Đợi chờ những mùa Xuân

Ngô Nữ Thùy Linh |

- Năm nay con có về quê ăn Tết không? Tình hình có vẻ không khả quan lắm nhỉ? Mẹ nghe nói kinh tế khó khăn, một số công nhân phải nghỉ việc.
- Con chưa biết được mẹ ơi, có thể sẽ không về chung vui quây quần cùng gia đình mình như năm ngoái rồi.
- Thôi cố gắng lên con, không vui Xuân năm nay thì có Xuân năm sau mà, mẹ vẫn luôn đón chờ các cháu và hai con.

Cuộc hội thoại giữa mẹ và Liên diễn ra ngắn ngủi. Cô xin phép mẹ ngắt máy để vào ca làm việc. Chỉ còn vài ngày nữa thôi, công ty chấm dứt hợp đồng lao động đối với cô và các công nhân tại chuyền của cô. Chung số phận với những công nhân trong công ty, mọi người phải nghỉ việc trong thời điểm mà Tết Nguyên đán cận kề.

Cô không dám nói điều đó với mẹ, vì cô biết rằng ở quê nhà mẹ lại lo lắng thêm, nghĩ đến con gái ở nhà không lương trong những ngày cuối năm, chắc mẹ không chịu nổi. Mẹ sẽ nghĩ đến những khó khăn chồng chất, và đắn đo suy nghĩ về khoảng thời gian còn lại trong năm.

Liên biết tính mẹ như vậy, nên những gì tồi tệ đã và đang xảy đến với gia đình cô lúc này, cô không dám hé răng nửa lời. Mặc dù vừa ngắt điện thoại, lòng cô đầy những bộn bề, nước mắt trào lên, khung cảnh quê nhà ấm cúng lại rõ mồn một trước mắt Liên, nhớ và thương vô bờ bến.

Liên bắt đầu công việc công nhân tại xí nghiệp này khi cô vừa tốt nghiệp trường cao đẳng. Thời điểm đó, bằng cao đẳng của Liên không thể xin được một công việc ở quê nhà. Nếu xin được một chân công tác, nhà nước, bố mẹ lại phải còng lưng chịu thêm một khoản tiền vô cùng lớn. Điều đó là hoàn toàn không thể, vì ba năm học cao đẳng, cô cũng đã tiêu tốn một số tiền không nhỏ của bố mẹ vào học phí, kiến tập, thực tập...

Cô quyết định rời quê vào thành phố lập nghiệp, chờ khi có vốn liếng một chút, cô sẽ học liên thông lên đại học, rồi tìm một công việc ổn định. Cô không muốn bỏ phí những năm tháng được truyền đạt kiến thức trên giảng đường, đặc biệt là công lao to lớn của bố mẹ. Bố hằng ngày bươn bả ngoài đồng, nuôi thêm con bò, trồng thêm cây lúa. Mẹ chạy chợ, bán đủ thứ rau cỏ, các đồ lặt vặt trong gia đình.

Khi cầm tấm bằng cao đẳng trong tay, nhìn dáng gầy gò ốm yếu của bố, bước chân nặng nề của mẹ do tuổi cao, lòng Liên nặng trĩu. Cô không muốn mình lại làm gánh nặng cho gia đình.

Nhận hồ sơ xin việc của Liên, anh trưởng phòng nhân sự nhìn cô đầy ngạc nhiên:

- Ơ, con bé này tốt nghiệp cao đẳng loại giỏi, sao lại xin đi làm công nhân?

Liên thật thà:

- Ở quê em khó xin việc lắm anh ơi, bằng giỏi hay bằng gì đi chăng nữa thì vẫn tốn một khoản phí rất lớn cho việc chạy công việc. Bố mẹ em không đủ khả năng làm điều đó. Em muốn xin vào công ty, có chút kinh nghiệm rồi em đi học thêm và xin công việc khác.

- Vậy là em đâu có ý định gắn bó lâu dài với công ty? Em có biết mỗi lần tuyển nhân công khó lắm không? Tuyển là một chuyện và làm có được việc hay không lại là chuyện khác. Chưa kể bây giờ em chưa làm, em đã có ý định nghỉ, vậy công ty phải chạy theo em khi em chấm dứt hợp đồng sao?

