Đọc được mấy điều Trịnh Lữ chép, ghi

Tuyền Linh |

“Trịnh Lữ - Ghi chép” (NXB Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, Cty CP VHTT Sống phối hợp ấn hành quý I, 2021), cũng là một trong những cuốn sách không nên và không thể đọc liền một mạch... Tác giả viết sách với góc nhìn “Ghi chép khiến tôi thấy mọi việc trở nên “có thật” hơn”.

1.Giữa những bạt ngàn sách in giấy trắng toát bóng đẹp dày dặn trình bày màu tươi toàn chủ yếu “hướng đạo” cho người trẻ những chuyện thời thượng, như, cách thả thính tình tang, cố không lệ rơi khi buồn/đặc biệt khi bị sếp mắng to (hay là mắng yêu?) giữa giao ban mỗi sáng, yêu mình - tình thế nào cho đủ, da nhỡ bị mụn xài kem gì, nếu em buồn/muốn cười hãy ngả vào vai anh... bày bán trong hội chợ sách giảm giá tới 80% diễn ra suốt tuần ở một sân vận động trung tâm Sài Gòn trung tuần tháng Tư, tôi bất chợt thấy lẻ loi đôi ba cuốn “Trịnh Lữ - Ghi chép” bìa thuần nâu nhạt, vẻ khép nép, lạc loài.

Lập tức trí nhớ tôi về với vài cuốn sách dịch khoan khoái đọc từ nhiều năm trước: Cuộc đời của Pi, Hội họa Trung Hoa, Biển, Đại gia Gasby, Rừng Na uy, đặc biệt, Con nhân mã trong vườn (thích lắm, nên đọc lại vài lần)... Trịnh Lữ chính là người dịch.

Rồi cũng nhớ ngay tới hai người đàn ông - nói theo cách của người trẻ bây giờ - là hai cái tên: Trịnh Tú và Phạm Sỹ Thành.

Trịnh Tú họa sĩ, nghỉ hưu đã mấy năm nay, mặc đẹp, lịch thiệp, uống rượu cừ, cũng thuộc diện “giai già phố cổ”, thi thoảng gặp nhau, Tú bất ngờ chầm chậm nói mấy câu hóm hỉnh khiến tôi không nhịn được phải cười toáng. Tranh Trịnh Tú vẽ, phong cảnh thường êm ả, phụ nữ thường ít áo quần, hay không áo quần, mặc nhiên/thản nhiên đẹp, thanh thoát. Lâu rồi, ai đó nói với tôi, Trịnh Tú là em ruột Trịnh Lữ.

Phạm Sỹ Thành nay tầm “tứ thập nhi bất hoặc”, học ở Trung Quốc về, vui, hóm, hôm nào có bài, loạt bài viết trên một tạp chí uy tín về kinh tế hay được mời lên truyền hình quốc gia phát biểu, thường là về quan hệ Việt - Trung, về sự phát triển của Trung Quốc..., ngoài thông tin cơ bản về sự kiện, Thành hóm hỉnh giới thiệu tóc xoăn xù nâu của mình, hay veston mặc khi lên sóng... Tôi kết bạn với Thành cũng còn bởi thi thoảng vị tiến sĩ trẻ này rao bán loại tré rất ngon kiểu Bình Định và có những ca uống cà phê rất đẹp. Đọc lời giới thiệu sách, mới biết, Thành là một trong hai người góp ý cho Trịnh Lữ điều chỉnh bố cục nội dung sách “theo quan điểm của người đọc” - một điều rất quan trọng đối với một cuốn sách dùng để đọc thực chất, chứ không phải để bày...

Tôi đọc ghi chép của Trịnh Lữ vẫn theo lối đọc thường xuyên của mình: Lặp chặp - cóc nhảy, xem mục lục trước, bao giờ cũng ngược từ dưới lên trên. Thì được ngay 12 tranh hoa sen. Nhìn kỹ vào tranh, thì ra tranh tác giả vẽ chủ yếu tháng 6, tháng 7 năm 2020. Bèn võ đoán, 12 tranh sen này có thể cũng là một “lối thoát tinh thần” cho tác giả trong một thời đoạn bị “em - cô - vy” phong tỏa? Tranh sen của Trịnh Lữ không dạng ý niệm, tối thiểu cực đoan, mà tả thực, dù căng tròn tươi thắm hay bung tung rã rượi cánh tàn lá rủ, vẫn là sen, nền nã, mà phồn thực. Nhưng “nguy hiểm”, vất vả với tôi là đọc những câu Trịnh Lữ đề chú dưới mỗi tranh. Nhiều tâm tư, triết lý, không đọc vội được. Như nửa câu sau “Người Trẻ đáng được kính trọng, vì chúng là tình yêu, là nguồn sáng tạo, là tương lai, là sức mạnh, là những gì đẹp đẽ hồn nhiên nhất...”.

