Gặp hai nghệ nhân xác lập kỷ lục Việt Nam với tò he

Ngọc Dủ (thực hiện) |

Hơn 20 năm giữ hồn nghề tò he truyền thống của cha ông, hai nghệ nhân Xuân Tung, Xuân Tùng mong muốn ngành nghề này sẽ không mai một, dù cho xã hội không ngừng thay đổi. Để làm được điều này, họ đã miệt mài lao động và sáng tạo ra công thức vẽ tranh tò he bằng ốc vít và mắt xích. Đây cũng là bộ môn vừa được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Nếu được lựa chọn lại, vẫn gắn duyên với tò he

Là các nghệ nhân tò he có hơn 20 năm kinh nghiệm, vì sao hai anh lại quyết định gắn bó với nghề này lâu đến vậy?

- Xuân Tung và Xuân Tùng gắn bó với nghề đến ngày nay là mong muốn gìn giữ và phát triển ngành nghề truyền thống của quê hương và cũng là duy trì một nét đẹp văn hóa đặc trưng của Việt Nam. Vì thế, chúng tôi không muốn ngành nghề này bị mai một để hy vọng rằng thế hệ mai sau các em nhỏ vẫn biết đến tò he. Khi nhắc tới tò he là đồng nghĩa nhắc tới tuổi thơ và ký ức của người Việt Nam.

Thường nói đến nam giới, nhiều người sẽ nghĩ đến các công việc có phần lớn lao hơn, nhưng khi thu gọn ở một ngành nghề truyền thống, hai anh có áp lực vì bị so sánh hay không?

- Chúng tôi làm công việc tò he không những không áp lực mà thay vào đó còn nhận được sự quý mến và trân trọng. Bởi hầu hết chúng ta đều hiểu được giá trị của ngành nghề truyền thống và giờ còn rất ít các nghệ nhân theo nghề. Nhiều khách hàng nói rằng, nghề tò he giờ rất hiếm và không còn nhiều nghệ nhân làm như xưa nữa. Trước đây, thường thấy các ông, các bác lớn tuổi làm giờ các em còn trẻ mà làm và theo nghề là rất quý. Mỗi khi nghe được những chia sẻ như thế, như tiếp thêm ngọn lửa, động lực giúp cho chúng tôi gắn bó với nghề.

Giải thưởng và kỷ lục mà Xuân Tung, Xuân Tùng đạt được.Ảnh: NVCC
Giải thưởng và kỷ lục mà Xuân Tung, Xuân Tùng đạt được.Ảnh: NVCC

Với Xuân Tung - Xuân Tùng, nghề tò he có ý nghĩa thế nào trong cuộc sống của hai anh?

- Nghề tò he là niềm vui mỗi ngày, mỗi khi làm tò he là chúng tôi có cơ hội được đem niềm vui đến cho các em nhỏ, đến với mọi người xung quanh. Nếu một ngày không được làm tò he thì đó là một ngày thiếu đi niềm vui.

Nếu được lựa chọn lại, hai anh vẫn còn ngành nghề này?

- Chúng tôi vẫn sẽ chọn truyền thống nặn nghề tò he, vì nhờ có nghề tò he mà hai cái tên Xuân Tung, Xuân Tùng mới được nhiều người biết đến và nhắc đến nhiều hơn và có được những thành công nhất định như ngày hôm nay.

Nhìn vào sự nghiệp, người ta thấy hai anh đạt không ít giải thưởng quý giá. Tuy nhiên, khác với nghệ sĩ, Xuân Tung, Xuân Tùng đứng sau ánh hào quang. Hai anh có buồn hay cảm thấy thiệt thòi về điều này?

- Trước đây khi chúng tôi chưa phát triển và biểu diễn vẽ tranh bằng bột tò he, vẽ mắt xích trên sân khấu ở các gameshow và chưa có được những giải thưởng như bây giờ thì hai anh em thường ngồi làm tò he ở những góc phố trường học, công viên, hội chợ.