- Em... cũng muốn cống hiến cho công ty lắm ạ! Anh cứ đề xuất ban giám đốc nhận em vào làm. Em hứa sẽ nỗ lực hết mình ạ!

Sau những đắn đo suy nghĩ, một tuần vật vờ nơi xóm trọ cùng chị hàng xóm, Liên được công ty gọi điện hẹn ngày đi làm. Khỏi phải nói, Liên mừng đến cỡ nào. Chấm dứt chuỗi ngày ăn nhờ ở đậu tại phòng chị đồng hương, cô chịu khó thuê một phòng trọ khác, một mình để có thể có thời gian ôn tập, học hành thêm.

Cuộc sống công nhân không như Liên nghĩ. Ngoài thời gian làm việc ở công ty, tăng ca tăng kíp, cô không còn thời giờ để bận tâm vào những việc khác. Thu nhập khá đều khiến Liên lao đầu vào công việc. Nhiều đêm, sau giờ tan ca trở về, cô nằm sõng soài trên chiếc nệm, chẳng kịp ăn uống gì thêm, ngủ một giấc dài mệt nhoài, cho đến ca sáng hôm sau, lục tục dậy đi làm tiếp.

Có thu nhập, Liên cũng ky cóp gửi về quê được mấy lần. Những đồng tiền đầu tiên cô kiếm được sau bao năm gắn bó trên ghế nhà trường. Mừng vui, buồn tủi lẫn lộn. Mừng là vì cô đã có chút tiền báo đáp công ơn dưỡng dục của bố mẹ. Buồn là bởi tấm bằng cao đẳng loại giỏi của cô giờ như một miếng giấy lộn, không phát huy được tác dụng.

Nhiều đêm trở về phòng, cô nhẹ nhàng lôi tệp hồ sơ ra, ngắm nghía tấm bằng. Nước mắt ở đâu cứ thế tuôn trào. Mong ước xa xôi cứ ngấp nghé trên hành trình làm công nhân đầy vất vả của cô. Hôm nọ, có một chị làm việc lâu năm, lương khá cao, nhìn Liên thui thủi một mình, chị bảo:
- Mày đi học thêm hay xin lên bộ phận khác của công ty đi, cho nó yên ổn. Mày có bằng cấp đàng hoàng mà. Như chị đây làm mười lăm năm rồi, bị giai nó dụ hai lần, có hai mặt con. Giờ nai lưng ra nuôi chúng nó đây này. Trước tiên, đừng nghĩ tới chuyện lấy chồng, ở đây tụi công nhân dễ bị dụ lắm. Rồi cứ ễnh bụng ra, về quê bắt bố mẹ ngoại chịu thay.

Liên cười:

- Em cũng tính vậy nhưng chưa đi học được chị ơi, công ty mình đang trên đà phát triển, sản lượng tăng nên hầu như một tuần em đều phải tăng ca ba, bốn lần. Thời gian chưa đủ để ngủ, nói gì đến việc xa xôi chị.
Chị đồng nghiệp cười nhạt:

- Được mấy hồi em ơi, có nhớ đợt dịch không, rõ ràng là kéo nhau về quê nườm nượp. Mày không nhớ hay sao? Công ty rút gọn lại, công nhân thất nghiệp. Những người ráng gồng, bị F0 mà cũng đóng quân tại công ty, chỉ để giữ chân không thì cũng mất việc.

Liên lại nhẹ nhàng:

- Đợt dịch căng thẳng em cũng ở lại công ty chứ đâu. Mọi người kéo nhau về nhưng em sợ ở quê mẹ em hay suy nghĩ, lo lắng cho em nên em ráng ở lại gồng. Cũng dính F0 một lần, tự trải qua, tự chữa lành. Bây giờ em thấy sức khỏe không như trước nữa, đúng là dịch bệnh nó làm thay đổi nhiều thứ quá. Mấy nay thấy quảng cáo thuốc tăng đề kháng, giảm rụng tóc sau COVID-19, mà em thấy giá cao quá, cũng chưa dám mua.

