Điều ít biết về trạm khí tượng Hoàng Sa

Bài và ảnh Hoàng An |

Vào một ngày giữa tháng 3, qua các phương tiện thông tin đại chúng, chúng tôi được biết “Người quan trắc viên cuối cùng của Trạm Khí tượng Hoàng Sa” sinh sống tại Đà Nẵng đã tạ thế. Người Quan trắc viên ấy là ông Võ Như Dân, người từng làm việc tại Trạm khí tượng Hoàng Sa 13 năm, từ năm 1956 đến năm 1969.
Ảnh về Trạm Khí tượng Hoàng Sa chụp năm 1952 (hồ sơ do Pháp bàn giao năm 1986)
Ảnh về Trạm Khí tượng Hoàng Sa chụp năm 1952 (hồ sơ do Pháp bàn giao năm 1986)
Những thông tin này khiến cho tôi rất tò mò và quan tâm. Lần tìm những thông tin dữ liệu lịch sử về Trạm Khí tượng đặc biệt này được lưu giữ trong những hồ sơ do chính phủ Pháp bàn giao cho Việt Nam năm 1986, cho thấy Trạm khí tượng Hoàng Sa được người Pháp xây dựng từ năm 1932. Tên tiếng Pháp của Trạm là DE PATTLE, số hiệu 48860 (nhóm 048 là code của Việt Nam ở vùng Đông Nam Á), mã số quốc tế là 860 (theo mã Luật khí tượng bề mặt dùng chỉ trạm Hoàng Sa). Trạm nằm tại vị trí 1110 37 kinh độ Đông và 16033 vĩ độ Bắc. Trạm bắt đầu hoạt động từ năm 1938 đến tháng 1.1974. Nhưng chuỗi số liệu bắt đầu quan trắc và lưu giữ từ năm 1941 cho đến tháng 9.1973.

1. Khí tượng thủy văn được cộng đồng thế giới xác định là không biên giới, chỉ những số liệu khí tượng thủy văn là những con số mang giá trị lịch sử được ghi dấu bằng chính những con người đã từng cống hiến và làm việc xuyên qua mọi thời đại để ghi được những giá trị lớn lao. Theo tư liệu còn lưu giữ, trong suốt hơn 30 năm hoạt động, đã có 106 nhân viên đến làm việc tại trạm này. Quan trắc viên Võ Như Dân được tính là người có thời gian làm việc trên Trạm Đảo Hoàng Sa lâu nhất.

Qua những kênh thông tin chính thức từ Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, Đài KTTV khu vực Trung Trung bộ và Trung tâm Thông tin Dữ liệu KTTV và những nguồn dữ liệu về Biển đảo Việt Nam, tác giả đã tiếp cận trực tiếp với những thông tin, những trang báo biểu trong chuỗi số liệu quan trắc của Trạm Khí tượng Hoàng Sa để được mục sở thị những trang tư liệu lịch sử này và được biết những thông tin hết sức đặc biệt.

Đó là những chuỗi số liệu từ 1941 đến 9.1973 của Trạm Khí tượng Hoàng Sa bao gồm các yếu tố quan trắc như: Nhiệt, ẩm, áp, mưa, nắng, bốc hơi và tài liệu cao không (gió trên tầng cao), số ca quan trắc là: 8obs/ngày. Những số liệu từ trước năm 1975 được lưu trữ tại Đài KTTV khu vực Nam bộ và những dữ liệu từ trước năm 1955 được lưu trữ tại Trung tâm Thông tin dữ liệu KTTV. Những trang dữ liệu này đã được số hóa để bảo quản theo quy định. Hệ thống dữ liệu lưu trữ về Trạm Khí tượng Hoàng Sa còn đang lưu giữ có: Sổ quan trắc: 1949 - 9/1973; Sổ trắc lượng (gió trên cao): 1951 - 1973; Giản đồ gió: 1952 - 1973; Biểu CRQ (biểu ghi quan trắc hàng ngày): 1941- 1973; Biểu trắc lượng: 1958-1973; Sổ Phân toán có dán giản đồ nhiệt, ẩm, áp, mưa: từ tháng 10.1947 - 9.1973. Mỗi trang số liệu gốc đều có dấu tích của những người quan trắc viên đã làm việc trên Trạm đảo Hoàng Sa ngày ấy.

