"Điều tôi trăn trở là làm sao để sân khấu cải lương được vực dậy..."

Việt Văn (thực hiện) |

Năm 2022, Phạm Văn Đằng được tôn vinh là “Tác giả có nhiều đóng góp” tại cuộc thi Tài năng diễn viên sân khấu cải lương Trần Hữu Trang với hàng loạt tiết mục cho các thí sinh như: “Nỗi lòng Ai Quận Vương”, “Quả báo trả vay”, “Liệt nữ anh thư”... Và lần đầu tiên, anh tham gia Liên hoan Cải lương toàn quốc với 3 kịch bản“Sống mãi với non sông” (về nhà cách mạng Châu Văn Liêm - nhà hát Tây Đô), “Chân dung người mở cõi” (về Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh; chuyển thể từ kịch bản của Phạm Dũng, Công ty Biểu diễn We) và "Câu hò đất mẹ" về vợ chồng người cộng sản kiên trung Nguyễn Thị Minh Khai và Lê Hồng Phong; chuyển thể từ kịch bản của tác giả Nguyễn Thanh Bình, nhà hát cải lương Trần Hữu Trang)... Thực ra, cái tên Phạm Văn Đằng đã nổi lên từ những năm gần đây như một tác giả sung sức, năng động với sức lao động “khủng” và có những tìm tòi trong nghệ thuật. Một cuộc trò chuyện cởi mở với anh về nghề viết và cuộc sống.

Được biết hiện “gia tài” của anh lên tới khoảng 600 bài ca cổ, tân cổ giao duyên, gần 100 vở tuồng ngắn, dài được sáng tác và chuyển thể cải lương, được phát sóng trên nhiều Đài Truyền hình, Phát thanh, biểu diễn sân khấu... Trong nghệ thuật, số lượng quan trọng nhưng chất lượng còn quan trọng hơn, anh nghĩ anh có bao nhiêu cái thực sự là tác phẩm nghệ thuật có chất lượng cao?

- Đúng như anh nói, số lượng quan trọng nhưng chất lượng còn quan trọng hơn. Bởi ngành nghề nào, lĩnh vực nào cũng vậy, sản phẩm tạo ra, nếu kém chất lượng thì sẽ không thể phát triển và tồn tại lâu dài. Cho nên khi sáng tác, tôi luôn chú trọng đến chất lượng của tác phẩm, cố gắng hết khả năng để vừa có thể khẳng định bản thân vừa có thể mang đến cho khán, thính giả những “món ăn” tinh thần, nếu không phải là ngon nhất thì cũng phải ở mức độ“vừa miệng”. (cười...)

Còn về tác phẩm có chất lượng cao thì... Thật ra, nghệ thuật không có tiêu chuẩn nhất định để đánh giá, hầu hết tất cả chúng ta nhận xét một tác phẩm nghệ thuật bằng chính cảm nhận chủ quan của mình. Đó là ở góc độ người thưởng thức, còn riêng ở góc độ người sáng tác, tôi nghĩ rằng, tác giả nào cũng muốn dồn hết tâm huyết của mình vào tác phẩm để có thể tạo ra một tác phẩm được giới chuyên môn lẫn công chúng khen ngợi. Nói như vậy để đi đến kết luận rằng, câu trả lời cho câu hỏi này, tôi xin dành cho người trong giới nghề và khán, thính giả ạ!

Anh từng nói trên một tờ báo rằng mong có một Câu lạc bộ Tác giả trẻ sân khấu, sinh hoạt thường xuyên để bổ sung kiến thức, trao đổi chuyên môn và nâng cao nghiệp vụ. và cần có một sân khấu để tổ chức dàn dựng vở mới - tạo “đầu ra” cho tác phẩm. Để biến mong muốn đó thành hiện thực, theo anh có khó không và cần những bước đi đầu tiên nào?

- Theo tôi nghĩ là khó. Bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất chính là đầu ra cho các tác phẩm nghệ thuật.

Anh cũng từng chia sẻ: Để cải lương đến với khán giả trẻ, họ phải thấy được hình ảnh của mình trong đó, phản ánh cuộc sống thực tại, về con người, xã hội đương đại ở góc nhìn đa dạng...; nhưng anh cũng nhấn mạnh rất thích viết về đề tài lịch sử. Có sự mâu thuẫn nào không? Và làm sao để đề tài lịch sử vẫn thu hút được công chúng trẻ?

