Để Văn hóa “soi đường cho quốc dân đi”

Ái Vân |

PGS.TS Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam nhấn mạnh, trách nhiệm và sứ mệnh của đội ngũ văn nghệ sĩ thật là nặng nề, rất vẻ vang và không thể từ nan, là phải cống hiến hết mình, mỗi văn nghệ sĩ góp thêm một hạt lửa sáng tạo để thổi bùng lên ngọn đuốc trí tuệ - nhân văn soi đường cho quốc dân ta, để văn hóa thực sự trở thành một nguồn lực nội sinh mạnh mẽ nhất, một lực lượng sản xuất trực tiếp, làm giàu có thêm, nhân ái thêm đời sống của nhân dân.

Tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc vừa diễn ra, PGS.TS Nhạc sĩ, Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam chia sẻ: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, suốt 75 năm qua, đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức nước nhà luôn luôn ghi nhớ sâu sắc và nỗ lực hết mình thực hiện bằng được những lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu: Lấy việc phụng sự quốc gia, dân tộc, nhân dân làm mục đích cao nhất, không chỉ thụ động phản ánh hiện thực cuộc sống mà phải chủ động dấn thân vào thực tiễn cách mạng để cổ vũ, khuyến khích và bảo vệ những cái tốt, chân, thiện, mỹ; để phê bình, đả phá những thói hư tật xấu, những tệ nạn, tội phạm và các xu hướng lối sống tiêu cực, tất cả nhằm hướng tới việc vun bồi nguyên khí quốc gia, khơi dậy khát vọng của dân tộc, củng cố niềm tin, bồi bổ tinh thần yêu nước, nhân ái, độc lập, tự chủ, tự cường của quốc dân.

Trong công cuộc đổi mới đất nước, nền văn hóa Việt Nam nói chung và nền văn học, nghệ thuật Việt Nam cũng đã có những bước chuyển mình sâu sắc, mạnh mẽ và khá toàn diện, với những bước thăng trầm đáng ghi nhớ và suy ngẫm. Sau khoảng thời gian đầu khởi sắc với những thành tựu bước đầu đáng ghi nhận, nền văn học - nghệ thuật nước nhà từng bước chuyển sang giai đoạn khá trầm lắng. Trên cơ sở phân tích các nguyên nhân chính dẫn tới những hạn chế trong sự phát triển văn hóa nói chung và văn học nghệ thuật nói riêng thời gian qua, PGS.TS Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đề xuất một số giải pháp.

Thứ nhất, về chủ trương, chính sách của Đảng, cần có một nghị quyết chuyên đề mới của Bộ Chính trị về phát triển văn học, nghệ thuật Việt Nam. Theo ông, nghị quyết số 23-NQ/TW được ban hành và thực hiện đến nay đã hơn 13 năm nay, không còn hoàn toàn phù hợp với tinh thần mới của Nghị quyết số 33-NQ/TW và đặc biệt là tinh thần, nội dung của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII. Một nghị quyết chuyên đề mới của BCH Trung ương Đảng hoặc Bộ Chính trị là rất cần thiết trong việc định hướng, mở đường cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật nước nhà trong tình hình mới.

Thứ hai, về chiến lược và kế hoạch, trước hết, chắc chắn Chính phủ cần chỉ đạo tổng kết việc thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam trong thời gian 2016 đến nay, đồng thời ban hành chiến lược mới phù hợp hơn với tình hình mới. Đồng thời, đề nghị Chính phủ sớm cho phép ban hành Chiến lược phát triển văn học, nghệ thuật Việt Nam trong điều kiện mới.

Thứ ba, về cơ chế đầu tư và phát triển các nguồn lực, ông cho rằng cần có sự đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng: Tăng cường các nguồn lực đầu tư từ Nhà nước về tài chính, sở vật chất và nhất là về cơ chế, nhưng phải xác định đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm thì mới phát huy được hiệu quả tối ưu, tránh được lãng phí.

Theo ông, cần ưu tiên đầu tư để phát triển đội ngũ và tổ chức, ươm tạo và bồi dưỡng nhân tài. Bên cạnh đó cũng dành sự ưu tiên đầu tư phát triển những ngành đào tạo, những môn nghệ thuật không thể thích ứng hoặc khó thích ứng được với cơ chế thị trường, nhưng vô cùng cần thiết với sự phát triển của toàn lĩnh vực, và để bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, như nghiên cứu phê bình lý luận, những môn nghệ thuật hàn lâm, những loại hình nghệ thuật truyền thống đang cần “bảo vệ khẩn cấp”.v.v... Đồng thời cũng ưu tiên “đầu tư mồi” (seed funding) cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ văn hóa, sáng tạo để giúp cho những doanh nghiệp này có thể khởi nghiệp và phát triển. Trong bối cảnh hiện nay, Nhà nước cần có cơ chế để đa dạng hóa nguồn lực đầu tư, nhất là thu hút các nguồn đầu tư từ ngoài ngân sách nhà nước, từ xã hội và nhất là từ cộng đồng doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nước ngoài, đương nhiên phải theo những quy định, cơ chế cụ thể.

