Dựa vào dân, lấy dân làm gốc và một chính sách tài chính đầy hiệu quả

hoàng khôi |

Ngày 2.9.1945 tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng tuyên bố với đồng bào cả nước và nhân dân toàn thế giới về nền độc lập của nước ta. Cả đất nước vô cùng hồ hởi và phấn khởi, nhưng thực sự chính quyền mới lại đang vô cùng lo lắng bởi bao nhiêu vấn nạn trong nền độc lập tự do non trẻ mới hình thành.

Đó là nạn đói vẫn đang hoành hành, đó là nạn mù chữ thách thức, đó là những chống đối của nhiều phe đảng phản động, đó là các thế lực thù địch như quân đội Tàu Tưởng, quân Pháp, Anh... đang lăm le vào nước ta. Đặc biệt là ngân khố nhà nước hoàn toàn trống rỗng!

1. Theo hồ sơ số 75, tài liệu về tình hình tài chính Việt Nam từ ngày Tổng khởi nghĩa 1945 - 1950 (Trung tâm lưu trữ Quốc gia III), bấy giờ “ngân quỹ Trung ương còn có 1,25 triệu đồng tiền Đông Dương, nhưng có đến 580.000 đồng rách nát chờ tiêu hủy. Ngân sách Đông Dương 8 tháng đầu năm 1945 đã hụt 185 triệu và nợ ngân hàng Đông Dương 300 triệu đồng”. Cũng thời điểm này, quỹ của Trung ương Đảng chỉ còn có 24 đồng Đông Dương mà đồng chí Nguyễn Lương Bằng (Sao Đỏ) nắm giữ. Ấy là chưa kể đến các món nợ khác như nợ các ngân phiếu phát hành chưa trả, nợ trái phiếu ngắn hạn đã phát hành giai đoạn trước (năm 1941 - 1942)... Tổng số nợ ngân hàng Đông Dương lên đến trên 500 triệu đồng!

Để giữ vững và củng cố nền độc lập trong tình huống khó khăn như thế, Đảng và Chính phủ đã có một quyết sách vô cùng đúng đắn và được tất thảy tầng lớp nhân dân Việt Nam ủng hộ nhiệt thành, đó là dựa vào lòng yêu nước và tinh thần cách mạng của nhân dân, kêu gọi nhân dân tự nguyện đóng góp để giải quyết các nhu cầu chi tiêu của Chính phủ. Hai nội dung cụ thể của quyết sách này là thành lập Quỹ Độc lập và Phát động Tuần lễ vàng trong cả nước.

Ra đời vào ngày 4.9.1945, Quỹ Độc lập là quỹ quyên góp tiền hoặc đồ vật của nhân dân tự nguyện đóng góp nhằm ủng hộ nền độc lập quốc gia. Còn Tuần lễ Vàng là nằm trong khuôn khổ của Quỹ Độc lập được phát động từ ngày 17-24.9.1945. Với Quỹ Độc lập và Tuần lễ Vàng, có thể nói là Chính phủ lâm thời đã thể hiện một niềm tin, một sự kỳ vọng tuyệt đối vào nhân dân nên đã kêu gọi nhân dân “đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập”, đúng như trong Tuyên ngôn độc lập. Theo Điều 2 Quốc lệnh số 4, ông Đỗ Đình Thiện - một nhân sĩ trí thức, một nhà tư sản yêu nước - được cử phụ trách Quỹ Trung ương tại Hà Nội. Tuy nhiên, người chịu trách nhiệm cao nhất phải là người đứng đầu, đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Tài chính Phạm Văn Đồng. Phát động Tuần lễ Vàng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt chính phủ lâm thời gửi thư kêu gọi các tầng lớp nhân dân hưởng ứng với mục đích “thu góp số vàng trong nhân dân và nhất là của những nhà giàu có để dùng vào việc cần cấp và quan trọng nhất lúc này là quốc phòng”, trong đó có đoạn: “Muốn củng cố nền độc lập ấy, chúng ta cần ra sức hy sinh phấn đấu của toàn quốc đồng bào, nhưng chúng ta cũng rất cần sức quyên góp của nhân dân, nhất là những người giàu có... Tuần lễ Vàng sẽ chứng tỏ cho toàn quốc, đồng bào và cho toàn thế giới biết rằng, trong lúc chiến sĩ Việt Minh trên các mặt trận quyết hi sinh giọt máu cuối cùng để giữ vững nền tự do độc lập của nước nhà, thì đồng bào hậu phương, nhất là những người giàu có cũng có thể hi sinh được chút vàng để phụng dưỡng Tổ quốc. Như thế, Tuần lễ Vàng không những có ý nghĩa giúp nền tài chính quốc phòng, còn có một ý nghĩa chính trị quan trọng” (Thư gửi đồng bào toàn quốc nhân dịp Tuần lễ Vàng, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, trang 17,18).

