Đưa sách Việt ra nước ngoài bằng đường "chính ngạch"

Việt Văn (thực hiện) |

Hội đồng Văn học dịch của Hội Nhà văn TPHCM vừa làm lễ ra mắt mới đây nhằm ghi nhận và tôn vinh lao động - sáng tạo của đội ngũ dịch giả, đang sống và làm việc tại TPHCM. Hội đồng Văn học dịch hiện có 3 thành viên ban đầu là dịch giả Hiền Nguyễn - Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ Đại học Văn Lang; dịch giả Nguyễn Lệ Chi - Giám đốc Chibooks và dịch giả Dương Kim Thoa - biên tập viên Ban Quốc tế - Báo Tuổi Trẻ. Nhân dịp này, phóng viên Báo Lao Động có cuộc trò chuyện với dịch giả Nguyễn Lệ Chi.

Cảm xúc của chị khi Hội nhà văn TPHCM quyết định thành lập Hội đồng Văn học dịch? Theo chị vì sao thời điểm này cần có Hội đồng Văn học dịch?

- Khi được chị Trịnh Bích Ngân - Chủ tịch Hội nhà văn TPHCM thông báo về việc thành lập Hội đồng Văn học dịch, tôi thực sự bất ngờ và cảm động. Thế là sau 22 năm theo đuổi công việc dịch sách nói chung và dịch sách văn học nói riêng, vai trò và vị trí của những người dịch sách đã được quan tâm, được thừa nhận. Đây là niềm vui lớn của các dịch giả trong đó có tôi, đồng thời cũng là niềm ao ước của nhiều người tham gia công tác dịch thuật bấy lâu nay.

Việc thành lập Hội đồng Văn học dịch theo tôi là điều rất cần kíp, đặc biệt trong giai đoạn nước ta ngày càng hòa chung vào hơi thở thời đại quốc tế và thị trường xuất bản trong khu vực và trên thế giới. Từ khi Việt Nam gia nhập Công ước Berne, phải đến 60-70% sách bán trên thị trường Việt Nam là sách dịch từ nhiều ngôn ngữ nước ngoài, nhưng chưa có một Hội đồng dịch thuật chuyên ngành tại TPHCM được xác lập để thẩm định, trao giải hoặc ghi nhận công sức của những người tham gia dịch sách. Đời sống làm nghề của các dịch giả đều thầm lặng, hầu như không có bất kỳ mối quan hệ tác động tương hỗ, hỗ trợ giúp đỡ nhau để nâng cao trình độ, tay nghề. Việc Hội Nhà văn TPHCM lần đầu tiên chú trọng thành lập Hội đồng Văn học dịch như thế này thực sự là một tín hiệu mừng.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội đồng là dịch ra nhiều thứ tiếng các tác phẩm văn học Việt xuất sắc để quảng bá ra nước ngoài. Chị có nhìn nhận gì về thực trạng văn học Việt Nam ra nước ngoài những năm gần đây? Và Hội đồng Văn học dịch sẽ đi những bước đầu tiên như thế nào để làm tốt hơn việc đó?

- Thật ra văn học Việt trong những năm qua đi ra nước ngoài phần lớn đều đi qua đường “tiểu ngạch”. Tức là chủ yếu đi qua các mối quan hệ cá nhân giữa dịch giả với các nhà xuất bản/công ty sách. Các dịch giả nước ngoài sau khi được bạn bè giới thiệu hoặc qua quá trình tự tìm hiểu đã tiếp cận đến một vài tác phẩm văn học Việt Nam đáng chú ý. Từ đó họ đọc, dịch và tìm kiếm nơi xuất bản ở nước ngoài. Đây cũng là một cách làm tốt. Tuy nhiên nếu chỉ trông chờ vào sự phát hiện và quan hệ của các dịch giả như vậy thì rất hạn chế, số lượng sách văn học Việt được đưa ra bên ngoài vẫn sẽ rất ít ỏi. Tương tự như vậy với một số dịch giả Việt Nam có quan hệ với xuất bản nước ngoài, họ cũng góp phần giới thiệu sách Việt ra thế giới, tuy nhiên đây cũng là những mối quan hệ cá nhân và nếu chỉ trông chờ vào đội ngũ dịch giả trong nước tự tiếp thị, tự PR như vậy thì con đường đưa sách Việt ra bên ngoài vẫn rất thụ động và hạn chế.

