Dịp kết nối thiêng liêng của “thế giới”

Vi Thùy Linh |

Đi vào tâm thức văn hóa dân tộc thành một nét mỹ tục quý báu của gia tài văn hiến Việt Nam, cúng lễ trong những ngày Tết Nguyên đán cổ truyền còn được coi là yếu tố quan trọng của đạo lý làm người. Chỉ dịp Tết này, sự đoàn viên sum họp và nỗi nhớ đa chiều mới kết giao đỉnh điểm nơi tinh thần của mỗi chúng ta.

 
 
1. “Làm cả năm ăn ba ngày Tết”, quanh năm lao động vất vả, càng cuối năm càng bận, áp lực, cũng vì cố có cái Tết ít thì tươm tất, vừa đủ nhiều thì dư dả, đề huề, sang cả. Dù túng kém hay cầu kỳ, thì việc sắm Tết cũng gồm hai yêu cầu chính: Đồ ăn, uống cho gia đình; đồ cúng Tổ tiên gồm thức cúng, đồ mã + giấy tiền vàng bạc và các đồ cung tiến, bày lên bàn thờ, phòng /nhà thờ).

12 tháng cuốn theo 4 mùa đủ gánh mưu sinh, lo toan, tất bật, người ta có thể “quên” những lễ nghi, đối ngoại, đối nội trong họ hàng, dòng tộc. Nhưng Tết Nguyên đán thì kẻ thờ ơ, ích kỷ, “vô thần” đến đâu cũng không thể xem nhẹ việc chăm lo phần mộ người thân, chuẩn bị mâm cơm Tất niên chu đáo. Với cỗ cúng, thành kính làm, dù vất vả, tất bật mà lòng ấm áp.

Thực hiện chữ Hiếu tận tâm còn hội tụ được cả gia đình quây quần cùng chung tấm lòng tưởng nhớ. Tết, công việc được sắp đặt, phân công, để tiến thành chu toàn nghi lễ của chuỗi ngày bận nhất năm. Người trang hoàng nhà cửa, người lau dọn phòng thờ, đồ thờ thay chân hương. Mâm ngũ quả có thể thành “bát”, “cửu” hay “thập quả” nếu gia chủ muốn dâng lên tổ tiên nhiều loại trái cây quý, lạ (càng tốt); nải chuối, quả quất, quả trứng gà... hay Phật thủ là các loại trái truyền thống lâu đời.

Tôi rất nhớ tùy bút của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều viết về nghi thức ra nghĩa trang làng chiều 30 Tết. Một tác phẩm gây xúc động cả khi tôi nhớ lại, lúc này, bởi sự đồng điệu về ý thức tâm linh. Nghĩa trang là nơi chôn cất người chết, đầy âm khí nên lạnh lẽo. Tác giả “Sự mất ngủ của lửa” lại thấy ấm áp khi ra đó, từ mỗi bước đi trên đường làng Chùa tới lúc đứng giữa những ngôi mộ.

Tới nơi an nghỉ của người thân, cha mẹ ông bà về nhà ăn Tết, nhà thơ như “gặp” được họ hàng trong nỗi nhớ nghẹn ngào gió táp mà không lạnh, vì khói, hương, vì lửa đốt vàng mã, vì những “ngôi nhà của người đã mất” được làm cỏ, quét vôi, sơn sửa, thay bia, cắm/ trồng hoa...

Ngày cuối năm, ra với người thân, hình như chỉ ngày này, ta mới thấy “gần” họ nhất. Lời khấn trong tâm tưởng thầm thì, hay thành tiếng, như cuộc nói chuyện ấm tình máu mủ quyến luyến nhớ thương. Người thăm mộ thắp hương cho các mộ xung quanh, “hàng xóm” người nhà mình, bằng thái độ hỉ xả chan hòa. 