Bộ trưởng Phạm Văn Đồng còn nhấn mạnh thêm: “Nền tài chính của Chính phủ hiện thời rất khó khăn, quốc dân có lẽ ai cũng biết đến điều đó. Là bởi các Chính phủ thực dân trước để lại cho chúng ta một gia tài không có gì cả. Những cuộc thu vào cố gắng cũng chả được là bao. Bây giờ, chỉ còn sự đóng góp của đồng bào. Hơn nữa, chỉ có những nhà giàu có mới giúp được Chính phủ có một kết quả mong đợi để củng cố nền độc lập đang bắt đầu gây dựng”.

2. Có thể thấy lời trong thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh và lời kêu gọi mang chất tâm sự của Bộ trưởng Phạm Văn Đồng là những lời chân thành, những lời tâm huyết đầy tinh thần trách nhiệm của những công dân, đồng thời cũng là những người chịu trách nhiệm với đất nước trước nhân dân, đã lay động được đồng bào cả nước. Tại Hà Nội, nhân dân đã góp được 2.201 lạng vàng, 920 tạ thóc cùng tiền bạc và các hiện vật tổng giá trị lên đến 7 triệu đồng Đông Dương. Tại Thừa Thiên, Huế, chỉ riêng thành phố Huế đã thu được 945 lạng vàng, ba huyện phía bắc Thừa Thiên góp 10kg vàng, huyện Phú Vang 25 lạng, thôn Cự Lại (Phú Vang) góp 5 tạ đồng... Đúng là chỉ trong một thời gian rất ngắn, một tuần lễ (từ 17-24.9.1945), phong trào này đã lan khắp cả nước, được các tầng lớp nhân dân nhiệt tình ủng hộ. Người có vàng góp vàng, người có tiền góp tiền, người có thóc góp thóc, nhiều người có những vật dụng quý bàu, vật kỷ niệm, đồ gia bảo... có giá trị kinh tế cũng vô tư đóng góp để được biểu thị lòng yêu nước, ý thức công dân của mình. Thật đúng như một lời thơ từng nhớ về thời điểm này: Cái thuở ban đầu dân quốc ấy/ Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên!

Đến nay sách báo và nhiều tài liệu còn ghi nhận những tấm lòng cao cả của nhiều người dân tiêu biểu. Gia đình doanh nhân Trịnh Văn Bô - Hoàng Thị Minh Hồ đã góp một số tài sản đáng kể cả vàng, cả tiền, cả nhà cửa. Căn nhà 48 Hàng Ngang (Hà Nội) - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc trong những ngày đầu Cách mạng tháng Tám, cũng là nơi Chủ tịch viết bản Tuyên ngôn Độc lập được gia đình doanh nhân này giao cho Chính phủ làm nơi ở, gặp gỡ, hội họp. Tiền và vàng đóng góp cho tài chính của cách mạng lên tới 5.147 lạng vàng. Tại Hải Phòng, nhà tư sản Nguyễn Sơn Hà góp 105 lạng vàng, bà Nguyễn Thị Năm góp 100 lạng. Giám mục Hồ Ngọc Cẩn ở nhà thờ Bùi Chu chỉ giữ lại chiếc thánh giá và tặng chiếc dây chuyền vàng. Bà Vương Thị Lai ở nước ngoài đóng góp số vàng lên tới 109,872 lạng. Có cả một em nhỏ đã ủng hộ một con lợn đất có 20 đồng mà em để dành mua xe đạp (Theo 70 năm tài chính Việt Nam 1945 - 2015 - NXB Tài chính 2015).

