Điểm nhấn trong tuần

“Du học” là một chuyện, áp dụng được là chuyện khác

Phạm Ngọc thực hiện |

Đó là ý kiến của PGS.TS. Nguyễn Văn Hùng - Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng Hà Nội về việc Hà Nội cử cán bộ đi nước ngoài học tập kinh nghiệm cắt tỉa, trồng cây xanh.

 TP Hà Nội đang áp dụng nhiều biện pháp mới trong việc cắt tỉa, trồng mới cây xanh. Ông có đánh giá thế nào về những thay đổi này?

- Thời gian qua, TP.Hà Nội đã có những thay đổi về cắt tỉa, trồng mới cây xanh. Cá nhân tôi ghi nhận những thay đổi đáng kể về bộ mặt cây xanh Hà Nội. Tuy nhiên, ở khâu thực hiện vẫn có vấn đề. Ví dụ như việc trồng cây cùng một chủng loại ở trong một khu vực chưa chắc là tốt. Cây phượng chưa phải là cây đặc hiệu trồng ở đô thị. Ta có thể trồng tạo cảnh quan ven hồ hay trong công viên. Nhưng hiện trồng ở ven đường nhiều quá, cành rất giòn, quả cành khô nhiều, lá rơi nhiều. Hay như ở việc trồng mới, tôi thấy rằng, người ta đã chọn cây rễ cọc nhưng khi vận chuyển để trồng thì rễ cọc lại bị chặt đi.

Ngay như việc trồng cây ở vỉa hè cũng cần tính toán khoảng cách giữa các cây, khoảng cách giữa cây với đường. Thứ nhất là để tránh cây phá đường, thứ hai phải tính rễ phía dưới chồi lên phá vỉa hè.

Tuy nhiên, UBND TP. Hà Nội đã khẳng định cây trồng mới được thực hiện theo “công nghệ mới” đảm bảo sẽ sống, dù trồng vào mùa hè. Ông có đồng ý với phương pháp này không?

- Trồng cây cũng nên trồng theo mùa. Như ở Châu Âu hay trồng vào mùa đông, thậm chí người ta chỉ để nguyên bộ rễ, đập hết đất đi sau đó đến mùa xuân cây sẽ tự bám để sống. Dù bây giờ có áp dụng công nghệ mới nhưng vẫn có ảnh hưởng nếu trồng trái mùa. Tại sao người ta hay trồng vào cuối mùa đông, sắp đến mùa xuân. Bởi đó là thời điểm cây đang “ngủ” chuẩn bị đâm chồi nảy lộc, khi đến mùa xuân sẽ “thức dậy”. Còn mùa hè nắng, phải cấp nước nhiều đầy đủ cho cây. Tất nhiên bây giờ kỹ thuật hoàn toàn có khả năng cây sống được nhưng chi phí tốn kém hơn.

Hà Nội đang xây dựng quy chuẩn để trồng cây xanh đô thị, theo ông có cần thiết không?

- Mọi thứ đều phải có quy chuẩn để cho người ta thực hiện. Kể cả việc chọn loại cây, hướng dẫn cách trồng, phải có quy chuẩn để hướng dẫn người ta làm, không thể tùy tiện, làm phải có quy chuẩn. Ví dụ như bên lâm nghiệp tạo ra quy chuẩn trồng trọt, còn bên khí hậu, cảnh quan đô thị thì hướng dẫn trồng cây nào, ở đâu. Tôi lấy ví dụ, tuyến đường hay hứng gió bão đi vào thì trồng một loại thích hợp, tuyến đường khác trồng loại khác. Trong trận bão số 1 vừa rồi, có tuyến đường hứng gió cây bị nhổ bật gốc nhiều bởi có những tòa nhà xây cao tạo thành luồng, dồn gió vào. Ở những tuyến đường đó phải tính trồng cây nào cho phù hợp.

Với những thay đổi như ông đã ghi nhận, đã có thể nhận xét rằng việc “du học trồng cây” của cán bộ TP. Hà Nội đã có thành công bước đầu chưa ông?

Việc đi học là một chuyện còn áp dụng thực tế thế nào là chuyện khác. Tôi thấy có những cây được cắt tỉa vẫn đổ. Đấy là do những chỗ cần cắt không cắt đi cắt những chỗ khác. Người ta đã cắt tỉa cây nhiều cây hơn, nhưng khi cắt cần lưu ý cắt đúng những tán có thể gây lệch tâm khi có gió bão dễ gây đổ.

