Đi... để học cách yêu thương

BÍCH HÀ |

Sau niềm vui đoàn viên đón Tết cùng gia đình, tạm cất đi nỗi niềm riêng, hàng nghìn giáo viên trên cả nước đã bắt đầu năm mới bằng những chuyến đi, để tiếp tục hành trình “gieo chữ” ở những vùng đất khó. Sự khắc nghiệt của thời tiết không thể cản bước chân, làm vơi đi bầu nhiệt huyết và tình yêu thương của người thầy, người cô dành cho những đứa trẻ vùng cao.

Hy sinh hạnh phúc riêng

Ôm hai con nhỏ vào lòng, cố kìm nén để không khóc, cô Nguyễn Thị Thủy cẩn thận dặn dò từng đứa rồi lái chiếc xe máy vượt những cung đường đèo hiểm trở, đến với điểm trường Phổ thông dân tộc Bán trú THCS Pa Cheo (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai). Đã 10 năm nay, những đứa con của cô quen với việc xa mẹ. Chúng nở nụ cười, vẫy tay tiễn mẹ lên đường. Còn cô, cố kìm lại để không bật khóc.

Nhà cô Thủy cách trường khoảng 60km, đường sá đi lại khó khăn, nên cô thường xuyên phải ở lại trường để tiện cho việc giảng dạy và chỉ về nhà vào cuối tuần. Những đứa con, cô gửi lại nhờ cậy chồng và người thân chăm sóc.

Ngày đầu, con khóc vì nhớ mẹ, nhưng... riết rồi quen. Những lúc nhớ con, cô nhìn vào tấm gương của các đồng nghiệp. Vì yêu nghề, nhiều người quê Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định cũng phải gửi con ở nhà với ông bà để lên những vùng đất xa xôi dạy học. Một tuần, cô có ngày thứ bảy và chủ nhật ở bên gia đình,  tự an ủi mình rằng vẫn còn may mắn.

Nhớ lại thời điểm năm 2009, sau khi tốt nghiệp khoa Sư phạm Ngữ văn, cô giáo trẻ đã rời miền quê  Phú Thọ, tình nguyện lên dạy học tại vùng đất được coi là nghèo nhất tỉnh Lào Cai. Ngày mới lên, khó khăn đủ bề, trường có 4 lớp học nhưng chỉ có mỗi một căn nhà cấp 4, học sinh phải học trong lớp học dựng tạm bằng vách nứa. Không chợ, không điện, có tiền cũng không mua được hàng hóa do giao thông hiểm trở. Bà con nơi cô công tác, 100% là dân tộc H'Mông, đa phần là hộ nghèo. Nhiều người lớn lên với tư tưởng "trọng nam khinh nữ", cho rằng các bạn nữ phải ở nhà để giúp bố mẹ hoặc đi lấy chồng, nên để vận động được học sinh ra lớp là một thử thách rất lớn với cô giáo trẻ.

Rồi khó khăn cũng dần qua, bằng sự chân thành và tình thương yêu của mình, không chỉ dạy học, cô Thủy đã đề xuất nhà trường thành lập câu lạc bộ dạy kỹ năng sống, để mỗi ngày đến trường các em không chỉ được dạy chữ mà còn được vui chơi, được truyền động lực - nhất là những học sinh nữ - để vươn lên “thoát nghèo” và tin tưởng vào bản thân. Và có lẽ chỉ có thể là tình yêu nghề và lòng mến trẻ mới thôi thúc cô giáo vượt lên trên tất cả, để rồi trụ lại và gắn bó với các em suốt 14 năm qua ở vùng đất nổi tiếng có thời tiết khắc nghiệt của tỉnh Lào Cai.

Hôm nay, suốt dọc đường trở lại điểm trường, cô cười nhiều hơn khi nghĩ về học trò của mình, nghĩ về những lời nhắn, câu chúc các em đã dành tặng cô trong dịp Tết. "Các em học sinh biết chúc Tết bằng tiếng Việt có dấu, không sai lỗi chính tả, câu chữ chỉn chu khiến tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc” - cô Nguyễn Thị Thủy xúc động nói.

Những chuyến đi chở đầy yêu thương

Cũng như cô Thủy, vợ chồng cô Vi Thị Dinh và thầy Mai Đức Tiệp trên vai lỉnh kỉnh đồ đạc, cùng nhau bắt xe trở lại điểm trường. Cách đây gần 2 tuần, thầy cô đã vượt khoảng 280 km từ điểm trường Thèn Pả, xã Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc, Hà Giang để về quê ăn Tết. Dù bịn rịn, nhưng trách nhiệm với công việc, thầy cô gửi lại hai con nhỏ để ông bà chăm sóc, rồi tiếp tục hành trình nuôi dạy những đứa trẻ vùng cao.

Đã nhiều lần vì nhớ con, thầy cô tính chuyển công tác về gần nhà nhưng vì thương học sinh dân tộc còn vất vả, cần con chữ để thoát nghèo, hai người vẫn tình nguyện gắn bó với điểm trường Thèn Pả đến giờ.

