Đội thanh niên xung phong tiếp quản Thủ đô: 66 năm vẹn nguyên ký ức

HOÀI ANH - NGUYỄN HÀ |

Những thanh niên xung phong tiếp quản Thủ đô cách đây 66 năm bây giờ đầu đã đều 2 thứ tóc, khuôn mặt xuất hiện nhiều nếp nhăn, nhưng tinh thần và nụ cười vẫn vẹn nguyên như buổi sáng 10.10.1954.

Truyền nhiệt huyết vào thủ đô

“Tôi già đi nhiều rồi, còn ông nhìn vẫn vậy”; “Tôi thấy bà vẫn thế, vẫn nhanh nhẹn như ngày nào”... bà Tuý, bà Ngữ và ông Điềm vừa lật lại những bức ảnh đen trắng đã nhuốm màu thời gian vừa ôn lại những kỉ niệm xưa cũ.

Bà Lê Thị Tuý còn nhớ như in những ngày vào tháng 7.1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ được ký kết và hòa bình lập lại ở miền Bắc. Khi đó, thực hiện chủ trương tiếp quản Thủ đô Hà Nội của Trung ương Đảng và Chính phủ, Trung ương Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam đã thành lập Đội Thanh niên xung phong làm công tác tiếp quản Thủ đô.

Toàn đội có khoảng 350 đội viên do anh Vương Bích Vượng - Ủy viên Thường vụ Đoàn Thanh niên Cứu Quốc Việt Nam - làm đội trưởng. Trường trung học Lương Ngọc Quyến có 50 học sinh (năm học 1953 - 1954) có đơn xung phong tình nguyện đã vinh dự được Trung ương Đoàn lựa chọn và tiếp nhận vào đội.

“Chúng tôi khi đó là học sinh của trường PTTH ở Việt Bắc. Ngày 2.8, chúng tôi tập trung ở Đại Từ, Thái Nguyên để học tập 8 chính sách của Đảng, Chính phủ đối với đồng bào vùng mới giải phóng, 10 điều kỷ luật trước khi vào tiếp quản Thủ đô và nhiệm vụ của đội. Đến đầu tháng 10, chúng tôi hành quân đi bộ từ Thái Nguyên về Hà Nội” - bà Tuý nói.

Về đến Hà Nội, tất cả tập kết ở thị xã Hà Đông. Tại đây, mỗi người được nhận một bộ quần áo kiểu bộ đội, giầy, mũ, thắt lưng, riêng nữ còn được phát thêm bộ váy ka ki, một áo khoác vàng và chiếc áo sơ mi trắng cổ cánh sen, vai bồng.

Những đội viên Đội Thanh niên xung phong biết tiếng Pháp sẽ được đi vào Thủ đô cùng bộ đội trước để tiếp quản các cơ sở của Pháp.

Là một trong số những người được vào Thủ đô trước, bà Tuý hào hứng kể lại: “Khi đó, chúng tôi được đón bằng mấy chiếc xe ôtô Môlôtôva của Pháp. Chiếc xe được bịt kín và chúng tôi được yêu cầu không hò hét, hoan hô hay thò đầu ra ngoài.

Vừa muốn mọi người biết chúng tôi đã về Thủ đô, nhưng cũng vừa phải nghe theo yêu cầu nên chúng tôi tìm cách lách cánh tay qua dây để vẫy mọi người. Khi nhìn qua những khe sáng thấy người dân trên các ban công đang vẫy chào lại, chúng tôi vui, chúng tôi mừng lắm”.

Địa điểm tiếp quản đầu tiên là Nhà thương Đồn Thủy (nay là Bệnh viện 108) Hà Nội.

Ngay sau khi tiếp quản, mọi người lập tức bắt tay vào làm nhiệm vụ. Nhiệm vụ đầu tiên là tiếp cận với nhân dân, trong đó chủ yếu là thanh thiếu nhi để giáo dục, hướng dẫn, chỉ bảo và tuyên truyền cho họ. Nhiệm vụ thứ 2 là làm công tác tuyên truyền như phát sách báo, đi phát thanh ban đêm, giải đáp khúc mắc cho người dân...