Khi đó thấy các anh chị nghệ sĩ diễn trên sân khấu có khán giả phía dưới và có ánh hào quang của sân khấu, hai anh em cũng thầm ước được đứng trên sân khấu như các anh chị nghệ sĩ. Và bây giờ điều ước của hai anh em cũng đã dần dần thực hiện được phần nào. Chỉ khác với các anh chị nghệ sĩ là họ đem lời ca tiếng hát và những vai diễn lên sân khấu còn chúng tôi vẽ những bức tranh gửi tới khán giả.

Xuân Tung, Xuân Tùng giới thiệu tò he cho bạn bè quốc tế.  Ảnh: NVCC
Xuân Tung, Xuân Tùng giới thiệu tò he cho bạn bè quốc tế.  Ảnh: NVCC
Xuân Tung, Xuân Tùng giới thiệu tò he cho bạn bè quốc tế.  Ảnh: NVCC
Xuân Tung, Xuân Tùng giới thiệu tò he cho bạn bè quốc tế. Ảnh: NVCC

Nghề này thường trong dịp Tết, lễ, khách mua tò he cũng đông hơn. Từng tiết lộ nhiều năm "không đón Tết" vì phải đi bán tò he, hai anh có chạnh lòng?

- Làm công việc nặn tò he thường không được đón Tết bên cạnh gia đình. Thường cứ vào mỗi dịp tết, mọi người, mọi nhà sắp xếp công việc để về đón giao thừa bên gia đình. Nhưng nghề làm tò he thì cứ vào mỗi dịp Tết là lúc phải chuẩn bi đồ đi xa nhà. Cảm giác của chiều 29, 30 Tết, mọi người mọi nhà nhộn nhịp thu xếp đồ để về bên gia đình, cũng có đôi lúc chúng tôi cảm thấy tủi. Nhất là cái thời khắc chuyển giao của năm cũ và năm mới.

Đêm giao thừa những năm trước đây khi hai anh em vẫn chưa có được những điểm làm cố định, cảm giác lúc Giao thừa, những tiếng pháo bông vang lên, lại nghĩ về gia đình mỗi người một nơi thấy khóe mắt cay cay. Nhưng vì cuộc sống mưu sinh và mong muốn giữ gìn nghề truyền thống, những cảm giác đó lại trôi qua mau vì guồng của công việc.

Từ tò he đến chuyện kết hợp vẽ tranh bằng mắt xích, ốc vít

Là một trong số các nghệ nhân sáng tạo với tò he và thậm chí là những người duy nhất biểu diễn tò he bằng mắt xích, ốc vít, các anh có thể nói thêm về ý tưởng này?

- Vào năm 2014, chúng tôi thấy tò he ngày càng ít được các bạn trẻ biết đến nên sợ sẽ bị mai một. Sau đó, chúng tôi đã đem tò he đi thi tham gia chương trình Vietnam's Got Talent với mong muốn để có thể giới thiệu về tò he đến nhiều người.

Lúc đó, chúng tôi nặn chân dung tò he của giám khảo Thúy Hạnh trên que tre. Chúng tôi được chọn vào top 49 bán kết. Đêm bán kết, chúng tôi thực hiện phần thi dùng bột tò he vẽ bức tranh chân dung của giám khảo Hoài Linh.

Sau khi bước ra từ chương trình, chúng tôi được sự đón nhận và yêu thích từ khán giả. Để đáp lại sự yêu mến của khán giả, chúng tôi tiếp tục tham gia thêm một số gameshow để khán giả được thấy nhiều phần biểu diễn hơn.

Khi tham gia các chương trình, chúng tôi luôn muốn đem những phần trình diễn mới lạ bất ngờ để gửi tới khán giả. Từ đó, chúng tôi nảy ra ý tưởng dùng ốc vít và mắt xích kết hợp với tò he biểu diễn vẽ tranh trên sân khấu và được khán giả yêu thích.

Và đặc biệt hơn nữa, Xuân Tung, Xuân Tùng cũng là người đầu tiên và duy nhất dùng bột tò he, ốc vít và mắt xích để biểu diễn vẽ tranh trên sân khấu tại Việt Nam.

Những khó khăn các anh gặp phải khi biểu diễn bằng mắt xích?