2. Đối với những thế hệ làm nghề quan trắc, dự báo khí tượng thủy văn, những điểm trạm quan trắc nào cũng có một vị trí vô cùng quan trọng nhưng những tên trạm đặc biệt luôn ăn sâu vào tâm trí của người làm nghề, và những trang số liệu được xem là tâm huyết cả một đời người quan trắc. Những trang dữ liệu này được lưu trữ ngay sau khi quan trắc được, nhằm phục vụ dự báo thời tiết nói riêng và dự báo KTTV nói chung (bao gồm cả dự báo thời tiết, dự báo các hiện tượng KTTV nguy hiểm, dự báo khí hậu, dự báo biến đổi khí hậu, dự báo khí tượng nông nghiệp, dự báo thủy văn, dự báo hải văn với các hạn dự báo cực ngắn, hạn ngắn, hạn vừa, hạn dài). Cho đến hôm nay mã trạm Hoàng Sa với số hiệu 048.860 vẫn luôn là những dãy số thân yêu đối với nghề khí tượng. Số hiệu trạm vẫn ngày ngày xuất hiện trong hệ thống trạm quan trắc KTTV quốc gia.

Viên chức Trung tâm Thông tin Dữ liệu KTTV thực hiện quy trình bảo quản  Tài liệu KTTV.
Viên chức Trung tâm Thông tin Dữ liệu KTTV thực hiện quy trình bảo quản Tài liệu KTTV.

Đối với chuyên ngành dự báo KTTV, để có thể thực hiện dự báo KTTV, người ta phải sử dụng kết hợp số liệu quan trắc ở thời điểm quan trắc hiện tại (số liệu thời gian thực) cùng với những số liệu trong quá khứ (số liệu lịch sử, số liệu thời gian phi thực). Sau khi phục vụ dự báo, số liệu KTTV thời gian thực được lưu trữ để sử dụng cho rất nhiều các mục tiêu khác như phục vụ các nhu cầu nghiên cứu, đào tạo, quản lý, quy hoạch, phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. Dữ liệu KTTV được quan trắc tại Hoàng Sa hay số liệu quan trắc trên các đảo, quần đảo đóng vai trò quan trắc trong việc phát triển kinh tế biển và đặc biệt trong công tác phòng chống bão, giúp cho các đơn vị nghiệp vụ như Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, các Đài KTTV khu vực có thông tin để dự báo chính xác hơn và điều chỉnh kịp thời các bản tin dự báo khi bão đang trên vùng biển Đông.

3. Cũng như các quốc gia trên thế giới, Việt Nam đang nỗ lực chạy đua cùng thời gian để cứu hàng triệu bản ghi tài liệu gốc về khí tượng thủy văn đang bị huỷ hoại bởi thời tiết và thời gian. Đáng chú ý là các dữ liệu trước 1975 được đánh giá là những bộ số liệu quý giá giúp chúng ta hiểu biết hơn về những biến đổi khí hậu mang tính toàn cầu đang xảy ra hàng ngày, hàng giờ. Trong điều kiện khí hậu cực kỳ ẩm ướt của các đảo gần xích đạo, tài liệu có xu thế bị xấu đi và hư hỏng.

Công tác cứu số liệu KTTV ở Việt Nam bắt đầu được thực hiện từ năm 2002 theo văn bản số 258/KTTV-HTQT ngày 23.04.2002 của Tổng cục KTTV về việc thực hiện Dự án cứu số liệu do Tổ chức Khí tượng thế giới tài trợ, Trung tâm Thông tin và Dữ liệu KTTV đã thực hiện việc cứu số liệu khí tượng các tài liệu khí tượng do Cộng hòa Pháp chuyển giao năm 1986 bao gồm: Tài liệu khí tượng giai đoạn 1867-1925. Đây là các loại tài liệu “Báo cáo tháng” với 6486 trang tài liệu của 32 trạm; Tài liệu khí tượng giai đoạn 1950-1954 và tài liệu “Sổ quan trắc” bao gồm 18192 trang số liệu khổ giấy A3 của 12 trạm. Các hạng mục tài liệu lịch sử đã và đang được bảo quản theo đúng quy trình về công tác lưu trữ. Hiện nay Tổng cục KTTV đang lên các phương án cứu số liệu như Xây dựng hệ thống lưu trữ, khai thác tài liệu KTTV điện tử; từng bước số hoá (Scan, tạo lập nội dung thông tin dữ liệu). Ưu tiên số hoá các dữ liệu Khí tượng thủy văn trước năm 1955 ở miền Bắc, trước 1975 ở miền Nam.

