Đi và thấy: Mùa thu Tây Tạng

BẢO CHÂN |

Người Tây Tạng nói rằng, Trung thu, ấy là khoảng thời gian để tận hưởng những ngày tiết trời đẹp nhất trong năm. Nắng trong như thủy tinh. Bầu trời xanh ngăn ngắt. Mây trắng phiêu diêu bồng bềnh quanh triền núi. Dù quen hay lạ, một khi bước chân của bạn chạm đến vùng đất thiêng, cảm xúc trào dâng và bạn sẽ hiểu vì sao Lhasa có nghĩa là “nơi ở của thần linh”.

Thành phố Lhasa, thủ phủ của Khu tự trị Tây Tạng trải đều ở độ cao trên 3.650m so với mực nước biển và là một trong những đô thị cao nhất thế giới, với hơn 255.000 thường dân và khoảng chừng ấy tu sĩ. Lịch sử Tây Tạng được đánh dấu từ giữa thế kỷ thứ VII, khi vua Songtsan Gampo thực hiện thành công khát vọng chinh phục những rặng núi tuyết và thành hôn với Công chúa Văn Thành của nhà Đường (Trung Hoa), đồng thời mở cửa cho Phật giáo du nhập vào vương quốc hùng mạnh xuất phát từ thung lũng sông Yarlung.

 

Đến Lhasa, dù thế nào, không ai bỏ qua chuyến thăm cung điện Potala. Cung điện được vua Songtsan Gampo cho xây dựng vào năm 637, đánh dấu cuộc hôn nhân với công chúa Văn Thành. Nằm trên đồi Marpori, cao 91m so với mặt bằng thành phố, đó là 1 trong 3 ngọn đồi linh thiêng, được tin là nơi ở của Đức Phật Quán thế âm Bồ tát (Bodhisattva Avalokite-vara). Đến thế kỷ 17, khi Đức Daila Latma đời thứ 5 (Losang Gyatso) cho xây dựng lại, cung điện Potala có 3 khu vực chính: Cung thành phía trước núi, cung thất trên đỉnh núi và khu hồ phía sau núi.

Toàn bộ công trình cao 117m, được xây dựng bằng đá, gỗ và bùn; từ Đông sang Tây có chiều dài 360m, chiều rộng theo trục Bắc Nam là 270m; công trình gồm 13 tầng, bên trong chia thành 1.000 phòng, hầu hết các bức tường đều dày từ 1 - 3m và được sơn 3 màu: Trắng - tượng trưng cho tình thương, đỏ - tượng trưng cho trí tuệ và vàng - tượng trưng cho năng lượng.

Ngày nay, Potala đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Mỗi ngày có hàng ngàn người xếp hàng để được vào thăm cung điện, tuy nhiên thời gian dành cho khách tham quan khu nội cung không quá 1 giờ/lần, với điều kiện quý khách phải có đầy đủ giấy tờ tùy thân. Rất nhiều người thích thú tắm nắng thu hoặc chụp ảnh Lhasa từ quần thể lâu đài nguy nga, tráng lệ này.

Chùa Đại Chiêu (Jokhang) là một trong những thánh tích lâu đời nhất ở Tây Tạng đã được công nhận là di sản thế giới. Chùa được vua Songtsan Gampo xây dựng từ năm 693, khi vương triều này đang cực kỳ hưng thịnh. Chùa thờ Minh Cửu Đa Cát Phật - tức Phật Thích Ca Mâu Ni do công chúa Văn Thành mang theo từ quê sang, khi chính thức làm dâu Tây Tạng. Nằm giữa trái tim của Lhasa, Jokhang là ngôi chùa linh thiêng nhất nước và là nơi diễn ra ngày hội lớn nhất của người Tạng. Mỗi năm, ít nhất 1 lần, người Tạng hành hương về thánh địa Phật giáo Jokhang; quanh chùa lúc nào cũng tấp nập Phật tử và du khách.

 

 

Rất nhiều người thích thú tắm nắng thu hoặc chụp ảnh Lhasa từ cung điện Potala.

Đi thăm Tây Tạng, ở trung tâm thành phố hay những làng quê xa xôi, chúng ta thường thấy hình ảnh những dây cờ ngũ sắc (lungta) tung bay chào đón. Khác với cờ Phật Giáo nói chung có 5 màu: Trắng, đỏ, cam, vàng, lam, cờ Phật giáo Tây Tạng màu trắng, đỏ, lục, vàng, cam. Đó là những vuông vải ngũ sắc có in hình tượng nước gió, linh thú (Garuda) đại diện cho trí tuệ, quyền năng, sự tự tin và vô úy cũng những bài kinh cầu nguyện. Theo quan niệm của người dân sinh sống ở vùng thảo nguyên bạt ngàn, lungta là ngựa gió mang thông điệp của con người gửi đấng siêu nhiên và cũng là cầu nối chuyển giao những điều tốt đẹp từ cõi Phật xuống nhân gian.

Ở Tây Tạng, con người sống bằng đức tin và hầu như các mối quan hệ xã hội luôn luôn được ràng buộc bởi niềm tin tôn giáo. Vâng, Phật giáo là chủ đề thiêng liêng nhất ở đất nước này và đạo sư Liên Hoa Sanh là nhân vật lịch sử được mô tả như hiện thân thiêng liêng của lý tưởng Tây Tạng. Có rất nhiều giai thoại, truyền thuyết và những điều kỳ diệu của Mật giáo lẫn những huyền thuật phi thường đã trở thành hào quang bao phủ quanh Đức Liên Hoa Sanh. Người Tây Tạng tin rằng, Ngài vẫn còn sống trên trái đất này và thực hành diệu pháp. Khách đến Tây Tạng cảm thấy Ngài hiện diện khắp nơi, trong tranh tượng, tu viện, kinh sách, công trình kiến trúc… Mùa thu, rời Lhasa, đến làng cổ Dedrom, thăm hang thiền của Đạọ sư Liên Hoa Sanh và tận hưởng suối khoáng nóng đầu nguồn do chính Ngài khai lộ cách nay gần 14 thế kỷ, ấy là diễm phúc vô cùng to lớn không chỉ dành riêng cho người Tây Tạng.

Tây Tạng là vùng đất vô cùng khắc nghiệt và đầy mê hoặc. Đến Tây Tạng vào mùa thu, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những rặng núi cao vời vợi và vô cùng bình yên, bởi đó là khoảng thời gian vạn vật hiển lộ đúng tính cách lẫn sắc màu như nó vốn thế...

BẢO CHÂN
TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.