Nếu có Hội đồng Văn học dịch, có kinh phí của nhà nước cùng các Hội ban ngành, nếu đủ tiền đầu tư dịch thuật cho ít nhất vài chục đầu sách văn học trở lên hằng năm, chúng ta có thể tuyển chọn các tác phẩm văn học đáng chú ý và tập trung dịch thuật ra tiếng Anh, tiếng Trung. Và đưa số tác phẩm đã dịch này đi giới thiệu tại các Hội chợ sách bản quyền trong khu vực và thế giới. Việc đưa sách Việt đi ra bên ngoài bằng con đường “chính ngạch” chắc chắn sẽ có kết quả khả quan hơn về số lượng và tiết kiệm được nhiều về thời gian.

Còn nhiệm vụ thứ hai của Hội đồng không kém phần quan trọng là đưa nhiều hơn các tác phẩm văn học nước ngoài hay đến độc giả Việt Nam. Để thực hiện nhiệm vụ này, những khó khăn thách thức lớn nhất là gì thưa chị?

- Khó khăn lớn nhất của những người dịch sách hiện nay là họ chưa có một sân chơi riêng, một tổ chức sinh hoạt nghề nghiệp để họ thường xuyên được cập nhật kiến thức, nâng cao kinh nghiệm sống... Nếu quy tụ được một đội ngũ dịch giả tâm huyết với sách vở, liên tục tổ chức được những hoạt động chuyên đề bổ ích như các workshop dịch thuật, các hội thảo chuyên đề dịch, các chuyến công tác nước ngoài tham quan các hội sách quốc tế..., tôi tin rằng cách nhìn nhận, đánh giá và lựa chọn sách dịch của các dịch giả cũng sẽ khác đi rất nhiều. Thậm chí nhiều dịch giả thậm chí còn có thể hỗ trợ cho các công ty sách tìm kiếm, tạo nên những dòng sách mới, hoặc họ có thể “chủ động” khi chọn sách dịch, chứ không phải “bị động” chờ được đưa sách để dịch. Chỉ có chủ động và tự tin trong công việc, chúng ta mới có kết quả tốt và tinh thần thoải mái, vui vẻ với công việc.

Là giám đốc Cty Chibooks, chị đã góp sức nhiều khi dịch, giới thiệu nhiều tác phẩm hay của văn học các nước đặc biệt là văn học Trung Quốc đến với độc giả Việt. Chibooks khi lựa chọn tác phẩm để mua bản quyền, dịch và phát hành tại VN chú trọng tới những tiêu chí nào? Và hướng đi sắp tới của Chibooks có điểm gì đặc biệt?

- Tiêu chí chọn sách của Chibooks trước tiên luôn ở chất lượng sách. Tác phẩm đó có hay không, có giá trị không, có phù hợp với độc giả Việt hay không, có gì tương đồng với đời sống văn hóa, xã hội của người dân Việt hay không... Chibooks không chạy theo đầu sách sách thị trường, mà tập trung vào việc gây dựng và vun đắp cho từng dòng sách, từng tủ sách sao cho đầy đặn lên, có giá trị thêm. Sắp tới, Chibooks vẫn tiếp tục xuất bản dòng sách văn hóa Việt, với từng tác phẩm ghi đậm những đặc trưng văn hóa nghệ thuật ẩm thực hoặc phong cách sống của từng vùng miền. Đồng thời chúng tôi cũng tiếp tục dòng sách Gương mặt doanh nhân hàng đầu Châu Á, đem lại những kiến thức, trải nghiệm bổ ích của các doanh nhân đã đạt nhiều thành tựu trong nước họ và khu vực. Ngoài ra trong thời gian tới, chúng tôi cũng đẩy mạnh dòng sách chấp bút cho tác giả Việt, để chia sẻ thêm nhiều câu chuyện, nhiều trải nghiệm sống tích cực đến cho độc giả Việt.

