Đối thoại để tạo nên sức mạnh

Linh Nguyên |

Đối thoại và thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) là nhiệm vụ trọng tâm, là nhu cầu tự thân, mang lại lợi ích thiết thực cho đoàn viên, người lao động (NLĐ), tạo nên sức mạnh của tổ chức Công đoàn (CĐ), đồng thời góp phần thúc đẩy quan hệ lao động hài hòa tại doanh nghiệp. Một trong những khâu quan trọng là chuẩn bị tốt nhân sự tham gia vào việc tổ chức và tiến hành đối thoại.

“Công thức” cơ bản trong đối thoại tại nơi làm việc

Từ thực tế hoạt động CĐ tại cơ sở của doanh nghiệp có 5.000 cán bộ công nhân viên, ông Phan Thanh Hải - Phó phòng phụ trách Văn phòng giám đốc nhà máy, Chủ tịch CĐ Công ty Điện tử MEIKO Việt Nam - chia sẻ “Công thức” cơ bản trong đối thoại tại nơi làm việc. Đó là thiện chí nhìn nhận các vấn đề có thể tồn tại trong doanh nghiệp; Mong muốn cải thiện tốt hơn; Cam kết dành thời gian và công sức; Kỳ vọng hợp lý (không đặt ra những mục tiêu quá cao); Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc không thể giải quyết được tất cả các vấn đề bởi những vấn đề tồn tại lâu ngày thường không thể giải quyết được một cách dễ dàng và nhanh chóng. Tuy nhiên các cuộc đối thoại định kỳ là những diễn đàn để các bên có cơ hội cùng giải quyết vấn đề. Mục tiêu của đối thoại tại nơi làm việc là nhằm trao đổi thông tin, thông báo kế hoạch, kết quả sản xuất kinh doanh, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của NLĐ, tuyên truyền luật pháp, chế độ chính sách mới. Bởi vậy để thực hiện đối thoại tại nơi làm việc tốt cần có sự nỗ lực và bình đẳng của cả CĐ người sử dụng lao động và NLĐ.

Thành phần tham dự các cuộc đối thoại, theo ông Hải, tuỳ tính chất của cuộc đối thoại, số lượng thành viên đại diện cho mỗi bên có thể khác nhau. Tuy nhiên, mỗi bên nên có đại diện lãnh đạo của mình tham gia. Hai bên (CĐ-người sử dụng) nên có số thành viên đại diện bằng nhau; Phía CĐ cần có đại diện Ban chấp hành CĐ, tổ trưởng CĐ ở các tổ, bộ phận quan trọng của doanh nghiệp; Phía doanh nghiệp, trưởng các dây chuyền sản xuất; Ngoài ra có thể thêm các thành viên khác nếu cần. Sau đó, trong từng giai đoạn, các bên có thể cử các thành viên khách của mình luân phiên tham gia vào các cuộc đối thoại định kỳ. Như vậy, sẽ tạo điều kiện để nhiều thành viên có thể tham gia và có những đóng góp, sáng kiến mới để giải quyết các vấn đề. Bên canh đó cũng tạo ra cơ hội cho những người có nhiều bức xúc có cơ hội tham gia vào các cuộc đối thoại bởi nhiều khi chính những người ngày có thể đóng góp những phương án giải quyết vấn đề một cách xây dựng...

Trao đổi về tổ chức đối thoại tại doanh nghiệp, bên cạnh đánh giá cao vai trò, kinh nghiệm của ông Phan Thanh Hải - Chủ tịch CĐ Công ty Điện tử MEIKO Việt Nam thì CĐ các Khu công nghiệp - chế xuất Hà Nội còn nêu gương điển hình của bà Phạm Thị Bích Hải - Chủ tịch Công ty TNHH TOTO Việt Nam. Tại đây, hằng tháng CĐ chủ động tổ chức đối thoại tại doanh nghiệp; Ban Chấp hành CĐ từng thương lượng với Công ty ký kết TƯLĐTT với nhiều điều khoản có lợi như 95% lương thử việc, lương làm ca đêm cao hơn quy định, nghỉ 6 ngày/tháng, hỗ trợ kinh phí tổ chức các hoạt động CĐ, cùng nhiều khoản trợ cấp... CĐ Công ty mà đứng đầu là Chủ tịch CĐ đã tổ chức hội nghị người lao động, hội nghị đối thoại tại nơi làm việc, xây dựng thương lượng, ký kết và giám sát thực hiện TƯLĐTT với nhiều quyền lợi cho CNLĐ, tham gia xây dựng định mức lao động, hệ thống thang bảng lương, chế độ phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng cho NLĐ.

