Để xứng danh là một dân tộc có văn hóa

GS-TS Bùi Quang Thanh (Viện VHNT quốc gia Việt Nam) |

Đứng trước thực trạng mang tính cấp bách của xã hội hiện tại, Hội nghị toàn quốc về văn hóa lần thứ 3 như hồi chuông ngân vang cho khúc dạo đầu của thời khắc chuyển mình mới của nền văn hóa nước nhà.

1. Thoáng chốc đã 75 năm trôi qua, kể từ khi Hội nghị văn hóa toàn quốc được tổ chức (11.1946) ngay sau năm Việt Nam giành độc lập... Và những chục năm bước vào con đường kháng chiến 9 năm, rồi xây dựng chủ nghĩa xã hội và kháng chiến chống Mỹ cứu nước hơn 30 năm. Để rồi đất nước quy về một mối, cả dân tộc bước vào vận hội phục hồi sau chiến tranh, bắt tay công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Con đường phát triển kinh tế - xã hội thênh thang. Lại càng thênh thang khi cả nước bước vào thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế. Cũng từ đây, hàng trăm đô thị, thị tứ mọc lên. Cũng từ đây, hàng trăm khu công nghiệp lấn sân những cánh đồng màu mỡ, mang lại thu nhập kinh tế cao hơn bao giờ hết. Cũng từ đây, văn hóa làng, vốn được coi là thành lũy và hạt nhân của văn hóa dân tộc đã bước vào những thử thách, những tác động vừa âm thầm, lan tỏa, vừa dữ dội, cuốn hút... Sức mạnh của đồng tiền và văn hóa ngoại lai đã từ đó xâm nhập vào tâm can con người, tạo ra sự phân rã các thành phần xã hội sâu sắc. Cũng từ đây, di sản văn hóa của tiền nhân có nguy cơ bị buông thả, xuống cấp, các cặp quan hệ từ gia đình đến dòng họ, xóm làng, xã hội dần bị sứt mẻ, thậm chí bị phá vỡ, môi trường văn hóa mà hạt nhân là văn hóa làng bản đã và đang bị bao phủ bởi sự suy thoái về đạo đức, nhân cách con người...

Đứng trước thực trạng cấp bách đó, Đại hội lần thứ XIII của Đảng như một dấu mốc mới, bên cạnh việc quan tâm đến những vấn đề chiến lược, đại sự quốc gia về an ninh, kinh tế, chính trị, ngoại giao, đã lần đầu tiên có sự tư duy mới, toàn diện về văn hóa, xác định văn hóa không chỉ “soi đường cho quốc dân đi”, mà còn thật sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực và sức mạnh nội sinh để phát triển đất nước, giữ vai trò ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội trong thời đại mới! Đứng trước thực trạng xã hội đang diễn ra, với sự xuống cấp về tư tưởng, đạo đức của “một bộ phận không nhỏ” đảng viên, một bộ phận lớn trong thế hệ trẻ, vấn nạn tham nhũng, diễn biến thoái hóa của nhiều thành phần xã hội, có thể nghĩ rằng, Hội nghị văn hóa toàn quốc vừa mới diễn ra, nên được coi là một dạng “Hội nghị Bình Than” về văn hóa để kịp thời chuyển tải “hào khí” của thời đại Hồ Chí Minh, triển khai thực hiện Nghị quyết vừa được cô đọng trong Đại hội Đảng lần thứ XIII, đưa Việt Nam bước vào thời kỳ chấn hưng văn hóa, hoàn thiện các giá trị chuẩn mực, nâng dân tộc Việt Nam lên tầm cao mới, xứng danh là một dân tộc có văn hóa trong lòng bè bạn năm châu!

2. Hơn 70 năm mới lại có được một cuộc Hội nghị toàn quốc về Văn hóa, với chặng đường diễn ra biết bao biến cố lịch sử và đặc biệt là những biến cố vừa âm thầm, lan tỏa, vừa dữ dội nhưng vô hình của đời sống văn hóa xã hội, của sự tha hóa nhân cách, đạo đức, lối sống của “một bộ phận không nhỏ” từ đảng viên đến dân thường. Đứng trước thực trạng mang tính cấp bách của xã hội hiện tại, Hội nghị toàn quốc về văn hóa lần thứ 3 như hồi chuông ngân vang cho khúc dạo đầu của thời khắc chuyển mình mới của nền văn hóa nước nhà. Trong diễn văn quan trọng mang tính chỉ đạo Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ dẫn: “Khi nói đến văn hóa là nói đến những gì là tinh hoa, tinh tuý nhất, được chưng cất, kết tinh, hun đúc thành những giá trị tốt đẹp, cao thượng, đặc sắc nhất, rất nhân văn, nhân ái, nhân nghĩa, nhân tình, tiến bộ (một con người có văn hoá, một gia đình có văn hoá, một dân tộc có văn hoá; lối sống văn hoá, nếp sống văn hoá, cách ứng xử có văn hoá...)”. Và Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh: “Việt Nam là một đất nước có hơn 4 nghìn năm lịch sử, trải qua không biết bao nhiêu sự biến đổi, thăng trầm do thiên nhiên và con người gây ra, đã tích luỹ, tạo ra và phát huy được nhiều giá trị, bản sắc văn hoá riêng của Dân tộc, làm nên hồn cốt của Dân tộc; đồng thời tiếp thu và góp phần đóng góp vào nền văn hoá chung của nhân loại”. Đây cũng chính là bệ đỡ lịch sử để nâng tầm dân tộc Việt Nam vào hàng các dân tộc có văn hóa, văn hiến rực rỡ. Nối kết tư tưởng của cha ông, ý thức về dân tộc đã được kế thừa và nhận thức sâu rộng hơn, cụ thể hơn. Nhớ lại tiếng nói hào sảng của Nguyễn Trãi từ thời Bình Ngô đại cáo: “Như nước Đại Việt ta từ trước; Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”, để thấy rằng, một dân tộc có văn hóa trước hết phải là dân tộc có văn hóa dân tộc mình và coi trọng nguồn di sản văn hóa vốn đã gắn chặt với hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, từ thời đại các vua Hùng đến thời đại Hồ Chí Minh hôm nay.

