Doanh nghiệp sử dụng chỉ số sẵn sàng tiếp cận CMCN 4.0

TS. Hà Minh Hiệp |

Áp dụng chỉ số sẵn sàng tiếp cận Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp xác định thời điểm bắt đầu, cách thức mở rộng quy mô của doanh nghiệp và xây dựng chiến lược, kế hoạch để doanh nghiệp duy trì tăng trưởng trong bối cảnh CMCN 4.0.

CMCN 4.0 hình thành một môi trường “siêu kết nối” và thông minh, vượt ra khỏi phạm vi của khu vực sản xuất. Trong đó, quá trình tự động hóa và các hoạt động tương tác không chỉ xảy ra trong hoạt động sản xuất của nhà máy, mà diễn ra dọc theo chuỗi giá trị, gồm: Nhà cung cấp, nhà vận chuyển, nhà bán lẻ, khách hàng... trong suốt toàn bộ vòng đời sản phẩm.

Chỉ số sẵn sàng tiếp cận CMCN 4.0 đã được phát triển để giải quyết những thách thức của các quốc gia trong bối cảnh mới. Hiện nay, trên thế giới, có khá nhiều các chỉ số đánh giá khả năng sẵn sàng với CMCN 4.0 như: Chỉ số đánh giá năng suất iBench 4.0 của Đài Loan (Manufacturing Industry Productivity Again, iBench 4.0), Chỉ số đổi mới kỹ thuật số của Đức (Digital Innovation Quotient, DIQ), Chỉ số sẵn sàng cho ngành công nghiệp thông minh của Singapore (Smart Industry Readiness Index, SIRI)...

Dựa trên quá trình nghiên cứu và thảo luận với các chuyên gia đại diện cho các quốc gia là thành viên của Tổ chức năng suất Châu Á tại Hội thảo xây dựng lộ trình tiếp cận công nghiệp 4.0 tổ chức tại Trung tâm năng suất của Đài Loan từ ngày 17.8.2019 đến ngày 23.8.2009, tác giả đã lựa chọn Chỉ số sẵn sàng cho ngành công nghiệp thông minh (Singapore) để mô tả chi tiết khả năng sẵn sàng của doanh nghiệp trong việc tiếp cận 1 CMCN 4.0 trong tài liệu này.

Sẵn sàng tiếp cận CMCN 4.0

CMCN 4.0 là chủ đề được các quốc gia trên thế giới quan tâm. Các doanh nghiệp cũng coi CMCN 4.0 là đòn bẩy để tăng cường tổ chức, năng suất và hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận, áp dụng CMCN 4.0 không đồng đều giữa các ngành và doanh nghiệp khác nhau.

Chỉ số sẵn sàng tiếp cận CMCN 4.0 đã được phát triển để giải quyết những thách thức này. Chỉ số sẵn sàng tiếp cận CMCN 4.0 được xác định dựa trên ba trụ cột cốt lõi và tám trụ cột chính. Ba trụ cột cốt lõi gồm trụ cột cốt lõi về công nghệ, trụ cột cốt lõi về quá trình và trụ cột cốt lõi về tổ chức. Ba trụ cột cốt lõi này phải được áp dụng để đánh giá cho bất kỳ doanh nghiệp nào nhằm xem xét khả năng sẵn sàng tiếp cận CMCN 4.0, khả năng chuyển đổi thành mô hình nhà máy thông minh trong tương lai. Nền tảng của ba trụ cột cốt lõi là tám trụ cột chính, đại diện cho các vấn đề quan trọng mà các doanh nghiệp phải quan tâm, cải thiện để nâng cao khả năng sẵn sàng tiếp cận CMCN 4.0 của doanh nghiệp.

Chỉ số sẵn sàng tiếp cận CMCN 4.0 nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp xác định thời điểm bắt đầu, cách thức mở rộng quy mô của doanh nghiệp và xây dựng chiến lược, kế hoạch để doanh nghiệp duy trì tăng trưởng trong bối cảnh CMCN 4.0.