Cho đến hôm nay, dữ liệu quan trắc KTTV của Việt Nam đã có lịch sử trên 100 năm. Việc quan trắc KTTV đã được tiến hành từ thời nhà Nguyễn (đầu thế kỷ 18). Đến thời Pháp thuộc đã có một số trạm quan trắc mà số liệu còn lưu trữ đến ngày nay ở Tổng cục KTTV còn có các trang số liệu gốc quý giá như các Trạm: Trạm Khí tượng Hà Tiên năm 1880, Trạm Khí tượng Nam Định, Trạm Khí tượng Vũng Tàu. Hàng năm hàng vạn trang tài liệu số liệu KTTV ở khắp nơi được gửi đều đặn hàng năm về Kho Tư liệu do Trung tâm Thông tin và Dữ liệu KTTV quản lý tại Hà Nội tài liệu luôn được các CBCNVC chỉnh lý, bảo quản, khai thác tài liệu theo quy trình, quy phạm, ngoài ra tài liệu còn được tu bổ, phục chế. Mỗi cán bộ viên chức trong ngành đặc biệt là những thế hệ quan trắc viên hay những cán bộ làm công tác lưu giữ tài liệu chuyên ngành luôn nâng niu, gìn giữ như tài sản quý giá của chính mình và của một ngành lịch sử. Những công việc thầm lặng ấy vẫn ngày đêm được các thế hệ quan trắc viên tiếp nối bằng những trang dữ liệu vừa phục vụ cho dự báo, cảnh báo thiên tai KTTV vì sự an toàn của cộng đồng. Dữ liệu ấy còn được lưu trữ bảo quản để sử dụng cho rất nhiều các mục tiêu quản lý, quy hoạch, phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, hay các nhu cầu nghiên cứu, đào tạo góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng cho Đất nước.

Bài và ảnh Hoàng An
TIN LIÊN QUAN

Khí tượng thủy văn Việt - Lào: Hợp tác vì phát triển bền vững tầm quốc gia

HOÀI LINH |

Sinh thời, nói về quan hệ Việt - Lào, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu từng viết: “Việt - Lào hai nước chúng ta; Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”. Theo giáo sư, tiến sĩ Trần Hồng Thái - Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV), hợp tác KTTV Việt - Lào được gắn kết từ truyền thống gắn bó keo sơn giữa hai nước trong lịch sử.

GS.TS Trần Hồng Thái: Ngành Khí tượng Thủy văn luôn dành sự ưu tiên đầu tư vào con người

Huy Minh (thực hiện) |

Ngày 3.10 năm nay, ngành Khí tượng Thủy văn (KTTV) Việt Nam tròn 75 năm thành lập. Nhân sự kiện trọng thể này, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với GS.TS Trần Hồng Thái - Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước gửi thư chúc mừng ngành Khí tượng thủy văn

Vương Trần |

Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng vừa có thư chúc mừng ngành Khí tượng thủy văn Việt Nam nhân kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống (3.10.1945 - 3.10.2020).

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Khí tượng thủy văn Việt - Lào: Hợp tác vì phát triển bền vững tầm quốc gia

HOÀI LINH |

Sinh thời, nói về quan hệ Việt - Lào, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu từng viết: “Việt - Lào hai nước chúng ta; Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”. Theo giáo sư, tiến sĩ Trần Hồng Thái - Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV), hợp tác KTTV Việt - Lào được gắn kết từ truyền thống gắn bó keo sơn giữa hai nước trong lịch sử.

GS.TS Trần Hồng Thái: Ngành Khí tượng Thủy văn luôn dành sự ưu tiên đầu tư vào con người

Huy Minh (thực hiện) |

Ngày 3.10 năm nay, ngành Khí tượng Thủy văn (KTTV) Việt Nam tròn 75 năm thành lập. Nhân sự kiện trọng thể này, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với GS.TS Trần Hồng Thái - Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước gửi thư chúc mừng ngành Khí tượng thủy văn

Vương Trần |

Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng vừa có thư chúc mừng ngành Khí tượng thủy văn Việt Nam nhân kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống (3.10.1945 - 3.10.2020).