Được tự chủ, nhiều trường đại học vẫn “ngại” tổ chức tuyển sinh riêng

NGUYỄN HÀ – NGUYỄN HUYÊN (thực hiện) |

PGS.TS Triệu Thế Hùng - Ủy viên Thường trực Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng: Thực tế các quy định về tuyển sinh vào đại học đã rất mở nhưng nhiều trường "ngại" tổ chức thi riêng mà vẫn sử dụng "miễn phí" kết quả thi THPT quốc gia hoặc xét học bạ. Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông về vấn đề này.

Thưa PGS.TS Triệu Thế Hùng, thảo luận một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của Dự án Luật Giáo dục (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định chưa trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp 6 (cuối năm 2018) mà giao Chính phủ tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân. Ông có ý kiến thế nào về quyết định này?

- Việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa quyết định lùi chưa thông qua Dự án Luật Giáo dục (sửa đổi) ở kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV để tiếp tục lấy ý kiến nhân dân là một quyết định đúng đắn, phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Điều đó thể hiện sự cầu thị của Quốc hội, mong muốn được tiếp thu một cách rộng rãi những ý kiến, những hiến kế từ các chuyên gia, nhà khoa học và của cử tri cả nước.

Về vấn đề này như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đã cho ý kiến "Thành tựu của nền giáo dục Việt Nam trong nhiều năm qua là rất lớn nhưng xây dựng luật về giáo dục cứ phải thông qua 3 kỳ họp cho chắc, kỹ lưỡng, để giáo dục đổi mới phù hợp với thực tiễn là cần thiết, đừng để người dân năm nào cũng phải lo lắng năm nay thay đổi sách, chương trình, cách thức thi THPT... như thế nào” . Vì giáo dục là vấn đề lớn, tác động, ảnh hưởng đến từng nhà nên việc sửa đổi Luật Giáo dục cần cân nhắc một cách thấu đáo, cần phân tích, đánh giá các vấn đề sửa đổi bằng các nguyên lý của giáo dục được tổng kết, đúc rút từ thực tiễn giáo dục Việt Nam, như chế độ chính sách của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, việc giảm tải chương trình và sách giáo khoa, chính sách phân luồng, thi cử ra sao... Cần phải xác định chiến lược, tầm nhìn ổn định, lâu dài với lộ trình thực hiện một cách phù hợp và quan trọng là phải được sự đồng thuận cao của xã hội.

Liên quan tới đổi mới giáo dục, nhiều người quan tâm tới vấn đề có nên duy trì kỳ thi THPTQG hay không. Vấn đề đặt ra là tại sao phải tổ chức thi khi mà 98% đỗ, 2% trượt, gây tốn kém vì thế nên giao việc công nhận tốt nghiệp THPT cho các địa phương tự thực hiện. Nhưng cũng có ý kiến băn khoăn nếu không thi thì việc dạy và học thế nào để đảm bảo nghiêm túc, chất lượng. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

- Luật Giáo dục hiện hành quy định học sinh học hết chương trình THPT, có đủ điều kiện theo quy định thì được dự thi, nếu đạt yêu cầu thì được cấp bằng tốt nghiệp THPT. Vì thi tốt nghiệp phổ thông đã được xác định trong Luật nên là kỳ thi quốc gia, dù tổ chức thi ở cấp độ địa phương hay ở cấp độ quốc gia đối với kỳ thi này thì vẫn phải có quy chế chặt chẽ, rõ ràng, minh bạch và loại trừ được gian lận để thực hiện nghiêm minh và thống nhất trong toàn quốc.

Việc thi THPTQG vừa qua có những chuyện vi phạm nghiêm trọng về gian lận thi cử nằm trong việc tổ chức thực hiện quy trình của thi ở một số địa phương. Hậu quả nghiêm trọng nhất là làm giảm sút, thậm chí đánh mất lòng tin vào việc tổ chức kỳ thi.

