr/) để công khai các hoạt động, chi tiêu của chính phủ ở tất cả các lĩnh vực từ giáo dục, y tế... Như vậy, sự minh bạch tự nó sẽ đè bẹp từ trong trứng nước những ý định tung thông tin giả. Việc cần làm, theo tôi, là phát triển những nền tảng thông tin để minh bạch hoá mọi hoạt động, quyết định, chi tiêu của chính phủ.

Ngoài việc tự bản thân chính phủ minh bạch hoá hoạt động của mình thì cũng cần phải bắt buộc các doanh nghiệp minh bạch hoá những thông tin quan trọng liên quan đến cộng đồng. Chẳng hạn: Một nguồn tin nói rằng “nguồn nước xả thải độc hại của nhà máy XYZ gây ô nhiễm nặng, làm triệt tiêu khả năng nuôi cá của các hộ nông dân trong vùng”. Nếu không có thông tin chính xác về nguồn nước xả thải, làm sao ta đánh giá được nguồn thông tin đó là đúng hay sai? Chỉ có thể tránh thông tin sai nếu công khai số liệu thời gian thực về nguồn nước thải, vị trí, độ độc hại... Và điều quan trọng, để có độ tin cậy, tất cả số liệu này phải do cơ quan kiểm định uy tín quốc tế thực hiện độc lập.

Như vậy, đối với tôi, chỉ có cải thiện độ minh bạch từ các hoạt động nhà nước và doanh nghiệp mới có thể giảm cơ bản các nguồn tin sai. Điều này cần sự quyết tâm lớn của chính phủ vì những nhóm lợi ích đôi khi muốn làm mù mờ thông tin, rồi chủ động phát thông tin giả để tối ưu hoá lợi ích cục bộ. Những đại án tham nhũng là minh chứng rõ nét cho điều đó. Thông tin là có giá trị, và sự thao túng thông tin đem lại giá trị khổng lồ. Sự minh bạch gần như chỉ có thể đạt được nếu có sự kiểm soát độc lập. Đã đến lúc, nhà nước cũng cần để cho những đơn vị độc lập kiểm soát các hoạt động của mình.

Thông tin từ các mạng xã hội có thể khiến con người nhiễu loạn.
Thông tin từ các mạng xã hội có thể khiến con người nhiễu loạn.

Chỉ số quan trọng nhất là lòng tin của người dùng

Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, MXH Việt Nam hiện đã đạt đến con số 65 triệu người dùng, và tương lai sẽ sớm cân bằng với MXH nước ngoài. Đó là một sự ngạc nhiên thú vị. Một điều kiện cần của việc phát triển MXH rõ ràng là phải có nhiều người dùng.  Như thế, về phương diện này, MXH trong nước phần nào đang đạt được điều kiện cần đó.

Tuy nhiên, số lượng người dùng không bao giờ là điều kiện đủ cho thấy một MXH đã có vị thế đáng kể hay chưa. Nếu lấy mục tiêu là số lượng người dùng, không hẳn quá khó để cải thiện. Con người vốn tò mò, nếu MXH chỉ tràn ngập các thông tin giải trí, thông tin giật gân, hình ảnh bắt mắt thì cũng là một cách để có nhiều người dùng. Còn để đúng nghĩa như bộ trưởng thừa nhận “MXH là không gian biểu đạt tự do của người dân”, còn phải đánh giá rất nhiều mặt khác. Cùng với báo chí, MXH cần phải là không gian tranh luận đa chiều, phản biện có chiều sâu.

Sự lạc quan đối với MXH trong nước hay không đối với tôi không phải con số 65 triệu, mà là khả năng cạnh tranh sòng phẳng với MXH nước ngoài. Tôi sẽ có sự lạc quan nếu chúng ta không lấy số người dùng để đánh giá chất lượng MXH và đi tới quyết định “MXH ta đã vượt MXH nước ngoài, ta không cần họ nếu họ không tuân thủ yêu cầu của Luật An ninh mạng”. Tôi sẽ lạc quan nếu chúng ta không ép MXH nước ngoài những yêu cầu không  thể thực hiện. Chẳng hạn, trong một thế giới mở, không thể yêu cầu mọi dữ liệu đều đặt trên lãnh thổ Việt Nam. Ngay cả đối với các chuẩn an toàn cao, độ bảo mật yêu cầu dữ liệu lưu tại các địa điểm rất khác nhau, yêu cầu khoá phân tán được lưu trữ ở những nơi rất khác nhau, việc yêu cầu không hợp lý có thể đi ngược tiêu chuẩn an toàn và vô hình chung ép các MXH nước ngoài bỏ cuộc. Một môi trường cạnh tranh lành mạnh với hành lang pháp lý tuân theo những chuẩn tắc quốc tế là điều mà tôi hy vọng.

Trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, MXH phát triển được hay không được đo bằng lòng tin của người dùng. Tôi nghĩ để đạt được điều đó khó hơn là ta hình dung, nó phụ thuộc vào độ mở của các chính sách của nhà nước.

Việc chứng minh MXH nước ngoài không đủ tốt là không khó, với nhiều ví dụ cụ thể về việc bị lộ thông tin người dùng. Tuy nhiên, cái khó là phải chứng minh và gây lòng tin rằng MXH trong nước sẽ đỡ tệ hơn trong việc bảo vệ thông tin cá nhân. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói rằng: "Các MXH cần thiết bảo vệ dữ liệu cá nhân, không để lọt dữ liệu cá nhân cho bên thứ ba”. Tôi hy vọng quyết tâm đó sẽ được thực hiện đầy đủ. Vì MXH và người dùng là hai chủ thể chính, chúng ta cần xác định nhà nước cũng là một bên thứ ba, do vậy cũng không thể được quyền dễ dàng truy xuất vào thông tin người dùng. Về mặt pháp lý, cần có quy định tường minh khi nào tài khoản người dùng có thể truy cập, chẳng hạn chỉ khi có quyết định của toà án hay khi đặc biệt khẩn cấp có quyết định được Thủ tướng ký.

Về mặt kỹ thuật, để chứng minh việc lưu trữ dữ liệu trong nước an toàn hơn ở nước ngoài, chúng ta cần phát triển và tuân theo các chuẩn bảo mật tân tiến. Với các MXH lớn ở nước ngoài như Facebook, nếu việc mã hoá dữ liệu bị phát hiện có backdoor ("cửa hậu") cho bên thứ ba khai thác thông tin, nhiều khả năng công ty sẽ sụp vì mất lòng tin. Liệu các MXH trong nước có công khai các chuẩn bảo mật trong việc truyền, lưu trữ và xử lý dữ liệu? Có đồng ý chịu sự giám sát và kiểm tra của các chuyên gia bảo mật và của các công ty đánh giá an toàn bảo mật quốc tế? Chỉ có như thế mới tạo lòng tin về sự đảm bảo an toàn kỹ thuật thông tin. Điều này, nếu có quyết tâm, tôi cho rằng có thể thực hiện, nhất là nếu thực sự theo kỹ thuật "bảo mật phân tán" để việc giải mã không chỉ do một đơn vị nắm mà là sự kết hợp đồng tình của nhiều đơn vị khác nhau. Do vậy, nếu một vài đơn vị bị khống chế, an toàn thông tin vẫn được duy trì.

Gây được lòng tin về việc tôn trọng quyền riêng tư, quyền biểu đạt, chứng minh được độ an toàn với các chuẩn bảo mật thông qua sự kiểm định quốc tế - đó là những điều kiện để MXH trong nước có thể phát triển đúng nghĩa để trở thành “một không gian biểu đạt tự do của người dân".

Cuối cùng, đề cập đến “não” người dùng là lúc ta cần quan tâm đến những vấn đề người dùng suy nghĩ và thảo luận. Chừng nào người Việt còn suy tư, còn tâm huyết với những vấn đề của đất nước, chừng đó não người Việt còn thuộc về Việt Nam. Trong khi vấn đề đại đoàn kết dân tộc luôn là một vấn đề trọng tâm của nhà nước, việc tận dụng kiến thức của người Việt khắp mọi nơi để phát triển đất nước là điều vô cùng quan trọng. Về mặt này, có lẽ chúng ta cần cảm ơn MXH nước ngoài đã nối kết người Việt khắp nơi để cùng suy nghĩ, đóng góp nhiều ý kiến hướng về đất nước. Tôi cho rằng hiện tại, dù không hoàn hảo và nhiều thông tin sai, nhiễu, MXH đã có vai trò của một không gian biểu đạt tự do, nhà nước đã chú trọng hơn nữa đến tiếng nói của người dân, tiếng nói đó đã có trọng lượng hơn nữa trong nhiều quyết định. Hy vọng MXH trong nước cũng tham gia phát huy vai trò đó.

Gây được lòng tin về việc tôn trọng quyền riêng tư, quyền biểu đạt, chứng minh được độ an toàn và các chuẩn bảo mật thông qua sự kiểm định quốc tế - đó là những điều kiện để MXH trong nước có thể phát triển đúng nghĩa để trở thành “một không gian biểu đạt tự do của người dân".

GS Phan Dương Hiệu (ĐH Limoges, Pháp)
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.