- Thật ra, nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của khán giả thì rất đa dạng, một tác phẩm nghệ thuật, chắc chắn sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu thưởng thức của tất cả các đối tượng khán giả. Cho nên, điều quan trọng là chúng ta phải biết chọn lọc và giới hạn đối tượng mình cần hướng đến trước khi quyết định chọn đề tài cho tác phẩm của mình. Những năm gần đây, tôi thấy giới trẻ rất hứng thú với lịch sử và cũng từ đó, nhiều quyển tiểu thuyết đề tài lịch sử được ra đời, được giới trẻ đón nhận rất nồng nhiệt. Điều này khiến một người mê lịch sử Việt Nam như tôi nảy ra một ý tưởng, sẽ sáng tác nhiều vở cải lương đề tài lịch sử, bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu thưởng thức của giới trẻ - lực lượng khán giả tương lai của sân khấu cải lương, ta còn có thể nhắc nhớ, vinh danh những vị anh hùng dân tộc, đã có công gìn giữ, bảo vệ quê hương, Tổ quốc.
Để một tác phẩm cải lương đề tài lịch sử thu hút được người xem, với bản thân tôi, trong quá trình sáng tác, tôi luôn cố gắng lồng ghép vào đó những vấn đề mà bất kỳ hình thái xã hội nào, thời đại nào cũng cần và cũng có. Bên cạnh đó, tôi cũng phải sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật để làm cho nhân vật lịch sử bước ra từ trang sách, xuất hiện ở sân khấu trở nên lung linh hơn, hấp dẫn hơn nhưng cũng phải rất “đời” để đảm bảo tính chân thật của tác phẩm.

Anh là một người đa tài có thể sáng tác ở nhiều thể loại trên nhiều lĩnh vực. Sao anh không dồn sức tập trung vào 1 mảng hay bởi tạng người anh phải làm cùng lúc nhiều việc mới thỏa mãn niềm đam mê nghệ thuật của mình?

- Cho đến thời điểm hiện tại, tôi được biết đến là một tác giả của Sân khấu Cải lương dù rằng tôi cũng đã từng thử sức mình ở lĩnh vực phim truyền hình hoặc viết kịch hài,... Một điểm rất thú vị mà tôi nhận thấy ở bản thân tôi là: Tôi không thích đóng khung, không thích bó buộc, tự giới hạn năng lực của chính mình. Có lẽ chính vì điều đó nên tôi thích tìm tòi, thích khám phá, thích làm cái gì đó mới mẽ, luôn đặt mục tiêu cao hơn năng lực bản thân một chút để bắt bản thân phải nỗ lực... Mục đích cuối cùng cho những việc làm đó chính là, tôi muốn tìm ra sở trường và sở đoản của mình.

Từng mơ ước trở thành nghệ sĩ, nhưng rồi lại thi vào Đại học ngoại ngữ, rồi viết các bài ca cổ, sau lại trở thành soạn giả cải lương, anh có thể nói gì về hành trình của mình? Và nếu như được bắt đầu lại từ đầu, anh sẽ chọn môn gì?

- Trước khi học diễn viên Cải lương ở Trường Nghệ Thuật Sân Khấu 2 (nay là trường Đại học Sân Khấu - Điện Ảnh Thành phố Hồ Chí Minh) tôi đã từng đậu và học ngoại ngữ tại Trường Đại học KHXH&NV TPHCM, sau đó tôi mới quay lại học tiếp ngoại ngữ, và trong thời gian này, tôi bắt đầu công việc sáng tác... Có thể nói, để đến được với nghề, tôi phải đi một con đường vòng rất lớn và bên cạnh những thuận lợi thì cũng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, trải nghiệm càng nhiều thì kinh nghiệm càng nhiều và đó chính là nguồn cảm hứng, là vốn sống, là chất liệu để tôi ngày càng tiến bộ hơn trong nghề và những tác phẩm của tôi trở nên có chiều sâu hơn...

Tôi từng chia sẻ với bạn bè tôi là, tôi rất mê nghề, cải lương đã trở thành hơi thở của tôi nên nếu có kiếp sau, tôi cũng xin được làm tác giả hoặc làm một nghệ sĩ cải lương (nhưng phải nổi tiếng). Nói như vậy để thấy rằng, nếu bây giờ, được bắt đầu lại từ đầu, chắc chắn tôi cũng sẽ chọn cải lương.

Hiện anh đang thực hiện những dự án nào và điều gì khiến anh trăn trở nhất?

- Hiện tại, tôi đang sáng tác theo đơn đặt hàng của một số đơn vị nghệ thuật và một số nghệ sỹ vì thời gian tới, có rất nhiều cuộc thi, hội diễn, liên hoan dành riêng cho lĩnh vực sân khấu cải lương. Bên cạnh đó, tôi cũng đang “chạy nước rút” để hoàn thành luận văn cao học.

Điều tôi trăn trở nhất vẫn là làm sao để sân khấu cải lương được vực dậy, được hưng thịnh và khán giả, công chúng sẽ đến với sân khấu cải lương ngày càng nhiều hơn, đông đảo hơn!

Cám ơn Đằng, chờ đón những sáng tạo mới của anh!