Tiếp đó, các đội viên bắt tay vào dọn dẹp đường phố, quét vôi ve... để trang hoàng thành phố. Cùng với đó là hò hát, nhảy, tổ chức liên hoan khu phố để mang lại không khí vui tươi nhất cho toàn thành phố, để thành phố không mang một màu xám xịt.

Đội Thanh niên xung phong.  Ảnh: NVCC
Đội Thanh niên xung phong. Ảnh: NVCC

Hạnh phúc là khi được ngắm Tháp Rùa đường đường chính chính

Đêm 9.10.1954, Đội Thanh niên xung phong mỗi người một việc, tất cả đều tất bật, náo nức chuẩn bị cho ngày trọng đại. Người thì cắt dán khẩu hiệu, người xếp truyền đơn, người chuẩn bị sẵn loa cho sáng hôm sau và có một đội được phân công đi giữ trật tự lại các tuyến đường mà hôm sau bộ đội sẽ tiến vào.

Khi đó, bác Chu Điềm được phân công tại khu vực hồ Gươm. Đứng nhìn Tháp Rùa sau 9 năm xa cách, bác Điềm không khỏi xúc động: “Cái cảm giác đầu tiên của tôi là tôi tự hỏi sao Tháp Rùa lại đẹp và thân thương trìu mến đến vậy. Bao năm tháng kháng chiến, tầm nhìn của tôi chỉ toàn là núi rừng. Giờ được đứng đây một cách đường đường chính chính, lòng vui không tả xiết”.

Sáng 10.10, các phân đội Thanh niên xung phong tỏa về các khu phố để dán khẩu hiệu, phát truyền đơn, hướng dẫn nhân dân, gọi loa mời thanh niên ra đón các cánh quân từ 5 cửa ô tiến vào Hà Nội.

Hàng vạn người dân Thủ đô với nét mặt rạng rỡ ùa kín 2 bên đường, tay cầm cờ hoa, giương cao ảnh Bác Hồ. Tiếng hò hát, tiếng đàn, tiếng trống và tiếng cười hoà vào làm một, tạo nên không khí tưng bừng.

“Một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy

Bạn của tôi nay đang ở đâu

Bạn của tôi nay ở nơi này”, tiếng hát vang khắp các con phố của Thủ đô.

Cả Hà Nội là một rừng hoa, trong đó, mỗi con phố là một bông hoa đua nhau khoe sắc thắm. Phố Hàng Đào nổi bật với cổng chào bằng lụa, các dải băng bay trong gió. Phố Hàng Nón cũng không kém phần rực rỡ khi làm cổng chào bằng nón các loại. Phố Hàng Quạt trang trí bằng quạt và cờ đuôi nheo; phố Hàng Thiếc độc đáo với những thùng thiếc vuông vức...

Sau ngày đón đại quân ta vào giải phóng Thủ đô, các phân đội lại tỏa về các khu phố để xây dựng phong trào: Khi thì phổ biến chính sách của Đảng Chính phủ; khi xóa khẩu hiệu cũ, kẻ khẩu hiệu mới; khi vận động phong trào học sinh sinh viên hăng hái tham gia các hoạt động xã hội như vệ sinh đường phố, tham gia múa hát thể dục thể thao.

Để làm được điều đó, các đội viên Thanh niên xung phong đã ngày đêm lăn lội với phong trào đường phố, động viên giúp đỡ từng hoàn cảnh, đồng thời bản thân các anh chị em cũng gương mẫu trong sinh hoạt như làm vệ sinh, quét đường, thông cống...

Ngày 23.11, Đội Thanh niên xung phong tiếp quản Thủ đô đã kết thúc sứ mạng lịch sử của mình, toàn đội đã họp để tổng kết công tác sau 40 ngày hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ.

3 thành viên của Đội Thanh niên xung phong ngày ấy. Ảnh: Hoài Anh
3 thành viên của Đội Thanh niên xung phong ngày ấy. Ảnh: Hoài Anh

40 ngày làm công tác tiếp quản Thủ đô, cả một đời truyền tinh thần yêu nước

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, một lực lượng lớn của Thanh niên xung phong trở thành cán bộ của Đoàn Thanh niên Hà Nội để tiếp tục xây dựng các phong trào thanh niên. Lực lượng thứ 2 đi học nước ngoài: Liên Xô, Tiệp Khắc, Ba Lan, Trung Quốc... Lực lượng thứ 3 về các cơ quan của Đảng và Nhà nước.