Nâng cao kỹ năng cho cán bộ CĐ doanh nghiệp từng xảy ra tranh chấp

Trên địa bàn Thành phố Hà Nội có 82,04% doanh nghiệp xây dựng Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc; hàng năm có từ 18-21 Liên đoàn Lao động các quận, huyện, thị xã đã chủ động kiến nghị, phối hợp chính quyền đồng cấp tổ chức đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với CNLĐ, đoàn viên CĐ trên địa bàn và có 52% CĐ cơ sở đã chủ động phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức đối thoại giữa CĐ - Người sử dụng lao động - CNLĐ để nắm bắt diễn biến, tư tưởng và giải quyết kịp thời những kiến nghị liên quan đến quyền, nghĩa vụ của đoàn viên, CNVCLĐ, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp. Tại cấp cơ sở, các cuộc đối thoại được thực hiện theo quy định. Nội dung đối thoại tập trung vào vấn đề tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện làm việc của người lao động...

Năm 2020, đã có 1.709/5.263 doanh nghiệp có tổ chức CĐ ký TƯLĐTT, đạt 32,47% và một số CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở đã hướng dẫn các doanh nghiệp chưa có tổ chức CĐ đại diện thương lượng, ký kết TƯLĐTT. Thông qua thương lượng, nhiều quyền lợi cốt lõi của NLĐ đã được đưa vào TƯLĐTT như thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; tiền lương, tiền thưởng, tiền ăn giữa ca, các khoản phụ cấp, trợ cấp, thực hiện chính sách lao động nữ, đảm bảo bữa ăn ca của CNLĐ với mức thấp nhất 15.000 đồng, góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 7C/NQ-BCH của Tổng Liên đoàn.

Điều mong muốn xuất phát từ thực tế của các cán bộ CĐ, nhất là cán bộ CĐ cơ sở là được nâng cao kỹ năng đàm phán và chia sẻ kinh nghiệm từ các đồng nghiệp. Đây là một trong những cơ sở để Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội đưa ra giải pháp nâng cao năng lực đối thoại, thương lượng, ký kết và chấm điểm, phân loại TƯLĐTT giai đoạn 2021 - 2022 - mà đây có thể là giải pháp chung cho nhiều địa phương trong toàn quốc. Đó là đào tạo, tập huấn chuyên sâu cho các thành viên “Tổ tư vấn thương lượng, ký kết TƯLĐTT” về đối thoại, thương lượng, ký kết TƯLĐTT, đặc biệt về lĩnh vực tiền lương nhằm giúp CĐ cấp trên cơ sở và CĐ cơ sở khi có nhu cầu hỗ trợ. Thường xuyên tập huấn nâng cao kỹ năng về đối thoại, thương lượng, ký kết TƯLĐTT cho cán bộ CĐ cấp trên cơ sở và cán bộ CĐ cơ sở ở các doanh nghiệp có từ 300 lao động trở lên và các doanh nghiệp đã từng xảy ra tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, các doanh nghiệp có mối quan hệ lao động phức tạp về đối thoại. Các lớp tập huấn theo phương pháp tích cực, không tập huấn lồng ghép với các nội dung khác. Sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ Trung tâm Tư vấn pháp luật CĐ Hà Nội và tham gia hỗ trợ hoạt động thương lượng, đối thoại tại cơ sở. Có các hình thức tôn vinh, khen thưởng các tập thể, cá nhân thực hiện tốt Hội nghị NLĐ, công tác đối thoại, thương lượng...

"Thiếu đối thoại sẽ dẫn đến mâu thuẫn. Mọi trường hợp chưa đủ thông tin mà sử dụng lăng kính chủ quan để đánh giá vấn đề thì dễ phát sinh tranh cãi. Thông qua các cuộc đối thoại tại nơi làm việc, thông tin giao tiếp giữa các bên được tăng cường sẽ giúp các bên tìm ra giải pháp cho những vấn đề chung". (Ông Phan Thanh Hải - Chủ tịch CĐ Công ty Điện tử MEIKO Việt Nam).

Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21.5.2018 của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp đặt ra mục tiêu từ năm 2021 các doanh nghiệp được thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động và đại diện tập thể người lao động, nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp. Điều này đặt ra yêu cầu cần thiết phải nâng cao hiệu quả công tác đối thoại và thương lượng tập thể của tổ chức CĐ hơn bao giờ hết.

Linh Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn cơ sở miền Bắc

LƯƠNG HẠNH |

Sáng ngày 25.3, Ban Chấp hành Công đoàn Công an nhân dân khai mạc tổ chức lớp tập huấn hiệp vụ cho cán bộ công đoàn cơ sở năm 2021. Buổi tập huấn diễn ra trong hai ngày 25.3 - 26.3.2021.