Một dòng sách gần đây rất được Chibooks chú trọng là dòng sách về thiền, Phật pháp, vì sao có sự đầu tư này? Và trong thời dịch bệnh, phải chăng nó có ưu thế trong việc chữa lành vết thương tinh thần cho nhiều người?

- Sách thiền, sống đẹp... cũng được không ít độc giả ngày nay quan tâm. Chúng tôi cũng mong muốn mở rộng hơn thể loại các dòng sách để phục vụ được đông đảo độc giả. Đúng là trong hai năm dịch bệnh vừa qua, dòng sách này thực sự chiếm nhiều ưu thế trong việc giúp độc giả thêm ổn định tinh thần, lan tỏa thêm tình yêu thương, để mọi người sống vui vẻ hơn, yêu đời và hạnh phúc hơn.

Chị còn là một cây bút viết truyện, từng xuất bản sách cho thiếu nhi. Hiện chị đang viết gì và viết đối với chị có vai trò như thế nào?

- Viết lách là câu chuyện cả đời và tôi vẫn đang tiếp tục theo đuổi. Hiện tại tôi đang viết một đề tài về văn học tuổi mới lớn theo đơn đặt hàng của một nhà xuất bản thanh thiếu nhi nước ngoài. Nếu chúng tôi thống nhất được bản thảo, nó sẽ được dịch ra tiếng Trung và in tại Trung Quốc đầu tiên, thuộc tủ sách văn học thiếu nhi quốc tế, sau đó sẽ được chào bán bản quyền ra các nước khác.

Tuy nhiên hiện tại tôi cũng khá bận rộn trong việc điều hành công ty, cùng nhiều dự án khác nên việc viết lách đòi hỏi tôi phải rất nỗ lực. Hiện tại, bên cạnh sách, tôi cũng muốn phát triển về mảng giáo dục ngoại ngữ với trung tâm Study Chinese, nên cũng phải dành thời gian để soạn giáo trình và tham gia đứng lớp.

Cám ơn Lệ Chi và chúc các dự án của chị thành công!

Việt Văn (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Trọng Lân nắm bắt cơ hội để toả sáng

Hương Thảo |

Trọng Lân đang là một trong những diễn viên nhận được sự yêu thích của nhiều khán giả Việt qua vai diễn Lợi trong bộ phim "Lối về miền hoa". Trước đó, anh từng được khán giả quen mặt trong nhiều bộ phim như "Quỳnh Búp Bê", "Cô gái nhà người ta", "Người phán xử"... Để có những vai diễn ghi dấu ấn với khán giả, Trọng Lân đã gặp không ít khó khăn khi theo đuổi con đường diễn xuất.

"Tôi làm thơ từ những nỗi đau..."

Kiều Bích Hậu (thực hiện) |

Nếu đã gặp nữ sĩ Bàng Ái Thơ một lần, bạn sẽ không thể quên ấn tượng về chị. Sắc sảo nhưng chân tình và ấm áp, chị luôn trao đi những phần hơn cho người, dù cuộc đời chị gặp sóng to gió lớn. Đầu năm 2022, chị gây bất ngờ lần nữa khi là nữ sĩ Việt Nam đầu tiên trong năm xuất bản một tập thơ bằng tiếng Anh tại Bắc Mỹ.