Trong thời đại công nghệ thông tin và 4.0, chúng ta phải làm chủ nhiều hơn các thiết bị, công nghệ tiên tiến để bảo đảm tính chính xác cao trong tất cả các hoạt động thi, giảm thiểu sự tác động chủ quan và tùy tiện của con người vào trong quá trình tổ chức thi. Tuy nhiên sự trung thực phải có được trước hết ở những người nắm giữ những vị trí quan trọng nhất của kỳ thi và toàn bộ hệ thống tổ chức thi. Kinh nghiệm của kỳ thi vừa qua chính là ở chỗ: Bên cạnh tính chuyên nghiệp và kỹ thuật cao thì không để bất cứ vị trí nào không bị kiểm soát nghiêm ngặt. Phải xây dựng được một hệ thống vận hành trong đó có sự chế ước lẫn nhau để không có vị trí nào, dù là tin cậy nhất lại không bị kiểm soát, sự kiểm soát ấy phải rất hữu hiệu. Việc phân cấp cho địa phương như thời gian vừa qua rõ ràng có rất nhiều sơ hở, trong đó có việc buông lỏng kiểm soát phải rút kinh nghiệm sâu sắc.

Việc thi để xét tốt nghiệp phổ thông là cần thiết, đúng luật, phù hợp với kinh nghiệm quốc tế và cần thiết phải củng cố, duy trì lâu dài. Vì đó là việc đánh dấu sự kết thúc 12 năm học phổ thông, hoàn tất chương trình giáo dục cơ bản để thanh thiếu niên trở thành một công dân có trình độ giáo dục “phổ thông”, để tiếp tục học lên các trình độ cao hơn hoặc tham gia vào phân công lao động xã hội.

Các nước có nền giáo dục tiên tiến đều tổ chức thi tốt nghiệp phổ thông nhưng với các hình thức rất nhẹ nhàng, có thể chỉ nên giao cho từng trường tổ chức như kinh nghiệm ở CHLB Đức.

Tuy nhiên ở nước ta, một quan niệm về giáo dục đã ăn rất sâu trong xã hội là, cái gì phải thi thì thường học sinh quan tâm học cái đó hơn. Chỉ một yếu tố đó đã cho thấy thay đổi việc bỏ thi là không dễ gì. Điều quan trọng nhất là tổ chức kỳ thi tốt nghiệp phổ thông một cách trung thực, đánh giá đúng, khách quan chất lượng giáo dục và kiến thức học sinh. Khi đã được đánh giá trung thực và khách quan thì tỉ lệ tốt nghiệp cao hay thấp cũng không gây ra những hoài nghi xã hội.

Nhiều người cho rằng tại sao phải có kỳ thi “2 trong 1”, tại sao lại gò bó các trường lấy kết quả thi THPT để tuyển sinh đại học. Quan niệm này có đúng không thưa ông?

Kỳ thi “2 trong 1” cũng chỉ là cách nói thôi vì giữa tuyển sinh đại học và thi tốt nghiệp phổ thông là hai sự việc khác nhau, không thể và không bao giờ đồng nhất hai khái niệm này được, vì thế không có căn cứ pháp lý nào để gọi đây là “2 trong 1”.

Việc thi tốt nghiệp THPT là đánh giá kết quả của 12 năm học của học sinh ở giáo dục phổ thông. Còn sau khi tốt nghiệp THPT, học sinh có thể tự do lựa chọn hướng nghiệp cho bản thân là đi lao động luôn, học nghề, hoặc học đại học. Và việc xét tuyển, thi tuyển đúng yêu cầu chất lượng thí sinh đầu vào đại học là nhiệm vụ của giáo dục đại học với nhiều phương thức như Luật Giáo dục đại học quy định.

