Gần trăm tuổi, người nghệ nhân già vẫn lo giữ “hồn” cho trà sen Việt

KIM ANH - HÀ YẾN |

Trải qua bao thăng trầm của cuộc sống, dù giờ đây tóc đã bạc màu, đôi mắt đã mờ, bước chân đã chậm dần thế nhưng tình yêu với trà sen vẫn vô cùng thiêng liêng như thuở bà mới bắt đầu làm nghề. Với bà Dần, được sống, được ngày ngày cùng con cháu mình tỉ mỉ, chăm chút từng chút một để tạo ra những tách trà sen đậm vị là một niềm hạnh phúc giản dị đến lạ thường.

Vừa sáng tinh mơ, khi mọi người còn chưa kịp tỉnh giấc, thì ngôi nhà của bà Dần (97 tuổi) tại số 33 Tô Ngọc Vân (Hà Nội) đã rộn rã tiếng cười nói của các nghệ nhân làm trà. Bất cứ vị khách nào ghé thăm cũng dễ dàng nhận thấy hình dáng quen thuộc của bà Dần - nghệ nhân trà cổ cao tuổi nhất Hà Thành, vẫn đang mải mê với từng nhúm chè sen bên con cháu.

Dù đã ở cái tuổi xế chiều, nhưng bà Dần vẫn tỏ ra minh mẫn, với đôi tay nhanh nhẹn, bà khéo léo ngồi gói từng bông chè sen. Bà kể, bén duyên với nghề làm trà từ năm 20 tuổi, tính đến nay cũng coi như là gắn bó đến hết cả đời người. Thế nhưng, chưa bao giờ trong suy nghĩ của bà có ý định bỏ nghề: “Ngày nhỏ, mỗi lần được xem bố mẹ ngồi tách từng cánh hoa, lứt từng hạt gạo từ nhụy sen, là tôi lại thấy thích thú, xin làm cùng rồi chẳng biết yêu nghề từ lúc nào, chỉ biết cái duyên nó vận vào thân thì làm thôi”.

Người biết thưởng trà sen, ắt sẽ biết đến bà Dần - người đã giữ “hồn” cho thức trà sen thượng hạng nhất xứ Hà Thành xưa gần một thế kỷ nay. Chắc vì thế, mà bao năm nay, gia đình bà sản xuất bao nhiêu cân trà thì cũng chỉ đủ bán cho khách quen, không phải ai cũng có thể thưởng thức được vị trà vừa chát lại mang đượm hương thơm thanh nhã của sen này. Theo lời bà Dần, Việt Nam có nhiều loại sen, nhưng không có loại nào có vị đặc biệt như sen hồ Tây, cho nên trà ủ sen hồ Tây là loại trà thượng hạng, không vùng sen nào sánh được. Tuy nhiên, sen lại là loại cây mọc theo mùa, mỗi vụ chỉ kéo dài ba tháng ngắn ngủi, nên lượng trà làm được cũng có hạn. Bà Dần cho rằng, bản thân cũng may mắn khi được sinh ra ở vùng quê có truyền thống làm trà sen và giữ được nghề cho đến tận bây giờ.

Trà sen bà Dần bao năm nay vẫn được ví như một thức quà tinh túy của người Hà Nội, bởi đến nay, người ta không còn mặn mà, gắn bó nhiều với nghề này nữa. Với giá thành cho một cân trà sen truyền thống phải đến 7 triệu đồng/kg thì ta mới thấy thức trà của bà Dần đáng quý đến thế nào.

Những ngày hè cũng là lúc người dân tất bật vào vụ làm trà sen, ngôi nhà của cụ Dần lúc nào cũng tấp nập khách ghé thăm.
Những ngày hè cũng là lúc người dân tất bật vào vụ làm trà sen, ngôi nhà của cụ Dần lúc nào cũng tấp nập khách ghé thăm.

Chia sẻ về bí quyết làm trà, bà Dần cho hay, làm trà sen cũng cần phải tỉ mỉ, cầu kỳ trong từng khâu một. Muốn trà ngon thì phải hái sen trước lúc bình minh khoảng từ 3-5h sáng, khi bông hoa vừa hé nở. Hoa sen phải nhanh chóng làm trong một buổi sáng để giữ được hương vị tự nhiên của sen. Công đoạn khó nhất và cần nhiều kỹ thuật đó là việc lấy gạo sen, đòi hỏi nghệ nhân làm trà phải khéo léo để hạt không nát, mà vẫn tròn vị tự nhiên của nó. Ngay cả việc sấy trà cũng không sấy bằng máy, bằng than mà phải sấy liên tục qua hơi nước để tạo ra được những lá trà thấm đượm mùi sen.

