Đời sống mới của "Truyện Kiều" trên Đất phương Nam

Lục Tùng |

Theo nhiều công trình nghiên cứu, “Truyện Kiều” Nam tiến vào thập niên 50 của thế kỷ XIX. Căn cứ vào sinh hoạt văn chương và tình hình chính trị, có thể khẳng định “Truyện Kiều” được đưa vào xứ Nam bộ trước thời điểm Pháp chiếm Sài Gòn (1859). Đây là tác phẩm văn học hiếm hoi ở Bắc Hà đặt chân lên Nam bộ.

Kỳ thú hành trình Nam tiến

Theo TS. Nguyễn Thanh Phong (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TPHCM), tác giả “Truyện Kiều ở Nam bộ” (2021), trong bối cảnh công nghệ in ấn chưa phát triển, có thể để đưa “Truyện Kiều” vào Nam bộ, nhất thiết phải thông qua con đường chép tay... Trong bối cảnh vùng Nam bộ lúc này là nơi tụ hội của nhiều thành phần, trong đó nhiều nhất là dân nghèo phiêu bạt... nên những người góp sức truyền bá “Truyện Kiều” phải là những người thông thạo chữ nghĩa thời bấy giờ, không ai khác là những nhà Nho Nam bộ từng lui tới Kinh đô Huế. Nhiều nghiên cứu cho thấy, đây là sự hội ngộ của hai đại thi hào dân tộc cùng được UNESCO ghi nhận là “Danh nhân văn hóa thế giới”: Nguyễn Du (1766 - 1820) và Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888).

Trong đó, Nguyễn Du là tác giả và Nguyễn Đình Chiểu là “sứ giả” tiếp nhận và truyền bá “Truyện Kiều”. Nguyễn Đình Chiều từng 2 lần ra Huế - nơi hội tụ nhiều bậc túc Nho đương thời - trong thời gian khá dài, đủ để tiếp xúc, cảm thụ và chép lại toàn bộ “Truyện Kiều”. Chi tiết vào lần thứ nhất vào năm 1833 - 1840 và lần thứ hai vào năm 1847 - 1848, rồi bỏ về Nam chịu tang mẹ trước khoa thi Kỷ Dậu (1849)...

Bìa quyển “Kim Vân Kiều” lưu giữ ở tư gia ông Lê Văn Thinh tại cù lao Ông Hổ, quê hương Bác Tôn. Ảnh: Lâm Điền
Bìa quyển “Kim Vân Kiều” lưu giữ ở tư gia ông Lê Văn Thinh tại cù lao Ông Hổ, quê hương Bác Tôn. Ảnh: Lâm Điền

Đây là điều mà ít có Nho sĩ Nam bộ thời đó có được. Mặt khác, kiệt tác Lục Vân Tiên được ông viết sau khi từ Huế về, có nhiều điểm ảnh hưởng từ “Truyện Kiều” nhất là triết lý nhân sinh...

Trong Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu có ít nhất 8 lần “tập Kiều”. Nếu “Truyện Kiều” có câu: “Trăm năm trong cõi người ta; Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau” (câu 1 - 2) thì trong “Lục Vân Tiên” có câu: “Cùng nhau bàn bạc gần xa; Chữ tài chữ mạng xưa hòa ghét nhau” (câu 434 - 435)... Điều này không chỉ khẳng định trước khi sáng tác “Lục Vân Tiên”, Nguyễn Đình Chiểu đã từng tiếp cận sâu sắc đến mức thuộc lòng nhiều câu trong “Truyện Kiều”, mà còn thể hiện ở cụ Đồ Chiểu tấm lòng yêu quý và đồng điệu với cụ Nguyễn Du đến mức xem “Truyện Kiều” như là sự rung động nghệ thuật và cảm hứng sáng tạo... để rồi nung nấu, dồn nén thành thứ trăn trở đến mức khao khát muốn biểu đạt, muốn gửi thông điệp ấy đến người khác.