Ngày thường chênh lệch mức sống không ít làm người ta soi xét, chạnh lòng, nhưng ngày Tết mà sơ sài mọi bề thì thật xa xót. Không đơn giản chỉ “già có bát canh, trẻ manh áo mới”, dù Tết thời nay không đặt nặng tốn kém việc ăn, mà còn quan tâm đến việc chơi, thì ở quan niệm, hoàn cảnh nào, thì đều phải công nhận đồ ăn, thức cúng ngày Tết là cầu kỳ, sang trọng  nhất năm, hơn cả ngày giỗ. 

2. Thật cảm động mỗi khi châm lửa đốt thẻ hương ngoài mộ, lửa cháy bùng niềm vui, cất tiếng reo thầm khi biết “ở dưới ấy” ông bà, cha mẹ đang vui, đã nhận những gì con cháu gửi”. Nắm hương đốt cháy đỏ, hay từng nén hương cong tàn, là “antene” nối hai thế giới. Lời khấn theo khói thơm quấn quýt quanh những bức ảnh thờ. Rưng rưng như thấy bóng hình người thân đã mất trở về.

Họ, những người người ruột thịt của ta, ở cõi khác cảnh giới khác, vẫn sống trong dương gian, còn ở thế giới này, trong nỗi nhớ, ký ức, hồi tưởng của người sống, bất cứ lúc nào trong năm. Chỉ Tết Nguyên đán với ý nghĩa đoàn tụ, trở về, chúng ta mới “gặp” họ đủ đầy hơn hết.

Tết còn được mong đợi, còn gây hồi hộp, là bởi giá trị của hoài niệm quá khứ. Và cái Tết đoàn viên sum họp trọn vẹn chỉ có trong giấc mơ xa, không bao giờ xảy ra ở tương lai, vì tuổi thơ không trở lại. May chăng, chỉ có thể tái hiện với ai tin “vào sức sống”, sự màu nhiệm của tâm linh, linh hồn.

Dù cách biệt, không thể thấy bằng thị giác, chỉ nhìn được bằng giác quan nhạy bén, thì sự hội tụ khi Tết đến Xuân về của đại gia đình chính là thời khắc quý báu nhất mỗi năm, với mỗi đời người.
Người miền Bắc với văn minh sông Hồng coi trọng ý nghĩa quây quần Tết cổ truyền hơn cả: Tết không thể để bàn thờ nguội lạnh. Sau cỗ Tất niên, các ngày Tết đều dâng cơm cúng.

Đêm giao thừa, còn có mâm cúng ngoài trời, cúng Trời Đất và các Táo quân từ thiên đình trở về. Tùy điều kiện và lịch chơi Tết, công việc mà mỗi nhà cúng ngắn hay kéo dài. Cúng Tết là dịp để đền đáp, tạ ơn và tạ lỗi với người đã khuất cũng là mỹ tục đẹp của nhiều gia đình, đặc biệt được nhấn mạnh ở người Hà Nội, Sài Gòn.

Phút tháng cuối cùng của năm đón năm mới, trước kia rộ lên tiếng pháo (đốt rải rác từ tối), sau này ấm áp khói hương mỗi nhà, các chùa chiền nhộn nhịp Phật tử, nhân dân. Đầu năm cầu chúc sức khỏe cầu may mắn, xin quẻ để biết vận hạn cả năm.

“Cuộc đi lễ đêm ở các đền chùa nổi tiếng của Hà Nội đã trở thành truyền thống. Mọi người đều muốn đi lễ đền chùa trước khi cử hành lễ đón giao thừa trong gia đình. Sau khi đi thăm các đền chùa trở về, và coi là đã thấm nhuần ân huệ của các thần, người ta vững tâm xông đất nhà mình. Vì ai cũng muốn yên trí rằng người đầu tiên bước vào nhà mình là người đem theo những dấu hiệu tốt lành.

Đàn ông và đàn bà, trai cũng như gái, ai cũng cố gắng thu xếp một lát giữa những cuộc viếng thăm bắt buộc để đến những đền chùa nổi tiếng nhất cầu cúng cho hạnh phúc gia đình mình và để xin “thẻ” nói cho họ biết điều họ phải chờ đợi trong năm mới. Quỳ trước bàn thờ, họ lắc cái ống đầy những thẻ tre cho đến lúc một trong các thẻ đó rơi xuống chiếu.