Tiếp cận chỉ số sẵn sàng sẽ giúp doanh nghiệp tìm hiểu các khái niệm quan trọng và xây dựng một ngôn ngữ chung để điều chỉnh, tiếp cận CMCN 4.0; đánh giá hiện trạng của doanh nghiệp và mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp; xây dựng một chiến lược, kế hoạch tiếp cận, chuyển đổi toàn diện và lộ trình thực hiện. Qua đó, chỉ số  giúp doanh nghiệp tìm hiểu các khái niệm quan trọng và xây dựng một ngôn ngữ chung để điều chỉnh, tiếp cận CMCN 4.0

Chỉ số sẵn sàng tiếp cận CMCN 4.0 nhằm mục đích giúp doanh nghiệp củng cố kiến ​​thức về CMCN 4.0 theo hai cách. Thứ nhất, kiểm tra sự am hiểu của doanh nghiệp về các khái niệm cốt lõi và các nguyên tắc cơ bản của CMCN 4.0 thông qua ba trụ cột cốt lõi, tám trụ cột chính về chỉ số sẵn sàng tiếp cận CMCN 4.0. Qua đó, chỉ số sẵn sàng tiếp cận CMCN 4.0 giúp doanh nghiệp trang bị kiến ​​thức về các nguyên tắc, khái niệm và công nghệ chính trong CMCN 4.0; tổng quan về lợi ích và giá trị kinh doanh mà CMCN 4.0 có thể mang lại cho doanh nghiệp; hướng dẫn doanh nghiệp xác định mục tiêu ngắn hạn, dài hạn, cách thức, lộ trình tiếp cận CMCN 4.0 theo hiện trạng và tiềm lực của doanh nghiệp.

Thứ hai, chỉ số sẵn sàng tiếp cận CMCN 4.0 nhằm mục đích thiết lập một ngôn ngữ chung giữa các bên liên quan trong hệ sinh thái chuyển đổi CMCN 4.0. Bằng cách cung cấp cho các doanh nghiệp một bộ thuật ngữ, định nghĩa và tiêu chuẩn hóa thống nhất, chỉ số sẵn sàng tiếp cận CMCN 4.0 thiết lập sự hiểu biết chung giữa các doanh nghiệp. Điều này sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp và các bên liên quan thực hiện giao tiếp hiệu quả hơn bên trong và ngoài tổ chức (với đối tác, khách hàng...). Ngôn ngữ chung cũng giúp các nhà cung cấp giải pháp, công nghệ tương tác hiệu quả hơn với các nhà sản xuất, qua đó xác định các “khoảng trống”, các ưu tiên và lộ trình chuyển đổi toàn diện của doanh nghiệp.

Xác định vị trí trước khi quyết định

Doanh nghiệp phải xác định hiện đang ở đâu trước khi xác định sẽ làm những gì và làm thế nào để tiếp cận CMCN 4.0. Do đó, để giúp các doanh nghiệp tiến hành đánh giá toàn diện về hiện trạng cần xác định ba vấn đề sau:

Doanh nghiệp cần xác định phạm vi đánh giá và có thể chọn đánh giá toàn bộ cơ sở sản xuất hoặc đánh giá theo từng mô-đun, bộ phận độc lập của doanh nghiệp. Việc đánh giá theo từng mô-đun, bộ phận độc lập đặc biệt phù hợp với doanh nghiệp có quy mô lớn, sở hữu nhiều nhóm sản phẩm, trong đó, mỗi nhóm có thể khác nhau hoặc có quy trình riêng biệt. Tuy nhiên, sau khi đánh giá theo từng mô-đun, bộ phận độc lập, doanh nghiệp cần đánh giá toàn bộ cơ sở sản xuất của doanh nghiệp.

Sau khi xác định phạm vi đánh giá, doanh nghiệp cần xác định các bên liên quan sẽ tham gia. Doanh nghiệp cần thành lập một nhóm (tổ) chuyên trách gồm các bên liên quan tham gia đánh giá để bảo đảm tính chất toàn diện của Chỉ số sẵn sàng tiếp cận CMCN 4.0.