Không phải ngẫu nhiên mà UNESCO, khi nhận diện được cốt cách đạo lý mà người dân Việt gửi gắm qua tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương cũng chính là ứng xử với tổ tiên của cộng đồng qua các thế hệ, hay những thể hiện giá trị của chất nhân văn cao cả qua thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt... đã vinh danh các di sản văn hóa tâm linh này vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại! Nhắc lại sự hiện tồn của các hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của cộng đồng quốc gia đa dân tộc Việt Nam, chính Tổng Bí thư đã (với sự hào hứng của mình), yêu cầu mọi người muốn hướng đến một dân tộc xứng danh có văn hóa cần phải chú trọng xây dựng văn hoá ứng xử lành mạnh trong xã hội, phát huy những giá trị tích cực về thuần phong, mỹ tục; nêu cao tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết; trọng tình nghĩa, trọng công lý và đạo lý xã hội, đồng thời quan tâm hơn nữa đến việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc, các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của các vùng, miền, của đồng bào các dân tộc, kết hợp với tiếp thu tinh hoa văn hóa của thời đại; phát triển "sức mạnh mềm" của văn hoá Việt Nam, góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia trong thời gian tới.

3. Để xứng danh là một dân tộc có văn hóa, vấn đề cốt lõi đã được Tổng Bí thư chỉ ra là vấn đề con người và xây dựng môi trường văn hóa phù hợp. Nhìn lại bước song hành của Đảng với lịch sử đương đại của dân tộc, Tổng Bí thư khẳng định: “Từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta luôn luôn coi trọng vai trò của văn hoá và hết sức quan tâm đến công tác xây dựng văn hoá trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, nhất là trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nhận thức của Đảng về văn hoá ngày càng toàn diện, đầy đủ và sâu sắc hơn. Đảng ta xác định: Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước; xác định phát triển văn hoá đồng bộ, hài hoà với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội là một định hướng căn bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta”. Đồng thời, qua các kỳ đại hội, với các Nghị quyết đã ban hành, Đảng ta luôn khẳng định: “Trọng tâm xây dựng và phát triển văn hóa là xây dựng con người có nhân cách và xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh”. Cũng bởi lẽ: “Con người là chủ thể, giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển;  phát triển văn hoá, xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp đổi mới; phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu; bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn, là tiêu chí của phát triển bền vững; xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ làm tế bào lành mạnh, vững chắc của xã hội, thực hiện bình đẳng giới là một tiêu chí của tiến bộ, văn minh”.

Có thể nói, đây là lần đầu tiên, người lãnh đạo cao nhất của Đảng đã nhắc lại những quan điểm và đường lối chỉ đạo đúng đắn của Đảng về xây dựng con người văn hóa và môi trường văn hóa, từ đó chỉ ra một cách hệ thống những vấn đề liên quan đến hoạt động văn hóa cùng những hạn chế, bất cập trong việc quản lý, bố trí nhân sự trong hoạt động văn hóa hiện nay ở nước ta. Đấy chính là hiện trạng của kiểu cách xếp anh “thợ rèn” vào vai của người làm “thợ mộc” như Bác Hồ đã từng nhắc nhở. Đây cũng là bài học thiết thực, cảnh thức ngành văn hóa trong việc bố trí, điều động nhân sự vào các vị trí quản lý, hoạt động ngành văn hóa các cấp, đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ di sản, ứng xử với các thế hệ nghệ nhân, đào tạo đội ngũ cán bộ văn hóa, văn nghệ sĩ... Một dân tộc muốn xứng danh có văn hóa thì trước hết, con người của ngành chức năng đó phải am hiểu văn hóa, coi trọng văn hóa dân tộc, biết khai thác phát huy đáp ứng nhu cầu của xã hội, con người, hiện tại và lâu dài!

