Đề xuất xe máy bật đèn nhận diện cả ngày: Có phải sao chép nguyên mẫu

cường ngô |

Bộ Giao thông - Vận tải đang lấy ý kiến dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi, trong đó dự luật quy định phải sử dụng đèn nhận diện suốt cả ngày đối với xe mô tô, xe máy, xe đạp điện, xe máy điện. Tuy nhiên, dự luật này đang gây tranh cãi, vì cho rằng điều này không cần thiết. Để giúp độc giả hiểu rõ hơn, Báo Lao Động có trao đổi với TS Vũ Anh Tuấn - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu GTVT Việt Đức (Trường Đại học Việt Đức, TPHCM), người có công trình nghiên cứu về vấn đề này.

"Việc trang bị đèn nhận diện là cần thiết"

Nhiều người cho rằng, đề xuất xe máy phải bật đèn nhận diện cả ngày dựa theo tiêu chuẩn của các nước Châu Âu, nơi ánh sáng ban ngày không đủ, sương mù nhiều. Trong khi Việt Nam là quốc gia có môi trường khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, điều kiện ánh sáng, tầm nhìn tốt, nên đề xuất này không phù hợp, quan điểm của ông thế nào?

- Tôi cho rằng quan điểm này chưa chuẩn xác do thiếu thông tin, hoặc hiểu biết hạn chế về tác dụng và đặc điểm kỹ thuật của các loại đèn nhận diện ban ngày đối với xe máy. Chúng ta nên xem xét vấn đề một cách toàn diện, khoa học và thực tiễn. Có nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh tính hiệu quả của đèn nhận diện ban ngày cho xe máy trong cắt giảm các vụ tai nạn giao thông (TNGT) ở các quốc gia có các điều kiện khí hậu, đặc điểm giao thông khác nhau.

Ở Mỹ, luật bắt buộc xe môtô, xe gắn máy trang bị đèn nhận diện ban ngày vào năm 1978 ở bang California đã cắt giảm được 20% đến 25% các vụ TNGT xảy ra vào ban ngày liên quan đến xe mô tô, xe gắn máy. Ở Úc, tỉ lệ các vụ TNGT liên quan đến xe máy vào ban ngày giảm 16% sau khi luật bắt buộc xe mô tô, xe gắn máy trang bị đèn nhận diện ban ngày vào năm 1982. Tương tự, các nước Châu Âu, hiệu quả của đèn nhận diện ban ngày có thể cắt giảm được gần 7% các vụ tai nạn thương vong liên quan đến người đi xe môtô, xe gắn máy.

Ở một số nước Đông Nam Á, sau khi ban hành quy định bắt buộc sử dụng đèn nhận diện ban ngày đối với xe máy cũng đã chứng minh được hiệu quả nâng cao an toàn giao thông. Ở Thái Lan, từ năm 2003, Chính phủ Thái Lan đã áp dụng quy định bắt buộc các xe mô tô, xe gắn máy phải bật đèn nhận diện ban ngày khi lưu thông. Chính sách này đã góp phần làm giảm tới 20% số TNGT liên quan tới xe máy tại Thái Lan trong thời gian gần đây. Đài Loan và Ấn Độ cũng đã thực hiện quy định này từ năm 2019.

Ở Việt Nam, xe máy liên đới khoảng 60% đến 70% tổng số các vụ TNGT. Trong đó, có nhiều trường hợp liên quan đến vấn đề không kịp thời nhận diện được sự hiện diện của xe máy do kích thước nhỏ. Các nghiên cứu đã chứng minh việc sử dụng đèn nhận diện ban ngày cho xe máy đã giảm đáng kể số lượng các vụ TNGT liên quan đến loại phương tiện này xảy ra vào ban ngày. Do đó, việc trang bị đèn nhận diện ban ngày cho xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện và xe đạp điện ở nước ta là hết sức cần thiết.

Ông có thể nói rõ hơn về đèn nhận diện được nêu trong dự thảo này, liệu có phải đèn pha như dư luận đang hiểu? 

- Đèn nhận diện ban ngày được các nhà sản xuất trang bị cho xe cơ giới hai bánh có 2 loại chính: Đèn chạy xe ban ngày (DRL) và đèn chiếu sáng phía trước tự động (AHO). Đèn DRL là đèn hướng về phía trước, được sử dụng cho xe môtô, xe gắn máy, giúp cho các phương tiện này dễ nhận diện hơn khi di chuyển vào ban ngày.

Nhiệm vụ chính của đèn DRL này không phải giúp người điều khiển phương tiện thấy đường đi, mà để những người tham gia giao thông khác dễ nhận diện xe môtô, xe gắn máy hơn. Ánh sáng của đèn DLR là ánh sáng trắng.