2. Gần 300 trang, 44 bài viết, 12 bản in tranh màu. Trong phần Chuyện đời, tôi chọn đọc trước mấy bài Đạp xe đón Tết, Đi tầu lậu vé, Cụ chùa, Nhớ mấy tiền bối Nhà đài, thơ Đón con.

Đọc Đạp xe đón Tết không phải vì mình là người cổ xúy cho đạp xe, đơn giản là bài đầu trong tập sách. Một tản mạn dọc đường về thế thái nhân tình - qua vài đối thoại giữa tác giả - vài người dân quê bất chợt gặp trên đường. Chuyện dọc đường này Trịnh Lữ viết 20 năm trước, có câu kết dịu dàng buồn “Tôi vừa đạp xe vừa khóc”. Lúc sau này đọc thêm mấy bài nữa trong tập sách, tôi mới thấy, “sức nặng” một bài viết, tác giả thường dồn vào câu kết, nhiều câu tưởng bâng quơ, thường thức, đơn giản, nhưng... “nặng sức”, chẳng hạn, “Chao ôi, giá mà có tiền”, trong bài viết “Đọc “Em buồn ngủ” ở Santa Cruz”...

Tranh Sen của Trịnh Lữ.
Tranh Sen của Trịnh Lữ.

“Đi tầu lậu vé” là bài viết tác giả dâng tặng người cha - họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc. Tôi đọc hai lần bức thư họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc viết ngày 2.8.1935, gửi người thày của mình Victor Tardieu - người sáng lập, hiệu trưởng trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, thấy hiện lên gương mặt một con người có tư cách, hướng thiện. Cuối bài viết này, Trịnh Lữ trân trọng cảm ơn giáo sư Ngô Bảo Châu - người đã “dịch lá thư của cụ Ngọc viết cho thày Tardieu sang tiếng ta, giúp tôi soạn nên bài viết này”.

Đọc Cụ chùa, tôi thích quá những trang viết tưởng tượng giữa tác giả khi còn là một câu bé trò chuyện với bức tượng con quỷ trong chùa làng “với hai con mắt lồi tròn xoe rất sinh động và cặp sừng nhu nhú trên đầu”.

Đọc Nhớ mấy tiền bối Nhà đài, tôi biết thêm nhiều điều có lẽ thuộc diện “lần đầu được kể” về một vài người thuộc thế hệ phát thanh viên Đài tiếng nói Việt Nam trong những năm đất nước còn chiến tranh (năm 1972), từng tham gia chương trình phát thanh vận động lính Mỹ phản chiến (chương trình Mỹ vận). Đặc biệt vài trang ký ức hiếm có về bà Trịnh Thị Ngọ người phụ nữ Hà Nội... lạ lùng, có giọng nói “ma lực”. Lính Mỹ tham chiến ở Việt Nam gọi bà bằng biệt hiệu Hanoi Hannah... Cuối trang về bà Ngọ, sau khi bà mất, Trịnh Lữ viết: “Càng ngày, tôi càng thấy mình hiểu cuộc đời và nỗi lòng của chị, và cả của mình nữa”.

3. Phần Chuyện Nghệ thuật, Chữ nghĩa, tôi chọn đọc vài bài... dễ đọc trước, như Mọi tuyên ngôn về bình đẳng chỉ là giả hiệu - Đại gia Gasby, Nhà thơ đang đi, “Trong tôi, quá khứ đập như một trái tim thứ hai” - Biển (bài này đọc lại, vì trong bản dịch Biển, Trịnh Lữ đã có bài viết này)...

Trong Trinh thám hậu hiện đại - Trần trụi với văn chương, tôi bất ngờ thú vị với phát hiện của Trịnh Lữ: “Vừa rồi tôi có đọc cuốn Đường Kách mệnh, in trong tập 1 của bộ Văn kiện Đảng toàn tập ra năm 2005, và thực sự kinh ngạc và khâm phục ngôn ngữ sáng rõ của nó. Vấn đề gì cũng được nói đến một cách giản dị, sáng sủa, không thể ngờ vực gì được, như thể từ ngữ chính là linh hồn của cái mà chúng nói đến”.

Dưới góc độ ngôn ngữ, mang tính so sánh, là một dịch giả, Trịnh Lữ băn khoăn, tự so sánh một cách thực tế “Làm thế nào để có thể ăn nói rõ ràng sáng sủa như trong Đường Kách mệnh? Chuyện đi tìm lại thứ ngôn ngữ chân xác này của con người này, lạ lùng thay, lại là một chủ đề cốt lõi của New York Trilogy”. Tên tiếng Việt New York Trilogy của Paul Auster, Trịnh Lữ đặt là Trần trụi với văn chương...