Nhìn con bé gầy gò, hai mươi lăm tuổi đầu, mà như chị gái chồng hai con rồi, chị đồng nghiệp xót xa thay cho Liên. Hai chị em ngồi trong bóng chiều hoàng hôn mờ nhạt, những buổi chiều hiếm hoi ngày chủ nhật, nhìn ra phía xa xa. Thành phố rộn ràng ánh đèn. Ngoài kia, bao nhiêu mảnh đời bắt đầu mưu sinh buổi tối. Người nhặt ve chai, người bán vé số, người đi hát dạo.

Phố về đêm tấp nập ồn ào, những công nhân lặng lẽ trở về sau một ngày làm việc mệt mỏi. Cố vớt vát chút công việc còn lại, tâm trạng rối bời, không biết ngày mai, ngày kia hay bất kể một ngày nào đó gần nhất, công việc của họ sẽ bị dừng lại.

***
- Công nhân đình công rồi mọi người ơi, chạy ra xem này, nhanh lên!

Tiếng ai đó la lên trong dãy trọ. Một vài tiếng bước chân chạy huỳnh huỵch. Liên uể oải với lấy chiếc khăn mặt, đi vào nhà vệ sinh rửa mặt cho tỉnh ngủ. Đã ba bốn ngày nay cô nghỉ việc. Công ty cho nghỉ không lương vì cuối năm hàng không có để làm. Một số chị em trong công ty cũng giống như Liên, nằm phòng chờ dài, đợi có quy định mới, được trở lại làm việc. Nhưng đã tròn một tuần, vẫn bặt vô âm tín.

Có lẽ hôm nay công nhân trong nhà máy không chịu đựng nổi nữa, vùng lên đình công, muốn nhận những đồng lương ít ỏi trong tháng qua, và cứu vớt những gì sót lại. Những chị công nhân gầy gò, xanh xao, đang cố gào lên đòi quyền lợi. Chiếc cổng sắt rung lên như sắp gãy. Bảo vệ công ty cầm dùi cui chạy ra trước cửa, chặn lại không cho mọi người ùa vào. Khoảng sân hằng ngày nhộn nhịp sau mỗi giờ tan ca là thế, nay vắng hoe, không một bóng lãnh đạo nào đi qua.

Tiếng một chị gào lớn:

- Các ông các bà có biết là cả nhà tôi đang trông chờ vào một mình tôi không? Rồi ai kiếm tiền cho con tôi đi học, ai kiếm tiền cho những miệng ăn trong nhà, sao các người ác vậy, khi công việc dồn ứ thì một chị, hai chị, làm cho tụi em đi, cuối năm lương thưởng đầy đủ. Bây giờ là cuối năm rồi, lương đâu, thưởng đâu, công việc của chúng tôi đâu, sao bắt chúng tôi nghỉ giữa chừng thế này?

Liên không cố chen lấn vào dòng người đang sừng sộ trước công ty. Cô chậm rãi đi theo mấy chị trong xóm trọ của mình, nhìn về hướng lộn xộn. Lúc này, nếu cố nhảy vào, chắc chắn sẽ không giải quyết được gì. Dành giật nhau chỉ tội xước tay, xước chân. Cô nép vào ven đường, chờ xem lãnh đạo công ty có ra hay không.

Một lúc chừng hai mươi phút, khi mọi người có vẻ thấm mệt vì dành giật nhau với bảo vệ. Anh Phó Giám đốc công ty từ từ xuất hiện, trong bộ dạng thất thểu. Có lẽ những ngày qua Ban Giám đốc công ty cũng đang đau đầu vì phải cắt giảm đơn hàng, không có hàng cho anh chị em công nhân làm. Anh đứng trên thềm cao, nói với xuống qua chiếc loa cầm tay:

- Mọi người bình tĩnh, đây là tình trạng chung của các xí nghiệp. Do bị ảnh hưởng nặng nề vì dịch COVID-19 nên đơn hàng khan hiếm, công ty cũng chưa giải quyết được tình trạng này, mong mọi người thông cảm. Chúng tôi đã cố gắng hết sức.

Liên nhìn lên phía trên, những công nhân của công ty đang dần mệt mỏi. Mọi người dãn ra, một số người lặng lẽ ra về. Nhìn đến viễn cảnh trước mắt Liên không thôi xót xa. Biết đâu, mấy ngày nữa thôi, Liên cũng không trụ nổi. Và cô cũng như mọi người, vác chiếc ba lô, ra đường đón xe trở về quê. Chấp nhận tình trạng hiện tại. Chỉ nghĩ thế thôi, Liên lại trào nước mắt. Cuộc sống của người công nhân chưa bao giờ bấp bênh đến thế.