- Đối với biểu diễn vẽ tranh ốc vít và mắt xích phải dùng chất liệu tò he khô cứng, nên trong quá trình biểu diễn đòi hỏi sự dứt khoát, tập trung và độ chính xác cao, không được phép sai cho đến những phút giây cuối cùng. Ngoài ra, nếu chỉ cần đặt sai mũi khoan hay cắt không chuẩn xác kích thước của từng sợi dây xích ngắn dài khác nhau của từng vị trí sẽ hỏng bức tranh và tiết mục.

Mới đây Xuân Tung, Xuân Tùng xác lập kỷ lục Việt Nam với việc vẽ tranh bằng mắt xích, ốc vít, điều này có ý nghĩa gì với sự nghiệp hai anh?

- Chúng tôi được xác lập kỷ lục "Hai nghệ nhân đầu tiên dùng bột tò he kết hợp với mắt xích và ốc vít để vẽ tranh trên sân khấu". Điều này có ý nghĩa rất lớn và vinh dự đối với chúng tôi.

Sau hơn 20 năm gắn bó với nghề truyền thống tò he và phát triển biến tấu tò he kết hợp ốc vít, mắt xích trở thành tiết mục biểu diễn trên sân khấu và được xác lập kỷ lục, chúng tôi được khán giả biết đến hơn. Ngoài ra, còn có nhiều show diễn hơn. Với kỷ lục này, nó như một dấu son cho sự nghiệp của chúng tôi.

Để đạt được kỷ lục này, ắt hẳn hành trình của hai anh không hề dễ dàng?

- Để đạt được kỷ lục, chúng tôi trải qua cũng không ít khó khăn, nghiên cứu, suy nghĩ những ý tưởng, nội dung biểu diễn để làm sao từ những chất liệu quen thuộc như bột tò he, ốc vít và mắt xích thành những tác phẩm nghệ thuật.

Nó không đơn thuần là nặn những que tò he như xưa hay những sợi dây xích, những con ốc vít tưởng chừng như vô tri vô giác lại có thể được thổi hồn vào đó và trở thành những bức tranh nghệ thuật có sức hút với người nhìn.

Sắp hết năm cũ, hai anh có mong ước gì hay dự kiến gì cho hoạt động ở năm mới?

- Chúng tôi mong rằng ngành nghề truyền thống tò he, món đồ chơi dân gian của Việt Nam mình ngày càng được phát triển và nhân rộng hơn. Và những năm tiếp theo, chúng tôi được đem tò he đi giới thiệu nhiều nước hơn nữa trên thế giới để giới thiệu nét đẹp văn hóa của Việt Nam mình tới bạn bè các nước. Chúng tôi muốn nghề tò he không chỉ nằm trong ký ức của người Việt chúng ta mà còn có cả trong ký ức của bạn bè quốc tế.

Sắp hết năm cũ, Xuân Tung, Xuân Tùng mong rằng bản thân sẽ tiếp tục thực hiện những dự kiến và lịch trình với những lời mời đến với các nước để giới thiệu tò he. Trong tương lai, chúng tôi sẽ thực hiện những tác phẩm tranh chân dung của các nghệ sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ của Việt Nam mình với việc sử dụng từ nhiều chất liệu khác nhau.

Chúng tôi mong có một khu trưng bày những tác phẩm để ngoài những lúc đi diễn thì còn có một góc để nhìn lại những tác phẩm của mình và cũng là nơi mà các bạn yêu thích những tác phẩm tranh của Xuân Tung, Xuân Tùng có thể ghé thăm, chiêm ngưỡng.

Xin cảm ơn những chia sẻ của hai anh!

Ngọc Dủ (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Đắm chìm trong không gian văn hóa dân gian với các nghệ nhân

Bài và ảnh Việt Văn |

Lễ hội văn hoá dân gian trong đời sống đương đại 2020 diễn ra tại Thủ đô Hà Nội ba ngày cuối tuần giữa tháng 12 thu hút hàng nghìn du khách thưởng thức và chiêm ngưỡng. Dịch COVID-19 đã khiến nhiều hoạt động bị đình trệ, vì thế đây cũng là cơ hội để nhiều người đến đây vui chơi.

Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú là những “báu vật nhân văn sống”

Thiên Bình |

4 cá nhân được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, 1 cá nhân được truy tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân” và 72 cá nhân được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” trong lễ trao tặng, truy tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ diễn ra tối ngày 15.12.2020.