Ví dụ, ở phố có nhà cửa cây đón ánh nắng thường đổ ra đường, anh cắt thế nào để cây không lệch tâm. Vừa qua có cây chỗ hứng gió nhất lại chưa cắt hết, như trên phố Trần Xuân Soạn. Do đó, trong khâu thực hiện cần phải lưu tâm nhiều, dù TP đã khắc phục, rút kinh nghiệm. Theo tôi, điều quan trọng là cán bộ cấp dưới phải có trách nhiệm thật sự, phải thấy được chỗ nào, cành nào, tại sao cắt chứ không phải cắt tỉa lấy chỉ tiêu, chỗ bị cắt chưa chắc đã gây hại. Nhưng như tôi đã nói, việc cắt tỉa, trồng mới cây xanh có những điểm thay đổi đáng ghi nhận. Đây phải là cả một quá trình lâu dài chứ không làm trong chốc lát được.

Trân trọng cảm ơn ông!

 

Phạm Ngọc thực hiện
TIN LIÊN QUAN

Táo Quân 2023 trào lộng với hình ảnh dàn Táo nhảy điệu "đúng hay sai"

Mi Lan |

Tại Táo Quân 2023, khán giả được nhắc nhớ lại những khoảnh khắc đầy dấu ấn của chương trình suốt 20 năm lên sóng.

Người dân phố cổ tất bật bày biện mâm lễ cúng giao thừa

NHÓM PV |

Trên các tuyến phố Hàng Thiếc, Hàng Buồm, Hàng Nón, nhiều gia đình tất bật bày biện mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời, chờ thời khắc chuyển sang năm mới Quý Mão.

Lên phố xem bắn pháo hoa Hồ Gươm, "méo mặt" giá gửi xe máy 100.000 đồng

Nhóm PV |

Càng gần giao thừa, lượng người đổ về các điểm bắn pháo hoa tại Hà Nội càng lớn. Lượng người càng tăng, các điểm trông giữ xe càng đua nhau tăng giá, có nơi còn báo giá 100.000 đồng/xe. Còn người dân thì đành phải ngậm ngùi cho qua vì có muốn cũng chẳng còn lựa chọn khác.

Liverpool và Chelsea chia điểm nhạt nhòa trên sân Anfield

Chi Trần |

Liverpool và Chelsea hòa không bàn thắng trên sân Anfield tại vòng 21 Premier League, qua đó tiếp tục kém top 4 khoảng cách 9 điểm.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ đông nghịt người đến xem pháo hoa, đón giao thừa

ANH TÚ - NGỌC LÊ |

TPHCM - Đêm 21.1 (30 Tết), phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1) đông nghịt người dân đổ về để vui chơi, chờ xem pháo hoa, đón giao thừa chào năm mới.

Tết ở Cấp cứu A9 Bạch Mai: Buồn và lo lắng, mong ước hai chữ đoàn viên

Thuỳ Linh - Đức Mạnh |

Thay vì đón Tết sum vầy quanh gia đình thì những nhiều người lại đang túc trực ở nơi không ai muốn - Trung tâm Cấp cứu A9 tại bệnh viện Bạch Mai. Nhiều giọt nước mắt đã rơi, Tết năm nay chắc hẳn sẽ khó quên với họ.

Nơi bắt đầu những chuyến du Xuân

Nick M. |

Tết đến Xuân về, khắp mọi nẻo đường Việt Nam tràn ngập bầu không khí hân hoan sum họp. Đầu Xuân cũng là thời điểm cùng nhau tái tạo nguồn năng lượng bằng những hành trình mới, những chuyến du xuân dọc ngang đất nước.

Nỗi niềm của những y bác sĩ cấp cứu đón giao thừa tại bệnh viện

Anh Tú - Khánh Linh |

TPHCM - Với nhiều người, giao thừa là thời điểm để cả gia đình sum vầy, cùng nhau đón chờ khoảnh khắc năm mới đến. Thế nhưng, những niềm vui sum vầy bình dị ấy lại trở thành ước mơ xa vời với đội ngũ y bác sĩ nói chung.