Việt Văn (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Văn nghệ sĩ cần có khát vọng lớn lao, lý tưởng cao cả

VƯƠNG TRẦN - Anh Tuấn |

Tại Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam diễn ra tại Hà Nội ngày 25.7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, các văn nghệ sĩ cần thường xuyên học hỏi, đúc rút những bài học tốt từ các thế hệ đi trước để tiếp tục đi xa hơn, vững vàng hơn.

Mỗi nghệ sĩ phải tự đổi mới mình, bám sát, đi vào những mũi nhọn cuộc sống

Vương Trần |

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ ra những bài học để các văn nghệ sĩ có thể đi xa hơn, vững vàng hơn, đó là: Khát vọng lớn lao, lý tưởng cao cả, hòa nhịp đập trái tim mình với nhịp đập trái tim toàn dân tộc, lăn lộn với thực tiễn phong phú, sôi động của cuộc sống nhân dân.

Lí do thành công của Mỹ Châu, Lệ Thủy có sự góp công của nghệ sĩ Minh Cảnh

ĐÔNG DU |

Trong buổi gặp gỡ truyền thông vào 18.7 tại TPHCM, nghệ sĩ Minh Cảnh đã chia sẻ những kỉ niệm về Lệ Thuỷ, Mỹ Châu. Theo đó, khán giả ngầm hiểu rằng sự thành công của hai nghệ sĩ nữ gạo cội có sự góp công rất lớn của đàn anh.

Ukraina có cung đường mới xuất khẩu ngũ cốc thay tuyến Biển Đen

Khánh Minh |

Croatia đồng ý cho Ukraina sử dụng các cảng của nước này để xuất khẩu ngũ cốc thay tuyến Biển Đen.

Thận trọng trước áp lực điều chỉnh sau chuỗi ngày thăng hoa của chứng khoán

Gia Miêu |

Việc thị trường chứng khoán liên tục bứt phá trong thời gian qua nhiều khả năng sẽ gia tăng áp lực chốt lời trong những phiên giao dịch đầu tháng 8.

Hô biến xe ô tô cũ thành xe "đẹp như mới" bằng thủ thuật tua công tơ mét

BẢO THOA - HẢI DANH |

Hiện nay, trên các trang mạng xã hội xuất hiện nhiều cá nhân nhận "hóa phép", biến những chiếc xe ô tô cũ thành xe gần như mới cho khách hàng bằng cách tua công tơ mét để bán ra thị trường với giá siêu hời nhằm trục lợi. Cũng từ đây mà nhiều người dân có nhu cầu mua xe cũ nhưng không có kinh nghiệm đã bị lừa, để rồi mua phải những chiếc xe kém chất lượng.

Vườn trái cây trĩu quả đón khách nườm nượp ở TPHCM

Anh Tú |

Một nông trại tại TPHCM ra mắt mô hình du lịch nông nghiệp theo hướng hữu cơ, thu hút đông khách trải nghiệm hái trái cây, thưởng thức tại vườn.

Dồn tiền đầu tư phòng trọ công nhân, chủ trọ “còng lưng” trả nợ

Tùng Giang - Đinh Thiện |

Căn nhà của ông Hoạch ở xã Kim Chung (huyện Đông Anh, Hà Nội) dù đã xập xệ, xuống cấp, chằng chịt dấu vết của thời gian, nhưng ông vẫn quyết không tu sửa để dồn tiền đầu tư cho dãy phòng trọ công nhân.

Văn nghệ sĩ cần có khát vọng lớn lao, lý tưởng cao cả

VƯƠNG TRẦN - Anh Tuấn |

Tại Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam diễn ra tại Hà Nội ngày 25.7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, các văn nghệ sĩ cần thường xuyên học hỏi, đúc rút những bài học tốt từ các thế hệ đi trước để tiếp tục đi xa hơn, vững vàng hơn.

Mỗi nghệ sĩ phải tự đổi mới mình, bám sát, đi vào những mũi nhọn cuộc sống

Vương Trần |

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ ra những bài học để các văn nghệ sĩ có thể đi xa hơn, vững vàng hơn, đó là: Khát vọng lớn lao, lý tưởng cao cả, hòa nhịp đập trái tim mình với nhịp đập trái tim toàn dân tộc, lăn lộn với thực tiễn phong phú, sôi động của cuộc sống nhân dân.

Lí do thành công của Mỹ Châu, Lệ Thủy có sự góp công của nghệ sĩ Minh Cảnh

ĐÔNG DU |

Trong buổi gặp gỡ truyền thông vào 18.7 tại TPHCM, nghệ sĩ Minh Cảnh đã chia sẻ những kỉ niệm về Lệ Thuỷ, Mỹ Châu. Theo đó, khán giả ngầm hiểu rằng sự thành công của hai nghệ sĩ nữ gạo cội có sự góp công rất lớn của đàn anh.