Chiếc thẻ ghi con số “tờ giấy báo vận mệnh” mà họ có thể mua với giá từ năm đến mười xu ở ông từ coi đền. Những ông đồ ít nhiều nghèo túng sẽ nói điều bí mật của thần thánh, lấy một đồng mười xu khác. Tuy nhiên, dù hài lòng hay buồn rầu, người ta vẫn có thể cầm theo lúc về những cành cây xanh mà bọn trẻ bán ở cửa đền. Những cây này, do chồi và lá màu xanh tươi của chúng, mang đến cho ta hạnh phúc và thịnh vượng”.

3. Đoạn trên trích từ tác phẩm viết về Tết Nguyên đán của Cựu Bộ trưởng Giáo dục Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - GS.TS. Nguyễn Văn Huyên (1905 - 1975) là TS Tây học (ông du học Paris từ 1926 - 1935) và luận văn, luận án của ông được bảo vệ xuất sắc tại Đại học Sorbonne là những công trình nghiên cứu có giá trị được người Pháp xuất bản thành sách.

Tối 21.12.2017, tại Trung tâm Văn hóa Pháp 24 Tràng Tiền Hà Nội, cuộc tọa đàm nhân dịp tái bản sách “Hội hè lễ Tết của người Việt” đã thu hút đông đảo người nghe, cho thấy giá trị kinh điển của những nghiên cứu của nhà dân tộc học - người có công hình thành phát triển ngành dân tộc học, nhân học Việt Nam Nguyễn Văn Huyên chưa bao giờ giảm sút độ quý báu sau hơn 70 năm.

Cuốn sách là tập hợp những bài viết bằng tiếng Pháp của ông trên tuần báo L’Indochine (Đông Dương) năm 1941 - 1942 khi ông là thành viên khoa học tại Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp - Viện nghiên cứu hàng đầu thế giới về Đông phương học. Nguyễn Văn Huyên đã viết thật hấp dẫn, cuốn hút bằng giọng văn của một cây bút tài hoa. Tác phẩm của ông là tình tự dân tộc của người Việt Nam yêu nước, tự hào về văn hóa xứ sở mình, dù đất nước ấy nghèo, lạc hậu và ông là du học sinh từ thuộc địa.

GS Nguyễn Văn Huyên và vợ - bà Vi Kim Ngọc,  con gái Tổng đốc Vi Văn Định.
GS Nguyễn Văn Huyên và vợ - bà Vi Kim Ngọc, con gái Tổng đốc Vi Văn Định.
“Như vậy, ở xứ sở mà cuộc sống theo nhịp sự nối tiếp nhau của các mùa, Tết là một ngày thiêng liêng trong tất cả”. 

Tết, cho bất cứ ai tha hương, dù gần hay xa đều hướng về gia đình, quê quán, nơi có cha mẹ, người thân, mồ mả tổ tiên. Qua Tết, có thể nhận diện văn hóa và nguồn gốc mỗi con người. Những nghi lễ thiêng liêng và cảm động là sự chuyển tiếp của quá khứ, của bản sắc được trao  truyền từ đời này kiếp khác, để mỗi người thức nhận sâu sắc và nâng niu gốc rễ cốt tử của mình.

* Phần in nghiêng trong ngoặc kép là tác phẩm của GS.TS. Nguyễn Văn Huyên 

(Tư liệu do GS. Nguyễn Văn Huy - con trai GS Huyên cung cấp).

Vi Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Cúng ông Công ông Táo, tuyệt đối không được thiếu những lễ vật này

Anh Tuấn |

Tùy vào quan niệm dân gian, mỗi vùng miền đều có những lễ vật khác nhau, cách thức thờ và cúng Táo quân có nhiều khác biệt, đặc biệt là lễ vật khi cúng tiễn.

