Du lịch Việt Nam: Vẫn chưa hấp dẫn và thiếu sự khác biệt

thanh hương |

8 tháng đầu năm 2017, ngành Du lịch Việt Nam có những bước tiến đáng kể, đặc biệt là thu hút khách quốc tế đến tham quan và nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, chúng ta chưa có nhiều đột phá mới mang lại sự đa dạng trong sản phẩm, tính chuyên nghiệp trong các dịch vụ cung ứng liên quan.  

Du khách quốc tế từng có dịp sang thăm Việt Nam đều có nhận định, tài nguyên đất nước ta rất đa dạng và phong phú, trải dài từ Bắc đến Nam. Mỗi vùng miền lại có những nét đặc trưng về tự nhiên và văn hóa khác nhau.

Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam vẫn chưa cải thiện nhiều so với các quốc gia trong khu vực, sản phẩm du lịch không có nét đặc trưng hay tạo được nhiều đột phá mang tính sáng tạo và giá trị gia tăng cao...

Vì vậy, nên chăng các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có sự liên kết các sản phẩm du lịch để tạo thành chuỗi các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu, xu hướng mới của du khách hiện nay là được trải nghiệm nhiều điểm đến trong cùng một chuyến hành trình.

Ông Nguyễn Văn Tuấn - Tổng cục trưởng TCDL thẳng thắn nhìn nhận, “chất lượng sản phẩm du lịch và tính chuyên nghiệp trong cung ứng, dịch vụ có ý nghĩa quyết định đến năng lực cạnh tranh và sự bền vững của ngành du lịch nước ta. Việt Nam tuy rất giàu có, đa dạng về tài nguyên du lịch nhưng để chuyển hoá từ tài nguyên thành sản phẩm có chất lượng mang tính chuyên nghiệp, rõ ràng chúng ta còn ở mức hạn chế”.

Ông Tuấn cũng nhấn mạnh rằng, điểm nghẽn của du lịch Việt Nam còn nhìn vào một số khía cạnh như quảng bá xúc tiến, đảm bảo an ninh an toàn... và đặc biệt nếu không nghiêm túc nghiên cứu để tạo ra những dòng sản phẩm đặc trưng, chuyên biệt, mang đậm bản sắc văn hóa, không sao chép, phát huy tối đa giá trị tài nguyên du lịch vốn có của địa phương thì quả là một điều đáng tiếc.

Theo một số đánh giá cho thấy, nếu tập trung nghiên cứu, định hướng thị trường, nhu cầu và thị hiếu của khách, phân khúc thị trường và cập nhật xu hướng “thịnh hành” trong du lịch mới có thể xây dựng, thiết kế các chương trình xúc tiến, quảng bá phù hợp với du khách.

Đặc biệt, việc biết cách sử dụng ứng dụng công nghệ hiện đại hiệu quả nhất là công nghệ thông tin, truyền thông, tranh thủ tối đa lợi thế của mạng xã hội để quảng bá hiệu quả hình ảnh du lịch Việt Nam ra nước ngoài, có như vậy doanh nghiệp lữ hành có cơ sở tìm hiểu nhu cầu, nhận phản hồi từ khách du lịch trước hay sau mỗi chuyến đi.

Cần chuyên nghiệp hoá trong quản lý

Nói đến tính chuyên nghiệp trong công tác quản lý du lịch hơn hết vẫn là nằm ở chính tầm nhìn chiến lược, chính sách phát triển du lịch phù hợp xu thế, thủ tục hành chính thuận tiện, đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đồng bộ, nguồn nhân lực ngành được đào tạo bài bản, trách nhiệm, công tác đầu tư, xúc tiến quảng bá du lịch có trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả.

Để làm được điều này, ông Nguyễn Văn Tuấn khẳng định, cần triển khai xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Du lịch 2017, trong đó chú trọng tới các lĩnh vực như đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất cao cấp, phát triển sản phẩm du lịch xanh, du lịch thân thiện môi trường; Chính sách miễn thị thực dài hạn cho các thị trường trọng điểm, thị thực điện tử; Quỹ phát triển phục vụ nghiên cứu thị trường, xúc tiến du lịch trong nước và ngoài nước...

Ông Trần Trọng Kiên - Chủ tịch Tập đoàn Thiên Minh đánh giá, “dường như môi trường xanh, sạch đẹp, thân thiện đang bị chúng ta quay lưng không để ý đến, nếu vậy làm sao mong du khách trở lại VN thêm lần nữa?

Trong báo cáo mới đây của Diễn đàn kinh tế thế giới, VN chỉ xếp thứ 100/136 nước trên thế giới về mức độ cạnh tranh thị thực. Ngoài ra, việc không mạnh tay đầu tư quảng bá thông tin du lịch Việt Nam ra nước ngoài là một trong những yếu điểm mà chúng ta cần khắc phục sớm.