Đời sống mới trên Đất phương Nam

Theo TS. Nguyễn Thanh Phong, “Truyện Kiều” có vai trò đặc biệt với văn mạch phương Nam. “Truyện Kiều” với sáng tác bằng lời ăn tiếng nói dân tộc và đặc biệt là với cốt truyện hấp dẫn về phận đời trôi dạt tha phương đầy cay đắng của nàng Kiều dễ tạo ra sự đồng cảm của những lưu dân gồm cả người Việt và người Hoa Minh Hương... đã nhanh chóng được cả nhà Nho và người dân đón nhận.

“Như giọt nước nhỏ vào đúng nơi khô hạn nên nhanh chóng thấm sâu vào từng thớ đất, làm bật lên những hạt mầm mới, tô điểm cho văn mạch Đất phương Nam hương sắc mới” - TS. Phong nhận định.

Ngoài ra, theo ông Phong, đặt trong bối cảnh ảnh hưởng kéo dài của lịch sử Trịnh - Nguyễn phân tranh đến hoạt động giao lưu, truyền bá văn hóa... thì “Truyện Kiều” như “sứ giả” đặt nền móng cho cầu nối văn hóa hai miền Nam - Bắc. Hơn thế nữa, “Truyện Kiều” còn mở ra cánh cửa giao lưu văn hóa toàn cõi đất nước và giúp cho công chúng Đất phương Nam mở rộng tầm nhìn, biết thêm văn chương phía Bắc với thi hào Nguyễn Du.

Theo TS. Nguyễn Thanh Phong, “Truyện Kiều” là tác phẩm văn học có sinh mệnh kỳ lạ và thú vị hiếm trên phạm vi thế giới. Được cải biên từ tiểu thuyết “Hán văn bạch thoại Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân, nhưng qua bàn tay sử dụng ngôn ngữ dân tộc điêu luyện và tâm hồn nhạy cảm của bậc tài hoa, Nguyễn Du đã diễn đạt lại bằng thứ ngôn ngữ thơ ca hàm súc, sâu sắc... biến “Truyện Kiều” thành thi phẩm có sinh mệnh độc lập, có giá trị vượt trội so với giá trị vốn có của nguyên bản.

Trang đầu bản Nôm tuồng Kiều chép năm 1942 thu thập tại nhà ông Cao Văn Hân (Thốt Nốt, Cần Thơ). Ảnh: Lâm Điền
Trang đầu bản Nôm tuồng Kiều chép năm 1942 thu thập tại nhà ông Cao Văn Hân (Thốt Nốt, Cần Thơ). Ảnh: Lâm Điền

Ngay sau khi xuất hiện, “Truyện Kiều” nhanh chóng tạo ra trào lưu thưởng thức vô cùng đặc biệt tại khu vực phía Bắc. Từ người giàu sang đến người nghèo khó, thậm chí cả người không biết chữ cũng đều thích và thuộc lòng nhiều đoạn thơ. Hơn thế nữa, từ thú vui “Truyện Kiều” đã khai sinh ra nhiều thú vui tao nhã về Kiều, như: Câu đố Kiều, bói ...

Tuy nhiên, khi đến Nam bộ, hậu duệ của thế hệ “mang gươm đi mở cõi” lại tạo cho “Truyện Kiều” sức sống mới mà trước đó chưa từng có. Với tính cách hào sảng, người Nam bộ yêu thích và tiếp nhận “Truyện Kiều” theo cách riêng của mình. Nổi bật là khuynh hướng giản lược nguyên tác, mà giới nghiên cứu gọi là phó phẩm. Tiêu biểu như: “Túy Kiều phú”, “Kim Vân Kiều ca”, “Kim Vân Kiều phú”... Được viết dưới nhiều hình thức thể loại khác nhau, như: Lục bát, thất ngôn, thất ngôn xen bát ngôn... nhưng tất cả đều có điểm chung là hành văn đậm chất phương ngữ Nam bộ để phù hợp với năng lực và nhu cầu tiếp nhận của đông đảo công chúng...

Vì thế, các phó phẩm vừa kế thừa nguyên bản, nhưng cũng vừa mang đậm dấu ấn sáng tạo nghệ thuật của người Nam bộ. Điển hình như “Kim Vân Kiều ca” (khuyết danh) viết bằng chữ Nôm. Được cải biên từ kiệt tác dài 3.245 câu lục bát thành tác phẩm 222 câu thơ (thất ngôn xen bát ngôn) nhưng vẫn giữ được hồn cốt của nguyên bản.