3. Tổng kết Tuần lễ Vàng và Quỹ Độc lập, cả nước đã thu được 370kg vàng và 20 triệu đồng Đông Dương, tương đương với tổng số thuế thân và thuế điền thổ thu được trên toàn quốc trong một năm dưới thời Pháp thuộc. Xin được dẫn lại lời kêu gọi của một phụ nữ Hà Nội thuở đó để rõ thêm tinh thần công dân Việt Nam ở thời điểm này: “Các bạn còn đợi gì không đem theo các vòng, xuyến, hoa, hột đeo trong người, cất trong hòm mang bỏ vào Quỹ Độc lập? Số vàng của các bạn sẽ đúc thành một khối vàng lớn để ngăn cản quân thù, bảo vệ đất nước, chống mọi xâm lăng. Có như vậy các bạn mới mong được sống yên ổn, tự do và hạnh phúc, tính mệnh và tài sản của gia đình các bạn mới được an toàn” (Báo Cứu quốc ngày 14.9.1945). Từ người phụ nữ này, ta hiểu thêm khối vàng lớn mà nhân dân đóng góp cho đất nước không chỉ là một khối vàng kim loại quý, nó còn là khối vàng mười của bình yên Tổ quốc, của niềm tin vào sự trường tồn của giang sơn mà mọi người Việt ở bất cứ nơi đâu cùng góp phần.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Lê Văn Hiến - người kế nhiệm Bộ trưởng Phạm Văn Đồng - đánh giá: “Chính phủ đã rất đúng khi dựa vào sự đóng góp mang tính tự nguyện của những người dân có khả năng qua các phong trào như Quỹ Độc lập, Tuần lễ Vàng và sau này khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ là Quỹ nuôi quân, Hũ gạo kháng chiến. Những hoạt động này đã góp phần tích cực vào việc ổn định kinh tế, giữ vững chính quyền, chuẩn bị đảm bảo khâu hậu cần cho cuộc kháng chiến” (Nhớ một thời gian khổ nhưng vẻ vang - Lê Văn Hiến, NXB Tài chính, 2010).

Do tuyệt đối tin tưởng vào Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch mà đông đảo nhân dân đã hăng hái, tự nguyện đóng góp nhiều công sức và của cải dưới các hình thức nêu trên. Và, như thế có thể thấy rằng đây là một chính sách đúng đắn và rất có hiệu quả. Ta càng nhận thức rõ việc dựa vào dân, tin dân là cách ứng xử đúng đắn và không bao giờ cũ, nhất là khi đất nước gặp nguy nan. Đúng như lời tổng kết trong một câu ca quen thuộc: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.

hoàng khôi
TIN LIÊN QUAN

Ngắm tranh về Bác Hồ

Nguyễn Thị Thùy Ân (sưu tầm) |

“Tranh, tượng về Hồ Chủ Tịch. Nhà xuất bản Văn hóa. Trình bày: Trần Văn Cẩn. Ảnh của: Viện Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Đào Thiện Vy, Lê Vượng. In tại Nhà máy in Tiến bộ - Hà Nội. Số lượng: 10.000 tập”. Đấy là tất cả thông tin in trên mặt sau tờ Mục lục - tờ cuối cùng - tờ thứ 20 trong tập “Tranh tượng về Hồ Chủ Tịch” tôi kịp mua từ một người chuyên bán sách cũ cũng khá có danh của Hà Nội hiện thời.

Gặp "cậu bé 8 tuổi" nhiều lần được gặp Bác Hồ

Tô Thế - Hoài Anh |

Thuở nhỏ, Thiếu tướng Hồ Sỹ Hậu từng có nhiều lần được gặp Bác Hồ tại chiến khu Việt Bắc. Cho đến nay, ông vẫn nhớ như in từng câu nói, từng lời Bác dạy.