Qua quá trình đánh giá, doanh nghiệp sẽ thấy rằng, đối với các tham số nhất định, hiện trạng của doanh nghiệp sẽ khó có thể được thể hiện đầy đủ trong một mức độ. Trong những trường hợp như vậy, các chuyên gia tư vấn sẽ trao đổi, thảo luận với doanh nghiệp để đưa ra quyết định cuối cùng.

Tầm quan trọng và mức độ phù hợp của các trụ cột sẽ khác nhau, phụ thuộc vào từng nhu cầu và nguồn lực đầu tư của mỗi doanh nghiệp để tiếp cận CMCN 4.0. Trong quá trình đánh giá, các trụ cột ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ số hiệu suất đánh giá chung (KPI) sẽ được ưu tiên cao hơn.

Xây dựng chiến lược chuyển đổi toàn diện

Chỉ số sẵn sàng tiếp cận CMCN 4.0 bảo đảm rằng, tất cả trụ cột cốt lõi, trụ cột chính và tham số của doanh nghiệp được xem xét, đánh giá. Trong đó, tầm quan trọng của mỗi tham số có thể khác nhau một cách tương đối. Do đó, doanh nghiệp cần đánh giá mọi tham số để bảo đảm rằng tất cả chỉ số KPI của doanh nghiệp sẽ được tính toán, xem xét cụ thể.

Chỉ số sẵn sàng tiếp cận CMCN 4.0 sẽ giúp cho doanh nghiệp mở rộng phạm vi các ý tưởng, sáng kiến ​​chuyển đổi hiện tại hoặc trong tương lai để tiếp cận CMCN 4.0. Bằng cách cung cấp các định nghĩa và mô tả rõ ràng về các mức độ chuẩn đối với 16 tham số, chỉ số sẵn sàng tiếp cận CMCN 4.0 xác định rõ mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp khi tiếp cận CMCN 4.0. Tuy nhiên, rất ít doanh nghiệp được cung cấp các hướng dẫn thực tế để đi đến mục tiêu này. Chỉ số sẵn sàng tiếp cận CMCN 4.0, hướng dẫn cải tiến từng bước, “phá vỡ giai đoạn trung gian, quá độ” của hành trình chuyển đổi CMCN 4.0. Bên cạnh đó, chỉ số sẵn sàng tiếp cận CMCN 4.0 cũng cho phép các doanh nghiệp xác định một cách có hệ thống các sáng kiến ​ và cơ cấu các kế hoạch thực hiện với các giai đoạn, mốc thời gian và mục tiêu rõ ràng.

Sau khi xây dựng sáng kiến ​​chuyển đổi để tiếp cận CMCN 4.0, doanh nghiệp cần có kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, hệ thống và quy trình phù hợp với chiến lược. Đồng thời, doanh nghiệp cần xác định các giải pháp tối ưu để đạt được các mục tiêu, kết quả theo từng giai đoạn ​​khác nhau trong chiến lược. Các chiến lược chuyển đổi, tiếp cận CMCN 4.0 cần phải thích ứng và phát triển liên tục cùng với sự phát triển của doanh nghiệp. Do đó, các nhóm chuyên trách của doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc theo dõi tiến trình, đánh giá tác động và xác định các cơ hội cải tiến trong tương lai.

TS. Hà Minh Hiệp
TIN LIÊN QUAN

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Dự báo diễn biến không khí lạnh mạnh giáp Tết Nguyên đán 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ tác động mạnh hết ngày mai 17.1.2023 (tức ngày 26 Tết Nguyên đán).

Nguyễn Thái Luyện kháng cáo sau khi bị tuyên án chung thân

Anh Tú |

TPHCM - Sau khi bị TAND TPHCM tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) vừa có đơn kháng cáo kêu oan cho rằng mình không lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Công ty Alibaba không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất để bán cho khách hàng.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Nhân tố bất ngờ có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina

Ngọc Vân |

Thời tiết mùa đông ấm áp bất thường trong năm nay có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.