4. Tôi dành để đọc sau những bài suy tưởng về nghệ thuật, tâm thức sáng tạo, hay chuyên biệt về hội họa, âm nhạc, cũng một phần vì những bài đó, với tôi, có vài điều mang tính... hàn lâm, có những bài - như một dạng tra cứu kiến thức; và tự nghĩ, sẽ khả dụng với mình khi nếu cần “nêm nếm” điều gì đó về nghệ thuật... Tâm thế đọc này như khi tôi đọc cuốn mới viết về nghệ thuật của cộng tác viên thân thiết với Lao Động - họa sĩ Nguyễn Quân, “Nhìn - Thấy - Yêu - Hiểu (NXB Thế giới, Nhã Nam, 2020).

Và rồi tôi tự hỏi, bạn trẻ nào, trong những ngày sách giảm giá đấy, cũng nhặt mang về cho mình một cuốn ghi chép của Trịnh Lữ, gắng gỏi, chậm rãi đọc, nhặt ra cho mình những điều thú vị, kiến thức nào đó, từ những trang viết, và có thể thấy vẻ đẹp những con chữ tiếng Việt, chân dung những gương mặt người lịch duyệt hình như đang ngày một thưa vắng...

Tuyền Linh
TIN LIÊN QUAN

2 cuốn sách giúp các bạn gái nắm bắt tâm lý đối phương

Thanh Hương |

2 quyển sách có thể giúp bạn gái hiểu về tâm lý của nửa kia nhằm tăng sự bền vững trong tình cảm.

Ra mắt cuốn sách ảnh "Yên Bái - Đất và người"

Văn Đức |

Cuốn sách ảnh “Yên Bái - Đất và người” là công trình kỉ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh, vừa ra mắt chiều 25.2.

Bật mí cuốn sách về giới tính do các giáo sư đầu ngành viết trong 1 thập kỉ

Thảo Anh |

Cuốn sách “Hội chứng không nhạy cảm Androgen – Lưỡng giới giả nam” giới thiệu một bệnh lý về giới tính ít được biết đến nhưng không phải là hiếm gặp tại Việt Nam. Cuốn sách này là một công trình nghiên cứu của tập thể cán bộ giảng viên và học viên của Bộ môn Phẫu thuật Tạo hình, Đại học Y Hà Nội trong gần một thập kỷ vừa qua.

Ra mắt cuốn sách - bộ tư liệu hoàn thiện nhất về "Các loài chim Việt Nam"

Thùy Linh |

Khu hệ chim Việt Nam phong phú và đa dạng với tổng số 916 loài đã được ghi nhận. Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam các nghiên cứu về chim vẫn còn hạn chế, đặc biệt là việc xuất bản các cuốn sách liên quan đến hình ảnh các loài chim tự nhiên. Cuốn sách là bộ tư liệu được đánh giá hoàn thiện nhất cho đến nay.

Ra mắt cuốn sách "Hừng Đông" của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ

Hải Minh |

Buổi giới thiệu sách “Hừng Đông” có sự tham dự của nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu lý luận phê bình văn học, đại diện gia đình nhà cách mạng Phan Đăng Lưu.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

2 cuốn sách giúp các bạn gái nắm bắt tâm lý đối phương

Thanh Hương |

2 quyển sách có thể giúp bạn gái hiểu về tâm lý của nửa kia nhằm tăng sự bền vững trong tình cảm.

Ra mắt cuốn sách ảnh "Yên Bái - Đất và người"

Văn Đức |

Cuốn sách ảnh “Yên Bái - Đất và người” là công trình kỉ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh, vừa ra mắt chiều 25.2.

Bật mí cuốn sách về giới tính do các giáo sư đầu ngành viết trong 1 thập kỉ

Thảo Anh |

Cuốn sách “Hội chứng không nhạy cảm Androgen – Lưỡng giới giả nam” giới thiệu một bệnh lý về giới tính ít được biết đến nhưng không phải là hiếm gặp tại Việt Nam. Cuốn sách này là một công trình nghiên cứu của tập thể cán bộ giảng viên và học viên của Bộ môn Phẫu thuật Tạo hình, Đại học Y Hà Nội trong gần một thập kỷ vừa qua.

Ra mắt cuốn sách - bộ tư liệu hoàn thiện nhất về "Các loài chim Việt Nam"

Thùy Linh |

Khu hệ chim Việt Nam phong phú và đa dạng với tổng số 916 loài đã được ghi nhận. Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam các nghiên cứu về chim vẫn còn hạn chế, đặc biệt là việc xuất bản các cuốn sách liên quan đến hình ảnh các loài chim tự nhiên. Cuốn sách là bộ tư liệu được đánh giá hoàn thiện nhất cho đến nay.

Ra mắt cuốn sách "Hừng Đông" của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ

Hải Minh |

Buổi giới thiệu sách “Hừng Đông” có sự tham dự của nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu lý luận phê bình văn học, đại diện gia đình nhà cách mạng Phan Đăng Lưu.