Những kỷ vật vô giá của Bác Hồ dành tặng Quân đội nhân dân Việt Nam

Tùng Giang - Phạm Đông |

Hướng tới kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 - 19.5.2020), Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức triển lãm chuyên đề “Luôn có Bác trong tim”. Tại đây, các kỷ vật vô giá mà Bác Hồ dành tặng Quân đội nhân dân Việt Nam đã được tái hiện một cách chân thực, tỉ mỉ.

Bác bỏ tin đồn thất thiệt sinh viên Đại học Ngoại ngữ - Tin học bị hiếp dâm

Tuệ Nhi |

Trước những tin đồn lan truyền trên mạng xã hội về việc sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TPHCM (HUFLIT) đang học quân sự, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Trường Quân sự Quân khu 7 đã có phản hồi chính thức về thông tin trên.

Người lao động rơi nước mắt khi về quê đón Tết trên chuyến bay 0 đồng

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Đêm 11.1 và rạng sáng 12.1, hàng trăm công nhân, người lao động đang làm việc tại TPHCM, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Long An được về quê đón Tết trên 2 chuyến bay miễn phí do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam và Công ty Tài chính TNHH HD SAISON cùng Vietjet tổ chức.

Đại hạ giá loạt siêu xe mạ vàng, du thuyền, biệt thự của đại gia Việt Nam

Trà My |

Một số chiếc siêu xe và du thuyền là tài sản thế chấp cho các khoản nợ quá hạn của đại gia vẫn chưa tìm được chủ nhân mới.

Sự thật vụ đồ đạc tự bốc cháy ở Hậu Giang: Do gia đình tự đốt

PHONG LINH |

Liên quan vụ việc được cho là đồ đạc tự bốc cháy ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, hồi cuối tháng 11.2022, sau thời gian điều tra, công an xác định nguyên nhân đồ đạc trong nhà anh Nguyễn Văn Mừng bị cháy là do... người nhà tự đốt.

Sai phạm ở Trung tâm đăng kiểm: Chi hàng trăm triệu đồng cho Cục trưởng

Chân Phúc |

TPHCM - Theo Công an TPHCM, để thành lập các Trạm đăng kiểm và dẫn tới các sai phạm, các đối tượng đã chung chi hàng trăm triệu đồng theo tháng, theo quý cho các lãnh đạo phòng ban và đặc biệt là cho đối tượng Đặng Việt Hà, Cục trưởng Cục Đăng kiểm.

Ngắm tranh về Bác Hồ

Nguyễn Thị Thùy Ân (sưu tầm) |

“Tranh, tượng về Hồ Chủ Tịch. Nhà xuất bản Văn hóa. Trình bày: Trần Văn Cẩn. Ảnh của: Viện Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Đào Thiện Vy, Lê Vượng. In tại Nhà máy in Tiến bộ - Hà Nội. Số lượng: 10.000 tập”. Đấy là tất cả thông tin in trên mặt sau tờ Mục lục - tờ cuối cùng - tờ thứ 20 trong tập “Tranh tượng về Hồ Chủ Tịch” tôi kịp mua từ một người chuyên bán sách cũ cũng khá có danh của Hà Nội hiện thời.

Gặp "cậu bé 8 tuổi" nhiều lần được gặp Bác Hồ

Tô Thế - Hoài Anh |

Thuở nhỏ, Thiếu tướng Hồ Sỹ Hậu từng có nhiều lần được gặp Bác Hồ tại chiến khu Việt Bắc. Cho đến nay, ông vẫn nhớ như in từng câu nói, từng lời Bác dạy.


Những kỷ vật vô giá của Bác Hồ dành tặng Quân đội nhân dân Việt Nam

Tùng Giang - Phạm Đông |

Hướng tới kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 - 19.5.2020), Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức triển lãm chuyên đề “Luôn có Bác trong tim”. Tại đây, các kỷ vật vô giá mà Bác Hồ dành tặng Quân đội nhân dân Việt Nam đã được tái hiện một cách chân thực, tỉ mỉ.