***
- Ê nhỏ, đi làm nhân viên chạy bàn không? Kiếm đỡ mấy đồng về Tết - tiếng cô bạn cùng dãy trọ hỏi Liên.

Sau những ngày ủ ê vì không có đơn hàng ở công ty, Liên gật đầu liền. Cô được nhận vào làm ở một nhà hàng hải sản. Việc của cô là đón khách, ghi món và sắp xếp bàn ghế, lau dọn cho khách ngồi. Tính tiền hóa đơn khi khách yêu cầu và làm những công việc lặt vặt như nhặt rau, rửa chén bát khi vắng khách.

Công việc tuy không nặng nhọc nhưng đòi hỏi phải nhanh nhẹn, hoạt bát, luôn phải nở nụ cười trên môi để chào đón khách. Việc mà xưa nay đối với Liên vẫn còn xa lạ. Nhưng thôi kệ, cô sẽ cố gắng hết sức, để kiếm thêm những đồng tiền ít ỏi.

Nghĩ đến cảnh quê nhà, giờ này bố đang quấn chiếc áo ấm ra thăm chuồng gà, trời lạnh, sợ những con gà con khô chân mà chết. Mẹ sắp xếp lại đồ đạc ngày mai chạy chợ. Anh chị của Liên đã lập gia đình, nhưng cũng ở xa nên lâu lâu mới về thăm được bố mẹ.

Mỗi người một công việc khác nhau, nhưng cũng là lao động chân tay nên vất vả nhiều. Lũ nhóc của anh chị mỗi lần về ngoại lại bảo thèm cái này, thèm cái nọ. Vì quanh năm bố mẹ chúng chẳng đủ tiền mà mua cho chúng. Thương cháu, mẹ lại lọ mọ ra chợ, mua đồ về làm cho các cháu ăn. Rồi ra tạp hóa, mua mấy bộ quần áo, đồ chơi. Bởi vậy, chúng luôn khao khát được về ngoại.

***
- Anh bo cho em nhé cưng!

Một thanh niên trạc chừng tuổi anh trai Liên, hắn nhét tờ tiền một trăm ngàn đồng vào áo Liên, ngay khi cô vừa cúi xuống dọn dẹp. Có vẻ như hắn cũng đã say mềm. Cô tức tưởi. Chưa bao giờ cô nhận những đồng tiền bằng cách này. Cô định cầm tờ tiền và ném thẳng vào mặt hắn, vì tội thô lỗ và mượn rượu để trêu ghẹo. Nhưng nghĩ đến ánh mắt dòm ngó, khó chịu của chủ quán mỗi khi cô bước vào, cô lại rụt rè không dám.

Dọn dẹp xong bàn ăn, cô bước vào phòng vệ sinh, khóc nấc lên. Cô lại nhớ nhà, nhớ những khoảnh khắc êm đềm bên mẹ. Những đêm mùa đông lạnh giá, hanh hao, cô ôm mẹ trong chiếc chăn bông ấm, thủ thỉ bao điều. Về một cuộc sống tươi đẹp, khi cô có người yêu, có gia đình. Bây giờ những thứ đó cứ chập chờn trước mắt Liên, nhạt nhòa.

***
Phục vụ quán ăn được hơn hai tuần, cô nghe rục rịch công ty nhận đơn hàng mới. Ngay hôm sau, cô lật đật vào xưởng hỏi thông tin. Anh trưởng chuyền thở dài não nề:

- Làm gì có em ơi, chỉ là tin vịt thôi. Mấy nay anh tưởng em về quê rồi chứ, vẫn cố bám trụ chờ đơn hàng mới à?

- Vâng, về quê lúc này không biết làm gì anh ạ, lại thêm gánh nặng cho bố mẹ. Liên cúi đầu lặng lẽ.

Công việc tiếp tân quán hải sản lại diễn ra. Đến nay cô đã dần quen với công việc. Nhưng chủ yếu làm buổi tối, đến muộn. Nhiều khi mẹ điện thoại vào, cô đều không nghe máy được vì đang bận làm. Mẹ thấy mấy lần như vậy thì nghi ngờ. Hôm sau mẹ điện vào bảo:

- Có phải công ty con cũng đã ngưng sản xuất, công nhân kéo nhau về quê. Hôm trước bên xóm mẹ thấy chị Lành, chị Hoa về rồi.