“Nghệ nhân cắm hoa” mong muốn phá bỏ định kiến về xăm hình

Hạ Âu |

Zihwa – cô gái với mong muốn xóa bỏ định kiến về xăm hình qua những cánh hoa độc đáo.

Độc đáo nghệ nhân gần 40 năm “biến” dừa khô thành tác phẩm nghệ thuật

NGUYỄN TRI |

Hàng chục năm qua, nghệ nhân Đặng Hồng Điểm (59 tuổi, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) đã “biến” những trái dừa khô tưởng chừng bỏ đi thành những tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt.

Nghệ nhân hát xẩm 11 năm dạy nghề miễn phí để giữ lại nét văn hóa dân gian

MINH ÁNH - AN NHIÊN - HÀ SƠN |

Bằng sự đam mê âm nhạc nghệ nhân Phan Thị Kim Dung (Thanh Xuân, Tp. Hà Nội) đã thành lập câu lạc bộ hát chèo, xẩm... để gìn giữ nét văn hóa dân gian, nghệ thuật truyền thống của dân tộc.

Gặp gỡ nghệ nhân cuối cùng của nghề “tranh gói vải”

HỒNG LAN - PHƯƠNG THẢO |

Tranh gói vải là loại tranh tạo hình nổi bằng chất liệu vải trên nền giấy bìa cứng, được ông Trần Văn Huy hiệu là Thủy Tiên sáng lập và khởi nghiệp từ Sa Đéc xưa. Những người biết và còn làm dòng tranh này hiện nay còn rất ít, số lượng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tại tỉnh Đồng Tháp chỉ còn duy nhất nghệ nhân Hồ Văn Tai với hơn 60 năm lưu giữ loại hình nghệ thuật độc đáo này.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Đắm chìm trong không gian văn hóa dân gian với các nghệ nhân

Bài và ảnh Việt Văn |

Lễ hội văn hoá dân gian trong đời sống đương đại 2020 diễn ra tại Thủ đô Hà Nội ba ngày cuối tuần giữa tháng 12 thu hút hàng nghìn du khách thưởng thức và chiêm ngưỡng. Dịch COVID-19 đã khiến nhiều hoạt động bị đình trệ, vì thế đây cũng là cơ hội để nhiều người đến đây vui chơi.

Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú là những “báu vật nhân văn sống”

Thiên Bình |

4 cá nhân được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, 1 cá nhân được truy tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân” và 72 cá nhân được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” trong lễ trao tặng, truy tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ diễn ra tối ngày 15.12.2020.

“Nghệ nhân cắm hoa” mong muốn phá bỏ định kiến về xăm hình

Hạ Âu |

Zihwa – cô gái với mong muốn xóa bỏ định kiến về xăm hình qua những cánh hoa độc đáo.

Độc đáo nghệ nhân gần 40 năm “biến” dừa khô thành tác phẩm nghệ thuật

NGUYỄN TRI |

Hàng chục năm qua, nghệ nhân Đặng Hồng Điểm (59 tuổi, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) đã “biến” những trái dừa khô tưởng chừng bỏ đi thành những tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt.

Nghệ nhân hát xẩm 11 năm dạy nghề miễn phí để giữ lại nét văn hóa dân gian

MINH ÁNH - AN NHIÊN - HÀ SƠN |

Bằng sự đam mê âm nhạc nghệ nhân Phan Thị Kim Dung (Thanh Xuân, Tp. Hà Nội) đã thành lập câu lạc bộ hát chèo, xẩm... để gìn giữ nét văn hóa dân gian, nghệ thuật truyền thống của dân tộc.

Gặp gỡ nghệ nhân cuối cùng của nghề “tranh gói vải”

HỒNG LAN - PHƯƠNG THẢO |

Tranh gói vải là loại tranh tạo hình nổi bằng chất liệu vải trên nền giấy bìa cứng, được ông Trần Văn Huy hiệu là Thủy Tiên sáng lập và khởi nghiệp từ Sa Đéc xưa. Những người biết và còn làm dòng tranh này hiện nay còn rất ít, số lượng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tại tỉnh Đồng Tháp chỉ còn duy nhất nghệ nhân Hồ Văn Tai với hơn 60 năm lưu giữ loại hình nghệ thuật độc đáo này.