Nên dùng cá thật hay cá chép giấy cúng ông Công ông Táo?

Bích Hà |

Ngày lễ 23 tháng Chạp hàng năm được dân gian quan niệm là ngày Táo Quân về trời. Cá chép được coi là linh vật đưa Táo Quân lên trời, vì vậy khi cúng lễ nên đặt cá chép ở gần khu vực thờ cúng.

“Nhức mắt” với hình ảnh mặc hở hang ở chốn tâm linh

Nguyễn Thị Cẩm Tiên - Hội tâm lý giáo dục |

Hình ảnh người đi cúng lễ mặc quá hở hang, tạo nên sự phản cảm ở chốn tâm linh như chùa, đền, miếu, phủ cần phải chấm dứt. Những nơi này cần phải cắt cử người kiểm soát tại cổng ra vào để ngăn không cho những người ăn mặc phản cảm, hở hang vào cầu lễ.

Những góc quán ngắm pháo hoa đón giao thừa sang chảnh ở Hà Nội

Quỳnh Nga |

Cùng tìm hiểu những địa điểm xem pháo hoa đẹp ở Hà Nội để lên lịch cùng người thân, bạn bè đến vui chơi, chiêm ngưỡng những khoảnh khắc đón Tết Qúy Mão ấn tượng.

Muôn kiểu đón Tết của người trẻ

Thu Giang |

Bên cạnh những hoạt động truyền thống, với nhiều người trẻ Tết còn là dịp để nghỉ ngơi, gắn kết tình cảm gia đình, đi du lịch, khám phá những vùng đất mới...

Kỳ lạ ngôi làng cứ đến Tết là người dân đua nhau... ngâm mình dưới ao

Nguyễn Thúy |

Những ngày đầu năm mới, nông dân thôn Đức Long (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, Thái Bình) ngâm mình dưới ao để thu hoạch rau cần, cung cấp thực phẩm ngày xuân. Không khí dường như phấn khởi hơn vì rau cần được mùa, được giá.

Cuộc chiến phòng vé dịp Tết: Trấn Thành - Vũ Ngọc Đãng, ai sẽ lên ngôi?

ĐÔNG DU |

Khi tác phẩm "Siêu lừa gặp siêu lầy" đột ngột rút khỏi rạp chiếu, phim Tết Việt chỉ còn 2 tác phẩm đối đầu nhau là "Nhà bà Nữ" của Trấn Thành và "Chị chị em em 2" của Ngọc Trinh.

Cháy lớn khu ổ chuột cuối cùng ở thủ đô Hàn Quốc

Song Minh |

500 người phải sơ tán khi đám cháy lớn bùng phát tại làng Guryong, một trong những khu ổ chuột cuối cùng của thủ đô Seoul, Hàn Quốc ngày 20.1.

Cúng ông Công ông Táo, tuyệt đối không được thiếu những lễ vật này

Anh Tuấn |

Tùy vào quan niệm dân gian, mỗi vùng miền đều có những lễ vật khác nhau, cách thức thờ và cúng Táo quân có nhiều khác biệt, đặc biệt là lễ vật khi cúng tiễn.

Nên dùng cá thật hay cá chép giấy cúng ông Công ông Táo?

Bích Hà |

Ngày lễ 23 tháng Chạp hàng năm được dân gian quan niệm là ngày Táo Quân về trời. Cá chép được coi là linh vật đưa Táo Quân lên trời, vì vậy khi cúng lễ nên đặt cá chép ở gần khu vực thờ cúng.

“Nhức mắt” với hình ảnh mặc hở hang ở chốn tâm linh

Nguyễn Thị Cẩm Tiên - Hội tâm lý giáo dục |

Hình ảnh người đi cúng lễ mặc quá hở hang, tạo nên sự phản cảm ở chốn tâm linh như chùa, đền, miếu, phủ cần phải chấm dứt. Những nơi này cần phải cắt cử người kiểm soát tại cổng ra vào để ngăn không cho những người ăn mặc phản cảm, hở hang vào cầu lễ.