Liên ngập ngừng:

- Dạ... nhưng... con có việc mới rồi mẹ, mẹ yên tâm đi ạ! Giọng Liên hồ hởi để mẹ không lo lắng.

- Về quê đi con, bố mẹ dạo này cũng khỏe, làm ăn khấm khá hơn rồi. Đừng giam mình ở nơi xứ lạ, về đây, thất nghiệp mẹ nuôi, đói mẹ nuôi. Ở nơi ấy vần vũ với những khổ cực, mẹ xót lắm con ơi!

Liên vâng dạ, ậm ừ. Nước mắt không ngừng tuôn rơi. Cô ước giá như bây giờ hàng ồ ạt về, cô sẽ chịu khó làm tăng ca đêm, kiếm nhiều thật nhiều tiền. Để giáp Tết cô được đón chuyến xe về với bố mẹ. Được sum vầy ấm cúng. Ngồi trong căn nhà ba gian rộng rãi, chạy lăng xăng làm chân sai vặt cho bố gói bánh. Cùng mẹ trang trí bàn thờ gia tiên. Đi chợ Tết sắm đồ cho mấy đứa cháu. Bao niềm ao ước cứ dâng đầy trong mắt Liên.

***
Bám trụ được với công việc chạy bàn, lễ tân được trọn một tháng, Liên được chủ tin tưởng, cho nhận đủ lương tháng đầu tiên, còn chi hậu hĩnh thêm cho tiền tiếp khách tốt, được mọi người phản hồi ưng ý. Cô cũng có thêm động lực để duy trì cuộc sống nơi thành phố này. Công ty bao giờ đón nhận đơn mới, cô cũng chưa thể biết được. Nhưng cô tin, một ngày gần nhất mình lại có thể vào xưởng, làm công việc thân quen.

Còn bao dự tính trước mắt cô phải thực hiện. Và sớm nhất là Tết cổ truyền cận kề. Cô biết, kiểu gì cũng sẽ về được quê nhà, sum họp gia đình những ngày Xuân.

Ngô Nữ Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Truyện ngắn dự thi: Một gia đình thợ mỏ

Nguyễn Thanh Bình |

Từ quê lúa ra đất mỏ cái gì Nhàn cũng thấy lạ lẫm và thích thú, từ dòng suối nước trong veo cuồn cuộn chảy mà vẫn nhìn rõ những viên đá cuội đủ màu sắc dưới lòng suối, rồi đến những quả đồi như bát úp được phủ kín những dãy nhà tập thể công nhân với mái ngói đỏ tươi nhấp nhô tầng tầng, lớp lớp như những thửa ruộng bậc thang kéo dài từ dưới thung lũng lên tận đỉnh đồi, xa hơn kia là những dãy núi trùng điệp bao quanh Mông Dương.

Truyện ngắn dự thi: Trầm tích trên da

Nguyễn Duy Chuông |

Hắn kéo hết ga, tiếng rung lắc của mấy vòng sắt treo ở móc sau yên xe, phát ra tiếng kêu lèng xèng, tạo nên một thứ âm thanh nghe chói tai, vào cái giờ mà mọi người chuẩn bị chìm vào giấc ngủ, sau một ngày lao động. Thật là khó chịu... Gần như ngày nào cũng vậy, chẳng ngày nào mà kết thúc xong công việc, hắn về nhà ngay. Tới lúc bước chân vô nhà, thì hắn đã xỉn bèo nhèo. Rồi! Bữa nay cũng...! Lại xỉn rồi chứ đâu!...

Truyện ngắn dự thi: Đêm trắng

Cao Nga |

Huê xuống sân bay lúc chiều tà, Moscow đón cô bằng một bầu không khí lạnh khô và nhẹ bẫng xộc ngay vào mũi. Nó khiến Huê lập tức bị chảy máu cam. Tìm vội chiếc áo khoác mỏng để trong hành lý xách tay, cô lẩm bẩm: “Mùa hè gì mà lạnh thế chứ!”. Khi vào làm thủ tục nhập cảnh, chỉ nhìn qua Huê cũng hiểu đây là khu vực dành riêng cho những hành khách hạng phổ thông. Thoáng một chút chạnh lòng, Huê ngao ngán chờ đợi những nhân viên hải quan của nước sở tại đang làm việc với một thái độ thờ ơ không cần che giấu.