Hơn 7 thập kỷ trôi qua, người ta vẫn thường nhắc đến thức trà của gia đình bà Dần như một nét gì đó thật khác biệt so với những thương hiệu trà khác. Đó là loại trà được làm hoàn toàn theo phương pháp thủ công, không máy móc hiện đại, không một loại hương liệu nào ngoài mùi hương tự nhiên của hoa sen bách diệp Hồ Tây. Cũng vì vậy, mà đến nay, trà sen của bà đã níu giữ và làm say mê biết bao vị khách yêu trà đến đây thưởng thức.

Gia đình bà Dần đã có tới ba thế hệ làm nghề trà sen truyền thống này. Hiện tại, con gái bà là cô Ngô Thị Thân (65 tuổi) là người trực tiếp nối nghiệp trà sen của  gia đình. Cô Thân là người trực tiếp được mẹ truyền dạy những bí quyết để tạo ra được những tách trà sen mang thương hiệu rất riêng. Ngay từ khi mới lên 8 tuổi, cô được tiếp xúc với sen và cũng từ đó niềm đam mê với trà sen đã “vận vào thân” gắn bó với cô cho đến tận bây giờ. Cô Thân cho hay, nghề làm trà sen không chỉ là thứ nghề để trang trải cuộc sống cho gia đình mà nó còn là việc giữ gìn những nét văn hóa truyền thống, tinh túy của đất Hà Thành từ xưa đến nay.

“Tôi không yêu, không trân quý thì làm sao có thể gắn bó được với nghề làm trà sen cho đến tận bây giờ” - bà Dần một tay vừa làm trà, vừa chia sẻ.

KIM ANH - HÀ YẾN
TIN LIÊN QUAN

Làm món ăn bằng đất sét và sự đam mê bản sắc Việt

Việt Văn (thực hiện) |

Từng nổi tiếng làm những con cá 3D sống động, nghệ sĩ Nguyễn Tấn Đạt (TPHCM) vừa mới tung ra bộ “Góc miền Tây” với những món ăn truyền thống của miền Tây được nặn bằng đất sét, hấp dẫn thị giác và kích thích cả vị giác vì như thật. Cuộc trò chuyện với Tấn Đạt rất thú vị, bởi khát khao về thứ nghệ thuật mang bản sắc Việt...

Trà sen Hồ Tây: Thức quà tinh túy của người Hà Nội

Thanh Thanh - Thu Hiền |

Khi những búp sen hồng bắt đầu nở rộ cũng là lúc người làm nghề ướp trà sen tại phường Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) tất bật vào vụ mùa mới. Làm trà sen không chỉ vì cuộc sống mưu sinh mà còn là cách người dân ở đây lưu giữ nét văn hóa truyền thống.

Người giữ hồn làng biển

Bút ký của Nguyễn Ngọc Phú |

Cố Dật được dân làng chài quê tôi, làng Kim Đôi (Hà Tĩnh), gọi bằng cái tên trìu mến là “Sói biển”, là “pho sử sống”, người giữ hồn làng, mang trong mình bao ký ức và kinh nghiệm của cả một đời đi biển, đến nay đã hơn 100 tuổi.

Nhân tố bất ngờ có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina

Ngọc Vân |

Thời tiết mùa đông ấm áp bất thường trong năm nay có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Làm món ăn bằng đất sét và sự đam mê bản sắc Việt

Việt Văn (thực hiện) |

Từng nổi tiếng làm những con cá 3D sống động, nghệ sĩ Nguyễn Tấn Đạt (TPHCM) vừa mới tung ra bộ “Góc miền Tây” với những món ăn truyền thống của miền Tây được nặn bằng đất sét, hấp dẫn thị giác và kích thích cả vị giác vì như thật. Cuộc trò chuyện với Tấn Đạt rất thú vị, bởi khát khao về thứ nghệ thuật mang bản sắc Việt...

Trà sen Hồ Tây: Thức quà tinh túy của người Hà Nội

Thanh Thanh - Thu Hiền |

Khi những búp sen hồng bắt đầu nở rộ cũng là lúc người làm nghề ướp trà sen tại phường Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) tất bật vào vụ mùa mới. Làm trà sen không chỉ vì cuộc sống mưu sinh mà còn là cách người dân ở đây lưu giữ nét văn hóa truyền thống.

Người giữ hồn làng biển

Bút ký của Nguyễn Ngọc Phú |

Cố Dật được dân làng chài quê tôi, làng Kim Đôi (Hà Tĩnh), gọi bằng cái tên trìu mến là “Sói biển”, là “pho sử sống”, người giữ hồn làng, mang trong mình bao ký ức và kinh nghiệm của cả một đời đi biển, đến nay đã hơn 100 tuổi.