Khi đó, bà Lê Thị Tuý trở về công tác tại Báo Tiền Phong, ông Chu Điềm được đi học tại Trung Quốc... Nhưng đến nay, tất cả đều đã và đang sinh sống tại Thủ đô Hà Nội.

Bà Đặng Thị Ngữ hiện tại đã ngoài 80 tuổi, nhưng mọi hoạt động của tổ dân phố bà đều hăng hái tham gia. Thêm vào đó, bà cũng cùng một số thành viên của đội Thanh niên xung phong năm ấy thành lập một quỹ ủng hộ học sinh nghèo vượt khó.

“Sống cùng lịch sử nên tôi biết được rằng để có được như hôm nay không hề dễ dàng. Vậy nên, tôi vẫn luôn sống hết mình từng ngày và dạy con cháu mình phải sống sao cho xứng đáng với những người đã nằm xuống” - bà Ngữ tâm sự.

Còn với bà Lê Thị Tuý, được góp một phần công sức trong 40 ngày tiếp quản Thủ đô là niềm vinh dự lớn lao của bà. Câu chuyện về những ngày tháng ấy vẫn luôn được bà nhắc lại để truyền tinh thần yêu nước cho các thành viên trong gia đình.

HOÀI ANH - NGUYỄN HÀ
TIN LIÊN QUAN

Nhìn trên cao những công trình giao thông làm thay đổi diện mạo Thủ đô

Thế Anh |

Đây đều là những công trình giao thông có quy mô, hiện đại; là biểu tượng của sự tăng trưởng kinh tế và giao thông đô thị Hà Nội trong một thập kỷ qua.

Gặp những thanh niên xung phong tiếp quản Thủ đô ngày 10.10.1954

Nguyễn Hà - Hoài Anh |

66 năm trước, đội Thanh niên xung phong tiếp quản Thủ đô đã làm tròn trọng trách trong ngày Thủ đô được giải phóng. Đến nay, những thành viên trong đội năm xưa tóc đã bạc, da đã nhăn nheo, nhưng những ký ức xưa vẫn còn nguyên vẹn.

Triển lãm Mỹ thuật chào mừng ngày Giải phóng thủ đô: Chưa nhiều tác phẩm “ám ảnh” người xem

Việt Văn |

Là hoạt động chào mừng 66 năm Ngày giải phóng Thủ đô, triển lãm Mỹ thuật Thủ đô 2020 do Liên hiệp Văn học Nghệ thuật và Hội Mỹ thuật Hà Nội tổ chức đang diễn ra tại Trung tâm triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam (2 Hoa Lư, Hà Nội) và kết thúc vào ngày 11.10. Đây là sự kiện được giới mỹ thuật quan tâm và trông đợi nhất trong năm.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhìn trên cao những công trình giao thông làm thay đổi diện mạo Thủ đô

Thế Anh |

Đây đều là những công trình giao thông có quy mô, hiện đại; là biểu tượng của sự tăng trưởng kinh tế và giao thông đô thị Hà Nội trong một thập kỷ qua.

Gặp những thanh niên xung phong tiếp quản Thủ đô ngày 10.10.1954

Nguyễn Hà - Hoài Anh |

66 năm trước, đội Thanh niên xung phong tiếp quản Thủ đô đã làm tròn trọng trách trong ngày Thủ đô được giải phóng. Đến nay, những thành viên trong đội năm xưa tóc đã bạc, da đã nhăn nheo, nhưng những ký ức xưa vẫn còn nguyên vẹn.

Triển lãm Mỹ thuật chào mừng ngày Giải phóng thủ đô: Chưa nhiều tác phẩm “ám ảnh” người xem

Việt Văn |

Là hoạt động chào mừng 66 năm Ngày giải phóng Thủ đô, triển lãm Mỹ thuật Thủ đô 2020 do Liên hiệp Văn học Nghệ thuật và Hội Mỹ thuật Hà Nội tổ chức đang diễn ra tại Trung tâm triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam (2 Hoa Lư, Hà Nội) và kết thúc vào ngày 11.10. Đây là sự kiện được giới mỹ thuật quan tâm và trông đợi nhất trong năm.