“Việc giản lược phần lớn được tập trung vào phần luận đề, đúc kết triết lý... và tập trung mô tả diễn biến nội dung cốt truyện theo kiểu nói thẳng, nói gọn sự việc như thói quen dụng ngữ của người Nam bộ” - TS. Phong lý giải. Nếu như trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du dành nhiều đất để mở đầu bằng thuyết tài mệnh tương đố, quy luật bù trừ... như: Trăm năm trong cõi người ta; Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau...” (câu 1 - 2), thì “Kim Vân Kiều ca” đi thẳng vào vấn đề: “Xem truyện cũ trào Minh Gia Tĩnh; Có hai người con gái họ Vương” (câu 1 - 2) .

Mặt khác, với quan niệm nhân sinh thuần phác của mình, những tác giả Nam bộ đã còn sáng tạo cho “Truyện Kiều” kết thúc mới. Nếu trong “Truyện Kiều”, sau thời gian bể dâu, Kim Trọng và Thúy Kiều “Đem tình cầm sắt đổi ra cầm kỳ” thì ở “Kim Vân Kiều ca”, Kim Trọng đã “chẳng quản chi hoa thải hương thừa” nên tái hợp hạnh phúc với Thúy Kiều.

Đưa “Truyện Kiều” lên tầm cao mới

Không chỉ tiếp nhận “Truyện Kiều” như tinh hoa để làm mới mình, với tình yêu mãnh liệt, người Nam bộ còn nỗ lực làm mới, đưa “Truyện Kiều” lên tầm cao mới. Có thể, người đọc cả nước đều yêu thích “Truyện Kiều”, nhưng yêu đến mức đồng hóa nhân vật thành người của vùng đất mình thì có lẽ chỉ có người Nam bộ.

Nổi bật là lĩnh vực hội họa. 46 tranh minh họa trong “Kim Vân Kiều truyện” bằng chữ quốc ngữ xuất bản tại Sài Gòn năm 1911 của họa sĩ Nguyễn Hữu Nhiêu, được xem là bộ tranh minh họa “Truyện Kiều” đầu tiên ở Nam bộ. Tuy xuất hiện khá muộn so với bộ tranh “Kim Vân Kiều hội bản” của họa sĩ khuyết danh miền Bắc (hoàn thành năm 1894), nhưng lại thể hiện chất mới khi “Nam bộ hóa” từ cảnh sinh hoạt cho đến trang phục... như: Nam mặc áo dài khăn đóng, quan đội mũ cánh chuồn theo điển chế nhà Nguyễn.

Đây cũng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt nhiều loại hình phó sản, tức cải biên “Truyện Kiều” theo các loại hình nghệ thuật mà người dân nơi đây yêu thích như: Hát bội, cải lương, ca dao, hò vè, hội họa, phim ảnh... Ấn tượng nhất là lĩnh vực cải lương. Theo TS. Phong, “Truyện Kiều” không chỉ khơi gợi cảm hứng cho các soạn giả tuồng sáng tạo vở mới phục vụ công chúng, mà còn là một trong những tác phẩm được chuyển thể đầu tiên, góp phần định hình loại hình nghệ thuật cải lương.

Hơn thế nữa, “Truyện Kiều” còn được chính người Nam bộ chuyển hóa thành động lực thúc đẩy chữ quốc ngữ, văn học quốc ngữ từ những ngày đầu. Năm 1875, tại Nam bộ, lần đầu tiên “Truyện Kiều” được chuyển ngữ sang chữ quốc ngữ. Rồi cũng tại đây, “Truyện Kiều” được Huỳnh Tịnh Của (1834 - 1908) vận dụng minh họa cho “Đại Nam quấc âm tự vị” - bộ từ điển giải thích ngôn ngữ dân tộc đầu tiên lịch sử Việt Nam (xuất bản lần đầu 1895 - 1896). Để giải thích từ “con tạo” là “máy trời đất, mạng số, cuộc xây vần”, ông Của đã minh họa bằng câu số 1115 - 1116 trong “Truyện Kiều”: “Cũng liều nhắm mắt đưa chân; mà xem con tạo xây vần đến đâu”.