“Trường Thèn Pả đã là gia đình thứ hai của chúng tôi rồi, vì thời gian chúng tôi ở trường, tiếp xúc với học sinh còn nhiều hơn với con cái mình. Học sinh cũng vậy, chỉ cuối tuần mới về thăm nhà, chúng tôi không chỉ làm thầy, mà còn thay cha mẹ các em dạy dỗ, uốn nắn từng việc nhỏ nhất.  Học sinh ốm đau, dù đêm hôm, vẫn một tay các thầy cô chăm sóc. Lũ trẻ không chỉ là trò, mà là con”- nhắc đến học trò, cô thầy rưng rưng.

Học sinh nơi đây với điều kiện còn nhiều thiếu thốn nhưng luôn bày tỏ sự tri ân tới thầy cô bằng những tình cảm đơn thuần, giản dị. Đó là điều mà thầy cô vô cùng trân quý, tiếp thêm sức mạnh để tiếp tục đồng hành cùng giáo dục vùng cao.

Những ngày đầu năm Quý Mão, trên khắp nẻo đường Tổ quốc, có rất nhiều chuyến đi như của cô Thủy, cô Dinh, thầy Tiệp. Những chuyến đi mang theo lửa nghề, sự nhiệt huyết, cống hiến và đằng sau đó là nỗi niềm, hy sinh hạnh phúc riêng vì sự nghiệp trồng người.

Trên những nẻo đường tác nghiệp, chúng tôi đã ghi lại rất nhiều câu chuyện sinh động và chân thực về tấm gương nhà giáo hy sinh thầm lặng cho nghề. Nơi vùng sâu, vùng xa cái nghèo còn bủa vây, nơi đảo xa sóng truyền còn yếu, vẫn có rất nhiều người thầy, người cô lặng lẽ, kiên trì bám trụ với nghề, quyết tâm mang con chữ đến các em học sinh. Sau những ngày vui xuân bên gia đình, họ tạm quên đi nỗi nhớ để tiếp tục trở lại các điểm trường xa xôi, hẻo lánh, mang theo tình yêu thương dành cho những đứa trẻ vùng khó.  Những người chọn nghề giáo vốn mang sẵn trong mình những giá trị tích cực. Họ yêu học trò, gieo mong ước trong từng nét chữ để làm thay đổi những cuộc đời.

Tiếp thêm động lực

Hiểu sự hy sinh thầm lặng đó, Đảng, Nhà nước và toàn xã hội vẫn luôn dành sự quan tâm, chia sẻ khó khăn với các thầy cô. Nhưng nhìn chung, đời sống của giáo viên, đặc biệt giáo viên đang công tác ở vùng cao vẫn còn thiếu thốn, khó khăn đủ bề. Công việc nhiều áp lực, yêu cầu xã hội ngày càng cao, nhưng mức lương dành cho giáo viên chưa tương xứng với tính chất công việc.

8 năm dạy học ở trường mầm non vùng cao rất khó khăn của tỉnh Sơn La, cô Nguyễn Thị Mai nhận về mức lương 6,8 triệu đồng/tháng. Hàng ngày, cô phải thức dậy từ 5h sáng đi đến điểm trường lẻ cách trung tâm hơn 20km. Tiền xăng xe, rồi giá lương thực, thực phẩm ngày một tăng, trong khi đồng lương eo hẹp, khiến cô phải căn ke lắm mới đủ trang trải cuộc sống.

Cũng như cô Mai, nhiều giáo viên hiện nay đi làm cả chục năm, cuối tháng nhận lương 5-6 triệu đồng, rút ra đóng tiền học cho hai con hết 3 triệu. Số tiền ít ỏi còn lại chỉ đủ đi chợ chừng nửa tháng. Nhiều người ngoài giờ lên lớp, lại chạy đôn chạy đáo làm thêm các nghề khác để kiếm tiền lo cho gia đình.

Năm 2023, ngành giáo dục bước vào giai đoạn quan trọng thực hiện giáo dục phổ thông mới ở những lớp gần cuối cấp để chuẩn bị đến năm 2025 hoàn tất chương trình. Khó khăn còn nhiều, nhưng tình yêu dành cho học trò và lửa nghề trong mỗi thầy cô vẫn luôn sẵn có. Có điều, nếu lương và phụ cấp giáo viên sớm được tăng thêm sẽ là động lực lớn lao để thầy cô yên tâm công hiến cho nghề.

Hơn 200.000 giáo viên được dự kiến tăng lương

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành dự thảo về quy định chế độ phụ cấp ưu đãi nhà giáo. Theo đó, Bộ đề xuất nâng mức phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên mầm non đang hưởng mức 35% và mức 50% lên mức 70%; giáo viên mầm non đang công tác vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn hưởng mức 100%.

Với mức đề xuất này, sẽ có khoảng hơn 200.000 giáo viên mầm non thuộc đối tượng điều chỉnh. Dự kiến nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp tăng thêm khoảng 336 tỉ đồng/tháng (4.032 tỉ đồng/năm).