Việc tuyển sinh vào đại học đã được quy định rất “mở” trong luật Giáo dục đại học hiện hành. Các trường đại học đã được trao quyền tự chủ cao trong tuyển sinh bằng các phương thức như xét tuyển thông qua học bạ, thông qua kết quả thi tốt nghiệp THPT hoặc tổ chức thi riêng để tuyển chọn theo yêu cầu. Nhưng dù đã được trao quyền song nhiều trường “ngại” tổ chức thi tuyển vì nhiều lý do như thi riêng sẽ vất vả, phức tạp hơn, rồi kinh phí cũng phải bỏ ra nhiều hơn... Do vậy, các trường thường sử dụng “miễn phí” kết quả thi tốt nghiệp PTTH để xét tuyển đầu vào. Còn ý kiến góp ý là nên quy định các trường đại học chỉ tuyển sinh qua hình thức thi tuyển, thì rõ ràng đấy lại là một bước lùi của giáo dục đại học.

Dù thi tuyển hay xét tuyển thì các cơ sở giáo dục đại học cũng đều cần quan tâm thích đáng đến yếu tố chất lượng trong thực hiện các chương trình đào tạo, không thể để tình trạng cứ có đầu vào đại học là yên tâm có đầu ra tốt nghiệp, chạy theo số lượng và thành tích mà bỏ qua yếu tố chất lượng.

Xin cảm ơn ông!

NGUYỄN HÀ – NGUYỄN HUYÊN (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Tự chủ đại học: Được phần tài chính, hổng phần học thuật

HUYÊN NGUYỄN |

Nhấn mạnh việc xây dựng chính sách và chiến lược rõ ràng, đặc biệt là tìm ra triết lý giáo dục đại học (GDĐH) để đi đúng hướng là ý kiến của nhiều chuyên gia dự Hội thảo giáo dục 2018: “Giáo dục đại học - Chuẩn hóa và hội nhập quốc tế” do Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức ngày 17.8.

Việt Nam “vắng bóng” trong các bảng xếp hạng uy tín về giáo dục đại học

Đặng Chung |

Theo nhóm nghiên cứu của Đại học Quốc gia Hà Nội, hệ thống đại học của nước ta hiện không có tên trong bất kỳ bảng xếp hạng quốc gia nào về giáo dục đại học.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Giáo dục đại học hãy phấn đấu đuổi theo giáo dục phổ thông

Đặng Chung |

Hệ thống giáo dục đại học Việt Nam chưa lọt top 50 thế giới, trong khi giáo dục phổ thông đã vào nhóm 50 nền giáo dục tốt trên thế giới. Từ thực tế này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: “Hệ thống đại học Việt Nam hãy phấn đấu đuổi theo giáo dục phổ thông”.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tự chủ đại học: Được phần tài chính, hổng phần học thuật

HUYÊN NGUYỄN |

Nhấn mạnh việc xây dựng chính sách và chiến lược rõ ràng, đặc biệt là tìm ra triết lý giáo dục đại học (GDĐH) để đi đúng hướng là ý kiến của nhiều chuyên gia dự Hội thảo giáo dục 2018: “Giáo dục đại học - Chuẩn hóa và hội nhập quốc tế” do Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức ngày 17.8.

Việt Nam “vắng bóng” trong các bảng xếp hạng uy tín về giáo dục đại học

Đặng Chung |

Theo nhóm nghiên cứu của Đại học Quốc gia Hà Nội, hệ thống đại học của nước ta hiện không có tên trong bất kỳ bảng xếp hạng quốc gia nào về giáo dục đại học.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Giáo dục đại học hãy phấn đấu đuổi theo giáo dục phổ thông

Đặng Chung |

Hệ thống giáo dục đại học Việt Nam chưa lọt top 50 thế giới, trong khi giáo dục phổ thông đã vào nhóm 50 nền giáo dục tốt trên thế giới. Từ thực tế này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: “Hệ thống đại học Việt Nam hãy phấn đấu đuổi theo giáo dục phổ thông”.