Ca sĩ Bông Mai: "Hạnh phúc đến từ những điều cực kỳ nhỏ bé"

Hiền Hương (thực hiện) |

Lao Động có cuộc trò chuyện với Bông Mai khi chị đang rong ruổi trong chuyến đi phượt một mình 99 ngày ở cung đường Tây Bắc và Đông Bắc. Bông Mai chia sẻ, thứ đáng sợ nhất không phải là nỗi buồn, mà là sự trống rỗng.

Tạm giữ 2 nghi can liên quan vụ 4 tiếp viên hàng không xách hơn 11 kg ma túy

Anh Tú - Huân Cao |

TPHCM - Ngày  23.3, theo một nguồn tin xác nhận, hiện phía Công an TP Hồ Chí Minh đang tạm giữ 2 nghi can liên quan đến việc 4 nữ tiếp viên mang 11,28 kg ma túy từ Pháp về sân bay Tân Sơn Nhất hôm 16.3.

Năng lực an ninh mạng của Việt Nam cải thiện đáng kể trong 5 năm qua

NGUYỄN ĐĂNG |

Báo cáo mới nhất từ ​​công ty an ninh mạng toàn cầu cho thấy những chuyển biến tích cực trong tình hình an ninh mạng của Việt Nam, khi các mối đe dọa trực tuyến lẫn ngoại tuyến đều giảm mạnh.

Có nên lấy thời gian bảo hành để tính chu kỳ đăng kiểm?

Anh Tuấn |

Nhiều người đặt câu hỏi ôtô mới mua được bảo dưỡng tốt, bảo hành những 5 năm, vì sao không lấy thời gian bảo hành quy đổi thành quãng thời gian tính chu kỳ đăng kiểm lần đầu? Chuyên gia đã có giải đáp về vấn đề này.

FLC hẹn ít nhất 7 tháng nữa sẽ niêm yết cổ phiếu trở lại UPCOM

Đức Mạnh |

CTCP Tập đoàn FLC (mã chứng khoán FLC) vừa có văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM về lộ trình khắc phục các vấn đề vi phạm công bố thông tin để cổ phiếu FLC được giao dịch trở lại trên thị trường UPCOM.

Chủ tịch Vietlott làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam

PHẠM ĐÔNG |

Ông Lê Văn Hoan, Chủ tịch Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) được Thủ tướng bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Phát triển Việt Nam nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Trọng Lân nắm bắt cơ hội để toả sáng

Hương Thảo |

Trọng Lân đang là một trong những diễn viên nhận được sự yêu thích của nhiều khán giả Việt qua vai diễn Lợi trong bộ phim "Lối về miền hoa". Trước đó, anh từng được khán giả quen mặt trong nhiều bộ phim như "Quỳnh Búp Bê", "Cô gái nhà người ta", "Người phán xử"... Để có những vai diễn ghi dấu ấn với khán giả, Trọng Lân đã gặp không ít khó khăn khi theo đuổi con đường diễn xuất.

"Tôi làm thơ từ những nỗi đau..."

Kiều Bích Hậu (thực hiện) |

Nếu đã gặp nữ sĩ Bàng Ái Thơ một lần, bạn sẽ không thể quên ấn tượng về chị. Sắc sảo nhưng chân tình và ấm áp, chị luôn trao đi những phần hơn cho người, dù cuộc đời chị gặp sóng to gió lớn. Đầu năm 2022, chị gây bất ngờ lần nữa khi là nữ sĩ Việt Nam đầu tiên trong năm xuất bản một tập thơ bằng tiếng Anh tại Bắc Mỹ.

Ca sĩ Bông Mai: "Hạnh phúc đến từ những điều cực kỳ nhỏ bé"

Hiền Hương (thực hiện) |

Lao Động có cuộc trò chuyện với Bông Mai khi chị đang rong ruổi trong chuyến đi phượt một mình 99 ngày ở cung đường Tây Bắc và Đông Bắc. Bông Mai chia sẻ, thứ đáng sợ nhất không phải là nỗi buồn, mà là sự trống rỗng.