Trong khi đó, đèn chiếu sáng phía trước tự động AHO là đèn chiếu sáng phía trước của xe máy, đèn này tự động bật lên khi động cơ khởi động. Đèn AHO giúp tránh các vụ tai nạn giao thông với nguyên nhân “nhìn nhưng không thấy” do người điều khiển các loại phương tiện khác không nhận thức được sự hiện diện của xe môtô, xe gắn máy trên đường.

Về các công nghệ đèn nhận diện ban này, hiện có 3 công nghệ đèn có thể áp dụng cho đèn DRL, AHO trên xe máy, bao gồm công nghệ đèn Halogen, Xenon và LED. Đèn chiếu sáng phía trước tự động AHO chủ yếu sử dụng công nghệ đèn Halogen hoặc LED. Đối với đèn chạy xe ban ngày DLR, các nhà sản xuất xe môtô, xe gắn máy trên thế giới chủ yếu sử dụng công nghệ LED.

Theo tính toán sơ bộ của nhóm nghiên cứu GTVT Việt Đức, các thiết kế đèn DRL hoặc AHO công nghệ LED của nhà sản xuất đã được tính toán một cách chặt chẽ. Bởi vậy, không gây lóa mắt hoặc không gây khó chịu cho người đối diện. Do năng lượng cấp cho đèn được lấy phần lớn từ máy phát điện của xe nên không ảnh hưởng tới tuổi thọ ắc quy.

Quy định bật đèn nhận diện có phải sao chép nguyên mẫu?

Có ý kiến cho rằng, quy định phải bật đèn nhận diện cả ngày là sao chép nguyên mẫu của nước khác, rồi áp dụng vào trong nước, điều này sẽ không giải quyết được vấn đề mà chỉ càng làm tăng thêm bất cập, ông có ý kiến gì?

- Như tôi đã phân tích ở trên, vấn đề lớn nhất và quan trọng nhất mà giải pháp có thể đem lại là tiềm năng cắt giảm TNGT và thương vong đối với người sử dụng xe máy ở nước ta là rất lớn. Nếu nhìn rộng ra về hiệu quả kinh tế - xã hội, theo ước tính sơ bộ của tôi cũng là rất lớn.

Việc thực hiện giải pháp đèn nhận diện ban ngày đối với xe máy có chi phí xã hội rất thấp, với nền nhiệt tăng không quá 0,1% so với hiện nay, không ảnh hưởng tới tuổi thọ ắc quy do dùng điện từ động cơ phát điện, tiêu tốn nhiên liệu vô cùng thấp, không gây lóa mắt. Giả định một chuyến đi điển hình của xe máy 45 phút, một ngày hai chuyến, thì tổng các chi phí xã hội cho giải pháp này chỉ vào khoảng 10 triệu USD (công nghệ LED) đến 25 triệu USD (công nghệ Halogen) trong một năm cho toàn bộ 50 triệu xe máy đang lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam.

Về mặt tâm lý xã hội, việc quy định sử dụng đèn nhận diện ban ngày có thể gây phản ứng ban đầu của một bộ phận cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, phản ứng này sẽ qua đi nhanh nếu thực hiện tốt chương trình truyền thông về dự báo hiệu quả kinh tế xã hội, các tác động môi trường của giải pháp. Kinh nghiệm ở các nước cũng cho thấy, những phản ứng trái chiều sẽ lắng xuống trong quá trình triển khai do lợi ích an toàn giao thông được trải nghiệm bởi chính người tham gia giao thông.

Tính khả thi của việc áp dụng quy định này thế nào? Liệu có gây khó khăn cho lực lượng CSGT khi xử phạt?

- Để giải pháp này được triển khai hiệu quả trong điều kiện Việt Nam, có một số nội dung cần được nghiên cứu và thực hiện. Về quy chuẩn tiêu chuẩn, để đảm bảo nâng cao tính năng nhận diện đối với các loại phương tiện cơ giới hai bánh, có thể thực hiện bằng việc dùng loại đèn DRL hay AHO, hoặc đơn giản là bật đèn chiếu gần khi xe di chuyển.

Do đó, cơ quan quản lý xem xét quy định áp dụng đèn nhận diện ban ngày đối với xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện trong Luật giao thông đường bộ sửa đổi, đồng thời tiến hành cập nhật Quy chuẩn đối với những loại phương tiện này được sản xuất tại Việt Nam. Việc lựa chọn loại đèn nào để áp dụng (AHO hoặc DRL) sẽ do nhà sản xuất quyết định.