Lục Tùng
TIN LIÊN QUAN

Nhớ Tết xưa trong văn chương của Thạch Lam, Đoàn Văn Cừ

Huyền Chi |

Trong tâm thức của mỗi người Việt, ngày Tết mang ý nghĩa thiêng liêng. Không khí của Tết, của mùa Xuân cứ như vậy ngấm vào từng trang văn, câu thơ từng vang bóng một thời.

Khi hình tượng người công nhân được khắc họa bằng văn chương

Huyền Chi |

Nhiều tác giả tham gia Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn tiết lộ họ lấy chất liệu từ chính cuộc đời mình.

"Đất nước nhìn từ biển", truyện Kiều được đưa vào những trang lịch năm 2024

Vương Trần |

Những chủ đề như "Bảo vật quốc gia", "Đất nước nhìn từ biển" và "Truyện Kiều" được thiết kế độc đáo, lan tỏa những thông điệp văn hóa trên những cuốn lịch cỡ đại đón chào năm mới 2024.

Nụ cười đoàn viên khi nhận được lì xì ngày đầu năm mới

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Nhiều đoàn viên, người lao động ở Thừa Thiên Huế phấn khởi khi nhận được lì xì của công ty trong ngày đầu đi làm năm mới Giáp Thìn 2024.

Nữ diễn viên Việt từng đóng phim Hollywood tỏa sáng ở “Mai” của Trấn Thành

Mi Lan |

Không phải Tuấn Trần, 2 nữ diễn viên Phương Anh Đào và Hồng Đào mới là những điểm sáng lớn nhất về diễn xuất trong phim “Mai”.

2 vợ chồng bị đuối nước khi bơi thuyền ra sông để chụp ảnh ở Thanh Hoá

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nhóm 8 người chèo thuyền ra khu vực lòng hồ thủy điện để chụp ảnh thì không may bị lật thuyền, hậu quả khiến 2 vợ chồng bị đuối nước thương tâm.

Đầu năm mới cùng ngư dân Thái Bình vươn khơi săn lộc biển

TRUNG DU |

Thái Bình - Những ngày đầu năm mới Giáp Thìn 2024, giá cá khoai lưới tăng cao ở mức 250.000 đồng - 300.000 đồng/kg. Phóng viên Lao Động đã có chuyến ra khơi đầu năm cùng ngư dân ở huyện ven biển Tiền Hải, tỉnh Thái Bình để đi săn loài cá được gọi là lộc biển này.

Độc đáo phiên chợ "ném nhau loạn xạ" để cầu may đầu năm mới

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Cứ vào ngày Mùng 6 Tết hàng năm, người dân ở khắp các huyện như Đông Sơn, Thiệu Hóa, Triệu Sơn, TP. Thanh Hóa… lại đổ về chợ Chuộng (ở xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn) dự phiên chợ “choảng nhau” bằng cà chua, để cầu may cho một năm mới.

Nhớ Tết xưa trong văn chương của Thạch Lam, Đoàn Văn Cừ

Huyền Chi |

Trong tâm thức của mỗi người Việt, ngày Tết mang ý nghĩa thiêng liêng. Không khí của Tết, của mùa Xuân cứ như vậy ngấm vào từng trang văn, câu thơ từng vang bóng một thời.

Khi hình tượng người công nhân được khắc họa bằng văn chương

Huyền Chi |

Nhiều tác giả tham gia Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn tiết lộ họ lấy chất liệu từ chính cuộc đời mình.

"Đất nước nhìn từ biển", truyện Kiều được đưa vào những trang lịch năm 2024

Vương Trần |

Những chủ đề như "Bảo vật quốc gia", "Đất nước nhìn từ biển" và "Truyện Kiều" được thiết kế độc đáo, lan tỏa những thông điệp văn hóa trên những cuốn lịch cỡ đại đón chào năm mới 2024.