Cũng tại hội thảo “Chuyên nghiệp hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch” do Tổng cục Du lịch phối hợp cùng Báo Lao Động tổ chức vừa qua, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Huỳnh Vĩnh Ái chỉ rõ, Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đề ra 8 nhóm giải pháp là kim chỉ nam cho các hoạt động du lịch Việt Nam, đó là:

Đổi mới nhận thức, tư duy về phát triển du lịch; Cơ cấu lại ngành du lịch đảm bảo tính chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển bền vững theo quy luật của kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế; Hoàn thiện thể chế, chính sách; Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở chất lượng kỹ thuật ngành Du lịch; Tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch;

Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch; Phát triển nguồn nhân lực du lịch; Tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch...

Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái kỳ vọng, thời gian tới ngành du lịch sẽ có những thay đổi tích cực không chỉ trong việc tăng cường ý thức trách nhiệm, vai trò của những người trực tiếp làm du lịch mà các bộ ngành, các nhà quản lý, chính quyền địa phương và cộng đồng sẽ cùng tham gia đóng góp cho sự tăng trưởng về du lịch nói riêng, cũng như tăng trưởng phát triển kinh tế Việt Nam nói chung.

thanh hương
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp Việt đừng quên thị trường nội địa gần 100 triệu dân

Anh Tuấn |

Dù tự hào về thành tích xuất khẩu trong năm 2022, nhưng các chuyên gia cho rằng, để hạn chế rủi ro của thị trường xuất khẩu khi gặp tình huống bất thường, thị trường nội địa với gần 100 triệu người tiêu dùng cần được quan tâm đúng mức.

Xe ôm tăng giá cước gấp 4,5 lần trong ngày mùng 3 Tết

Cường Ngô |

Trong những ngày Tết, nhiều xe ôm truyền thống và các hãng xe công nghệ đồng loạt điều chỉnh tăng giá cước vận chuyển, trong đó có những cuốc xe tăng gấp 4,5 lần so với ngày thường.

Top 3 Hoa hậu Việt Nam 2022 bật mí cách ứng phó câu hỏi khó ngày Tết

Nhóm PV |

Nhân dịp đầu Xuân năm mới, Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện cùng top 3 Hoa hậu Việt Nam 2022: Hoa hậu Thanh Thủy, Á hậu Trịnh Thùy Linh và Á hậu Ngọc Hằng.

Vòng loại World Cup 2026 và cơ hội của bóng đá Đông Nam Á

NGUYỄN ĐĂNG |

Chuyên gia bóng đá Hàn Quốc -  Choi In-young nhấn mạnh các đội bóng lớn ở Châu Á cần phải dè chừng sức mạnh từ các đội ở Đông Nam Á, trong đó có tuyển Việt Nam với những tiến bộ dưới thời huấn luyện viên Park Hang-seo.

Điều gì đang chờ đợi ngành ngân hàng trong năm 2023?

Thái Mạnh |

2022 đánh dấu một năm ngân hàng tăng trưởng mạnh mẽ trong bối cảnh kinh tế bứt phá. Tuy nhiên, những thách thức vĩ mô tiếp diễn và điều kiện tài chính thắt chặt hơn sẽ là trở ngại của ngành ngân hàng trong năm 2023. Báo Lao Động có cuộc trao đổi với ông Simon Chen - Tổng Giám đốc CTCP xếp hạng tín nhiệm Việt Nam về những điều đang chờ đợi ngành ngân hàng trong năm 2023.

Thị trường dần sôi động trở lại từ ngày mùng 3 Tết

ĐÌNH TRƯỜNG |

Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ báo cáo tổng hợp về tình hình giá cả thị trường và các biện pháp bình ổn giá trong Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023.

Cảnh báo những nguy cơ ngộ độc rượu sau những cuộc vui ngày Tết

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

Tết là thời điểm mà những bữa cơm sum họp thường được các gia đình sử dụng bia rượu khá phổ biến. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nguy cơ ngộ độc rượu, bia tăng cao trong những ngày này. Để an toàn, hạn chế được rủi ro ngộ độc bia rượu, BS CKI Tăng Tuấn Phong - Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM đã có những chia sẻ cách phòng, tránh và giảm tử vong nếu không may bị ngộ độc bia, rượu.

Những lễ hội truyền thống đặc sắc đầu năm không thể bỏ qua

Thu Giang |

Sau hơn hai năm ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, các lễ hội văn hoá truyền thống tại Việt Nam diễn ra từ tháng 1 - tháng 3 (âm lịch) sẽ được tổ chức trở lại với nhiều hình thức độc đáo.