Về lộ trình triển khai, sau khi bổ sung quy định pháp luật phương tiện xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện phải có DRL hoặc AHO thì nên nghiên cứu quy định cụ thể về lộ trình triển khai. Ví dụ, trong giai đoạn 2020 - 2022 nên khuyến khích các nhà sản xuất áp dụng và người dân sử dụng, đồng thời tạo một khoảng thời gian để các nhà sản xuất chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai, đồng thời nâng cao nhận thức của người dân về lĩnh vực này.

Trong giai đoạn sau 2022, bắt buộc với mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện khi lưu hành tại Việt Nam cần phải có hoặc DRL hoặc AHO. Người tham gia giao thông phải sử dụng đèn nhận diện ban ngày khi dùng xe máy tham gia giao thông.

Về tổ chức thực hiện, để các sửa đổi bổ sung nêu trên phát huy tác dụng, cần bổ sung các quy định pháp luật khác có liên quan như các quy định pháp xử phạt hành chính trong lĩnh pháp luật liên quan đèn nhận diện ban ngày của xe máy và yêu cầu kỹ thuật đối với các loại phương tiện cơ giới hai bánh. Quy định các mức phạt phù hợp, vừa có tính giáo dục nhưng cũng đủ sức răn đe đối với hành vi vi phạm.

Về giải pháp đối với các xe đang lưu hành hiện nay mà không có DRL hay AHO, giải pháp này hoàn toàn có tính khả thi nếu không đòi hỏi hồi tố với những xe máy đã đăng ký lưu hành mà không được trang bị đèn nhận diện ban ngày.

Giải pháp thay thế đơn giản là, người sử dụng chỉ cần bật đèn chiếu sáng phía trước ở chế độ chiếu gần là thực hiện được đầy đủ quy định và có được đầy đủ lợi ích của đèn nhận diện ban ngày. Tuy vậy với các xe đang lưu hành, khuyến cáo các nhà sản xuất và doanh nghiệp nghiên cứu giải pháp để có thể chuyển đổi bóng đèn hiện nay công nghệ halogen công suất tầm 40W thành bóng đèn LED với công suất thấp hơn tầm 5W, đồng thời nghiên cứu giải pháp thay thế cụm công tắc để chuyển từ lựa chọn bật-tắt sang chế độ đèn chiếu gần luôn sáng.

Cảm ơn những chia sẻ của ông!

cường ngô
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất xe máy bật đèn nhận diện cả ngày: "Đây là một giải pháp nghiêm túc"

Cường Ngô |

Thành viên Ban soạn thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi, quy định bật đèn nhận diện cả ngày có thể trước mắt không bắt buộc mà chỉ khuyến khích. Sau đó, nếu có quy định thì nên áp dụng với khu vực ngoài đô thị.

Đề xuất xe máy phải bật đèn nhận diện cả ngày: Đèn nhận diện là đèn gì?

Cường Ngô |

Theo chuyên gia giao thông vận tải, hiện nay, một số mẫu xe lưu hành tại Việt Nam đã bắt đầu trang bị đèn nhận diện ban ngày và được người tiêu dùng đón nhận một cách tích cực.

Bật đèn xe cả ngày: Nhiều phản đối, ít đồng tình

NGỌC KIÊN |

Người đồng tình ủng hộ, người phản đối với dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi của Bộ Giao thông Vận tải trong việc đề xuất bật đèn xe cả ngày, là những ý kiến mà PV Lao động ghi nhận được.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Đề xuất xe máy bật đèn nhận diện cả ngày: "Đây là một giải pháp nghiêm túc"

Cường Ngô |

Thành viên Ban soạn thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi, quy định bật đèn nhận diện cả ngày có thể trước mắt không bắt buộc mà chỉ khuyến khích. Sau đó, nếu có quy định thì nên áp dụng với khu vực ngoài đô thị.

Đề xuất xe máy phải bật đèn nhận diện cả ngày: Đèn nhận diện là đèn gì?

Cường Ngô |

Theo chuyên gia giao thông vận tải, hiện nay, một số mẫu xe lưu hành tại Việt Nam đã bắt đầu trang bị đèn nhận diện ban ngày và được người tiêu dùng đón nhận một cách tích cực.

Bật đèn xe cả ngày: Nhiều phản đối, ít đồng tình

NGỌC KIÊN |

Người đồng tình ủng hộ, người phản đối với dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi của Bộ Giao thông Vận tải trong việc đề xuất bật đèn xe cả ngày, là những ý kiến mà PV Lao động ghi nhận được.