BÍCH HÀ
TIN LIÊN QUAN

Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng xây nhà nội trú cho cán bộ vùng cao

QUÁCH DU - TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Ngày 29.7, Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng phối hợp với Báo Lao Động và LĐLĐ tỉnh Hà Tĩnh, LĐLĐ huyện Hương Khê và chính quyền xã Hương Liên đã tổ chức khánh thành công trình nhà ở nội trú cho công nhân, viên chức lao động vùng sâu vùng xa ở xã Hương Liên (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh).

Khánh thành nhà nội trú do Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng tài trợ

TRẦN TUẤN - QUÁCH DU |

HÀ TĨNH - Sáng 29.7, Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng phối hợp với Báo Lao Động và Liên đoàn Lao Động Hà Tĩnh, Liên đoàn Lao Động huyện Hương Khê và chính quyền xã Hương Liên tổ chức khánh thành Công trình nhà nội trú cho công nhân viên chức lao động vùng sâu vùng xa ở xã Hương Liên (huyện Hương Khê).

Sắp khánh thành công trình nhà nội trú do Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng tài trợ

TRẦN TUẤN |

HÀ TĨNH - Công trình nhà nội trú cho công nhân viên chức lao động vùng sâu vùng xa ở xã Hương Liên, huyện Hương Khê có tổng vốn đầu tư hơn 2,76 tỉ đồng do Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng tài trợ cùng với nguồn vốn đối ứng của LĐLĐ tỉnh Hà Tĩnh đã hoàn thành, ít ngày nữa sẽ khánh thành. Đây là công trình “trong mơ” của nhiều đoàn viên công đoàn công tác xa nhà bấy lâu nay.

Cô gái Singapore sốc khi nhờ AI lên kế hoạch du lịch Việt Nam

Thúy Ngọc |

Melissa Tan sử dụng Notion AI để lên kế hoạch chuyến du lịch Việt Nam một mình trong 12 ngày, bắt đầu từ Hà Nội. Kết quả khiến cô sững sờ.

TPHCM: Hơn 31.000 xe hết hạn tạm giữ chưa được xử lý

MINH QUÂN |

TPHCM - Thời gian dài, thủ tục nhiều khiến hơn 31.000 phương tiện giao thông vi phạm quá thời hạn bị tạm giữ tại các kho tang vật của Cảnh sát giao thông TP Hồ Chí Minh chưa được xử lý.

Đà Nẵng: Kẻ gian đập phá trụ ATM ngân hàng trộm tiền giữa phố

Mai Hương |

Chiều 23.3, nhân viên Ngân hàng Thương mại CP Đông Á phát hiện trụ ATM trên đường Lê Duẩn (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) bị kẻ gian đập phá.

Hai tấm thẻ đỏ và bài học cho U23 Việt Nam

PHẠM ĐÌNH |

U23 Việt Nam đã nhận bài học sau trận đấu với U23 Iraq ở giải giao hữu quốc tế Doha Cup 2023.

Tài chính thông minh: Tất tần tật về đầu tư vàng để sinh lời tối ưu

Nhóm PV |

Vàng là tài sản tích trữ và đầu tư phổ biến với người dân Việt Nam. Kim loại quý còn công cụ phòng thủ vững chắc trước những biến động kinh tế và bảo toàn giá trị tăng trưởng qua thời gian. Ông Tạ Thanh Tùng - chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ tiết lộ chi tiết trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) hôm nay.

Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng xây nhà nội trú cho cán bộ vùng cao

QUÁCH DU - TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Ngày 29.7, Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng phối hợp với Báo Lao Động và LĐLĐ tỉnh Hà Tĩnh, LĐLĐ huyện Hương Khê và chính quyền xã Hương Liên đã tổ chức khánh thành công trình nhà ở nội trú cho công nhân, viên chức lao động vùng sâu vùng xa ở xã Hương Liên (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh).

Khánh thành nhà nội trú do Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng tài trợ

TRẦN TUẤN - QUÁCH DU |

HÀ TĨNH - Sáng 29.7, Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng phối hợp với Báo Lao Động và Liên đoàn Lao Động Hà Tĩnh, Liên đoàn Lao Động huyện Hương Khê và chính quyền xã Hương Liên tổ chức khánh thành Công trình nhà nội trú cho công nhân viên chức lao động vùng sâu vùng xa ở xã Hương Liên (huyện Hương Khê).

Sắp khánh thành công trình nhà nội trú do Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng tài trợ

TRẦN TUẤN |

HÀ TĨNH - Công trình nhà nội trú cho công nhân viên chức lao động vùng sâu vùng xa ở xã Hương Liên, huyện Hương Khê có tổng vốn đầu tư hơn 2,76 tỉ đồng do Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng tài trợ cùng với nguồn vốn đối ứng của LĐLĐ tỉnh Hà Tĩnh đã hoàn thành, ít ngày nữa sẽ khánh thành. Đây là công trình “trong mơ” của nhiều đoàn viên công đoàn công tác xa nhà bấy lâu nay.