Công đoàn Dệt may Việt Nam sẽ trao giải thưởng cấp ngành cho sáng kiến

Hải Anh |

Ngày 25.3, Công đoàn Dệt may Việt Nam cho biết, đối với Chương trình “75 nghìn sáng kiến, vượt khó, phát triển”, trên cơ sở các sáng kiến được khen thưởng cấp ngành, lựa chọn 4 sáng kiến tiêu biểu, xuất sắc đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) xem xét biểu dương, khen thưởng, sẽ có giải thưởng cấp ngành.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Thiết chế Công đoàn tại Bắc Ninh

Bảo Hân |

Chiều 24.3, Tổng LĐLĐVN có buổi làm việc với Tỉnh uỷ Bắc Ninh về công tác triển khai thiết chế công đoàn (CĐ) tại tỉnh Bắc Ninh. Ông Nguyễn Đình Khang - Uỷ viên T.Ư Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN và bà Đào Hồng Lan - Uỷ viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh cùng chủ trì buổi làm việc. Tham dự có ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN; các Phó Chủ tịch: Trần Văn Thuật, Phan Văn Anh cùng lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bắc Ninh, sở, ban, ngành tỉnh Bắc Ninh.

LĐLĐ Lê Chân (Hải Phòng): Thành lập công đoàn cơ sở Công ty Chuo Việt Nam

Mai Dung |

Liên đoàn Lao động quận Lê Chân (Hải Phòng) vừa tổ chức hội nghị công bố thành lập Công đoàn cơ sở tại công ty TNHH Chuo Việt Nam.

Công đoàn Caosu Việt Nam hỗ trợ đoàn viên xây dựng 54 Mái ấm Công đoàn

Hà Anh |

Thực hiện chương trình nhà ở “Mái ấm Công đoàn”, Công đoàn Caosu Việt Nam đã xây dựng mới và sửa chữa 54 căn, với tổng số tiền 2,390 tỉ đồng cho gia đình đoàn viên đặc biệt khó khăn và hỗ trợ 24 trường hợp bệnh hiểm nghèo với số tiền là 230 triệu đồng.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Chứng khoán: Tiếp tục tăng lên ngưỡng kháng cự 1.100 điểm

Gia Miêu |

Việc thị trường vượt vùng tích lũy có thể là tín hiệu kỹ thuật khiến dòng tiền quay lại thị trường chứng khoán.

Thủ tướng Đức nêu điểm mạnh của tân Bộ trưởng Quốc phòng

Ngọc Vân |

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết kinh nghiệm dày dặn và “trái tim nhân hậu” của tân Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius khiến ông trở thành người phù hợp cho vai trò này.

Tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn cơ sở miền Bắc

LƯƠNG HẠNH |

Sáng ngày 25.3, Ban Chấp hành Công đoàn Công an nhân dân khai mạc tổ chức lớp tập huấn hiệp vụ cho cán bộ công đoàn cơ sở năm 2021. Buổi tập huấn diễn ra trong hai ngày 25.3 - 26.3.2021.

Công đoàn Dệt may Việt Nam sẽ trao giải thưởng cấp ngành cho sáng kiến

Hải Anh |

Ngày 25.3, Công đoàn Dệt may Việt Nam cho biết, đối với Chương trình “75 nghìn sáng kiến, vượt khó, phát triển”, trên cơ sở các sáng kiến được khen thưởng cấp ngành, lựa chọn 4 sáng kiến tiêu biểu, xuất sắc đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) xem xét biểu dương, khen thưởng, sẽ có giải thưởng cấp ngành.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Thiết chế Công đoàn tại Bắc Ninh

Bảo Hân |

Chiều 24.3, Tổng LĐLĐVN có buổi làm việc với Tỉnh uỷ Bắc Ninh về công tác triển khai thiết chế công đoàn (CĐ) tại tỉnh Bắc Ninh. Ông Nguyễn Đình Khang - Uỷ viên T.Ư Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN và bà Đào Hồng Lan - Uỷ viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh cùng chủ trì buổi làm việc. Tham dự có ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN; các Phó Chủ tịch: Trần Văn Thuật, Phan Văn Anh cùng lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bắc Ninh, sở, ban, ngành tỉnh Bắc Ninh.

LĐLĐ Lê Chân (Hải Phòng): Thành lập công đoàn cơ sở Công ty Chuo Việt Nam

Mai Dung |

Liên đoàn Lao động quận Lê Chân (Hải Phòng) vừa tổ chức hội nghị công bố thành lập Công đoàn cơ sở tại công ty TNHH Chuo Việt Nam.

Công đoàn Caosu Việt Nam hỗ trợ đoàn viên xây dựng 54 Mái ấm Công đoàn

Hà Anh |

Thực hiện chương trình nhà ở “Mái ấm Công đoàn”, Công đoàn Caosu Việt Nam đã xây dựng mới và sửa chữa 54 căn, với tổng số tiền 2,390 tỉ đồng cho gia đình đoàn viên đặc biệt khó khăn và hỗ trợ 24 trường hợp bệnh hiểm nghèo với số tiền là 230 triệu đồng.