Cẩm nang ăn chơi ở Singapore khi xem The Eras Tour của Taylor Swift

Ninh Phương |

Ngoài trải nghiệm âm nhạc khó quên với The Eras Tour của Taylor Swift, cộng đồng Swiftie và khách du lịch có thể khám phá văn hoá, ẩm thực độc đáo của Singapore.

Lợi dụng vụ hỏa hoạn chùa Phật Quang, đối tượng lừa đảo moi tiền nhiều người qua mạng

Thảo Phương |

Đăng tải bài viết “Xin gieo duyên đầu xuân hỗ trợ Chùa Phật Quang bị cháy”, các đối tượng lừa đảo lợi dụng lòng tin của nhiều người, lừa tiền công đức trên Facebook.

Phiên xử bị cáo Hàn Ni sẽ vắng mặt bà Nguyễn Phương Hằng

Anh Tú |

Ngày 29.2, phía bà Nguyễn Phương Hằng - người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án của hai bị cáo Đặng Thị Hàn Ni và Trần Văn Sỹ, đã xin vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm ngày 1.3.

Trao Quyết định phê chuẩn Bí thư Uông Bí làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Sáng nay (29.2), tại Hạ Long, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Xuân Ký - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh - đã trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê chuẩn ông Nghiêm Xuân Cường - Bí thư Thành ủy Uông Bí - giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh.

Số doanh nghiệp thành lập mới tháng 2 bất ngờ quay đầu giảm sâu

Đức Mạnh |

Tháng 2.2024, doanh nghiệp thành lập mới cùng số vốn đăng ký, số lao động đăng ký đồng loạt ghi nhận sụt giảm so với tháng trước đó.

Truyện ngắn dự thi: Một gia đình thợ mỏ

Nguyễn Thanh Bình |

Từ quê lúa ra đất mỏ cái gì Nhàn cũng thấy lạ lẫm và thích thú, từ dòng suối nước trong veo cuồn cuộn chảy mà vẫn nhìn rõ những viên đá cuội đủ màu sắc dưới lòng suối, rồi đến những quả đồi như bát úp được phủ kín những dãy nhà tập thể công nhân với mái ngói đỏ tươi nhấp nhô tầng tầng, lớp lớp như những thửa ruộng bậc thang kéo dài từ dưới thung lũng lên tận đỉnh đồi, xa hơn kia là những dãy núi trùng điệp bao quanh Mông Dương.

Truyện ngắn dự thi: Trầm tích trên da

Nguyễn Duy Chuông |

Hắn kéo hết ga, tiếng rung lắc của mấy vòng sắt treo ở móc sau yên xe, phát ra tiếng kêu lèng xèng, tạo nên một thứ âm thanh nghe chói tai, vào cái giờ mà mọi người chuẩn bị chìm vào giấc ngủ, sau một ngày lao động. Thật là khó chịu... Gần như ngày nào cũng vậy, chẳng ngày nào mà kết thúc xong công việc, hắn về nhà ngay. Tới lúc bước chân vô nhà, thì hắn đã xỉn bèo nhèo. Rồi! Bữa nay cũng...! Lại xỉn rồi chứ đâu!...

Truyện ngắn dự thi: Đêm trắng

Cao Nga |

Huê xuống sân bay lúc chiều tà, Moscow đón cô bằng một bầu không khí lạnh khô và nhẹ bẫng xộc ngay vào mũi. Nó khiến Huê lập tức bị chảy máu cam. Tìm vội chiếc áo khoác mỏng để trong hành lý xách tay, cô lẩm bẩm: “Mùa hè gì mà lạnh thế chứ!”. Khi vào làm thủ tục nhập cảnh, chỉ nhìn qua Huê cũng hiểu đây là khu vực dành riêng cho những hành khách hạng phổ thông. Thoáng một chút chạnh lòng, Huê ngao ngán chờ đợi những nhân viên hải quan của nước sở tại đang làm việc với một thái độ thờ ơ không cần che giấu.