Chắc chắn còn rất nhiều vấn đề sẽ được gợi mở từ bài phát biểu của Tổng Bí thư trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ III. Có thể nói rằng, đây là lần đầu tiên sau 75 năm đồng hành cùng lịch sử dân tộc đương đại và lịch sử văn hóa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, tiếng nói của người lãnh đạo cao nhất của Đảng đã bao quát được một cách sâu sắc những truyền thống văn hóa của một dân tộc có văn hóa, khẳng định sự đúng đắn của đường lối, chính sách của Đảng; đồng thời gợi mở cho các ngành chức năng và hữu quan liên quan đến sự nghiệp phát triển văn hóa của dân tộc những chỉ dẫn quý báu cùng những giải pháp vừa khoa học, vừa sát thực tiễn, đáp ứng được nhu cầu phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Nền văn hóa đó trải qua nhiều nghìn năm ứng xử với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, “hun đúc thành những giá trị tốt đẹp, cao thượng, đặc sắc nhất, rất nhân văn, nhân ái, nhân nghĩa, nhân tình, tiến bộ (một con người có văn hoá, một gia đình có văn hoá, một dân tộc có văn hoá; lối sống văn hoá, nếp sống văn hoá, cách ứng xử có văn hoá...)!”.

GS-TS Bùi Quang Thanh (Viện VHNT quốc gia Việt Nam)
TIN LIÊN QUAN

Đầu tư cho văn hóa là đầu tư lâu dài để hướng tới tương lai

. |

Ngày 24.11, tại Hội trường Diên Hồng (Tòa nhà Quốc hội) đã diễn ra Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Báo Lao Động trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng về triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng trong phát triển văn hoá.

Khát vọng chấn hưng, phát triển văn hóa dân tộc Việt Nam

NHÓM PV |

Hà Nội - Hôm nay (24.11), theo chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tại Phòng họp Diên Hồng, nhà Quốc hội (Hà Nội).

Sự khác biệt trong việc hội nhập văn hóa ở TPHCM

NGỌC DỦ (thực hiện) |

Theo tiến sĩ, nhà nghiên cứu văn hóa Lý Tùng Hiếu, TPHCM là nơi đầu tàu về việc hội nhập văn hóa, kinh tế nước ngoài sớm và nhanh nhất Việt Nam. Việc hội nhập văn hóa ở TPHCM khác biệt và đa dạng kể cả ẩm thực, du lịch, cơ sở hạ tầng.

Hướng tới Hội nghị Văn hóa: Tùng Dương tin vào sức bật của âm nhạc

Lan Anh |

Dịch bệnh diễn biến phức tạp suốt năm 2021 khiến tất cả hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trong đó có âm nhạc hoàn toàn đóng băng.

Cô gái Singapore sốc khi nhờ AI lên kế hoạch du lịch Việt Nam

Thúy Ngọc |

Melissa Tan sử dụng Notion AI để lên kế hoạch chuyến du lịch Việt Nam một mình trong 12 ngày, bắt đầu từ Hà Nội. Kết quả khiến cô sững sờ.

TPHCM: Hơn 31.000 xe hết hạn tạm giữ chưa được xử lý

MINH QUÂN |

TPHCM - Thời gian dài, thủ tục nhiều khiến hơn 31.000 phương tiện giao thông vi phạm quá thời hạn bị tạm giữ tại các kho tang vật của Cảnh sát giao thông TP Hồ Chí Minh chưa được xử lý.

Đà Nẵng: Kẻ gian đập phá trụ ATM ngân hàng trộm tiền giữa phố

Mai Hương |

Chiều 23.3, nhân viên Ngân hàng Thương mại CP Đông Á phát hiện trụ ATM trên đường Lê Duẩn (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) bị kẻ gian đập phá.

Hai tấm thẻ đỏ và bài học cho U23 Việt Nam

PHẠM ĐÌNH |

U23 Việt Nam đã nhận bài học sau trận đấu với U23 Iraq ở giải giao hữu quốc tế Doha Cup 2023.

Đầu tư cho văn hóa là đầu tư lâu dài để hướng tới tương lai

. |

Ngày 24.11, tại Hội trường Diên Hồng (Tòa nhà Quốc hội) đã diễn ra Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Báo Lao Động trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng về triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng trong phát triển văn hoá.

Khát vọng chấn hưng, phát triển văn hóa dân tộc Việt Nam

NHÓM PV |

Hà Nội - Hôm nay (24.11), theo chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tại Phòng họp Diên Hồng, nhà Quốc hội (Hà Nội).

Sự khác biệt trong việc hội nhập văn hóa ở TPHCM

NGỌC DỦ (thực hiện) |

Theo tiến sĩ, nhà nghiên cứu văn hóa Lý Tùng Hiếu, TPHCM là nơi đầu tàu về việc hội nhập văn hóa, kinh tế nước ngoài sớm và nhanh nhất Việt Nam. Việc hội nhập văn hóa ở TPHCM khác biệt và đa dạng kể cả ẩm thực, du lịch, cơ sở hạ tầng.

Hướng tới Hội nghị Văn hóa: Tùng Dương tin vào sức bật của âm nhạc

Lan Anh |

Dịch bệnh diễn biến phức tạp suốt năm 2021 khiến tất cả hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trong đó có âm nhạc hoàn toàn đóng băng.