Theo PGS.TS Đỗ Hồng Quân, hơn 80 năm trước nhà thơ Xuân Diệu viết: “Cơm áo không đùa với khách thơ”. Ngày nay sống trong nền kinh tế thị trường, cơm áo không chỉ “đùa” mà còn nhiều khi “đùa” rất ác, mà là ác thật với giới văn nghệ sĩ. Giới văn nghệ sĩ kêu gọi được đầu tư không phải chỉ để lo trả “cái nợ áo cơm”, mà ngày nay còn phải biết từ các nguồn đầu tư ấy làm cho chúng sinh sôi, sinh lời để tái đầu tư bằng cách chủ động, tích cực tham gia vào phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ văn hóa, theo đúng tinh thần của Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Hơn nữa, trách nhiệm của hoạt động văn học, nghệ thuật là phải biến những đồng tiền được đầu tư từ tiền thuế của nhân dân thành “siêu tiền”, tức là phải chăm lo đến việc giữ gìn và làm giàu có thêm bản sắc và tâm hồn dân tộc, góp phần hình thành “kháng thể văn hóa” trong hành trang hội nhập của các thế hệ người Việt Nam, để sao cho dân tộc ta “hội nhập mà không hòa tan”, “hội nhập để tỏa sáng”.

Giải pháp thứ tư được ông kiến nghị đó là chăm lo đến sự phát triển của đội ngũ văn nghệ sĩ. Suy cho cùng, mọi thành công hay yếu kém, thất bại của nền văn học, nghệ thuật nước nhà ngày nay đều khởi đầu từ con người, do đội ngũ văn nghệ sĩ mà ra. Phải nói ngay rằng yếu tố căn cốt nhất làm nên con người văn nghệ sĩ là tài năng và năng khiếu. Thiếu yếu tố này thì dứt khoát không thể trở thành văn nghệ sĩ, vì thế mà văn nghệ sĩ xưa nay đều được coi là “của hiếm” trong nhân gian.

“Tài năng và năng khiếu của văn nghệ sĩ cần được phát hiện sớm, được chăm lo đào tạo, bồi dưỡng bài bản và chu đáo, rồi lại phải được bảo vệ, tôi luyện và trọng dụng thì mới phát huy được và mang lại lợi ích cùng những giá trị chân, thiện, mỹ cho xã hội” - PGS.TS Đỗ Hồng Quân nhấn mạnh và đề nghị đề nghị Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương cùng toàn xã hội tăng cường những giải pháp mạnh mẽ để chăm lo đào tạo, phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ - những “chiến sĩ trên mặt trận văn hóa”.

“PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP VĂN HOÁ, 

XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG VĂN HOÁ LÀNH MẠNH”

Đó là một trong những ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc họp ngày 24.11.2021 tại Hội trường Diên Hồng trong toà nhà Quốc hội.

Văn hoá là lĩnh vực từ lâu đã được xác định “Mặt trận văn hoá là một trong ba mặt trận (chính trị, kinh tế, văn hoá)” (Đề Cương văn hoá Việt Nam - năm 1943). Tuy nhiên, trải qua quãng thời gian giành độc lập dân tộc, chống chiến tranh xâm lược, vị thế của văn hoá vẫn chưa được quan tâm đúng mức như chính trị, kinh tế. Từ sau thời kỳ đổi mới, đất nước đã phát triển nhanh chóng về mọi mặt, trong đó có cả lĩnh vực văn hoá. Nhưng dẫu sao, văn hoá vẫn chưa phát huy được tiềm năng vốn có của nó. Chính thời điểm này đây, chúng ta cần có một cuộc “chấn hưng, phát triển nền văn hoá Việt Nam trong thời kỳ mới” như mong muốn và cũng là ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư.

Chấn hưng văn hoá cần phải trên cái nền tảng bản sắc văn hoá dân tộc, đã được hình thành và phát triển “Văn hoá là hồn cốt của Dân tộc, nói lên bản sắc của Dân tộc. Văn hoá còn thì Dân tộc còn”. Chính nhờ cái bản sắc văn hoá mà từ hồi lập nước Văn Lang, Âu Lạc, người Lạc Việt tổ tiên chúng ta đã trải qua bao cuộc bể dâu lịch sử mà vẫn còn giữ được cái căn cước của mình trên bản đồ thế giới cho đến tận ngày nay. Trong khi đó, nhiều cộng đồng người trong nhóm Bách Việt cùng cảnh ngộ đã hoà tan vào một quốc gia to lớn và tham vọng bành trướng.

Bản sắc dân tộc được thể hiện rõ ở các di sản văn hoá, là một gia tài quý giá hun đúc hàng ngàn năm mới có được. Các nhà văn hoá thống kê có đến “166 bảo tàng, trong đó có 4 bảo tàng quốc gia với hơn 3 triệu hiện vật; 3.486 di tích được xếp hạng quốc gia, trong đó có 1.626 di tích lịch sử; 105 di tích quốc gia đặc biệt; 288 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia (riêng Hà Nội có 21 lễ hội); 27 di sản văn hoá vật thể và phi vật thể được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới”. Ngành văn hoá đã có công gìn giữ và bảo tồn cái gia tài mà tổ tiên để lại.

Bên cạnh bảo tồn di sản văn hoá còn là vấn đề phát huy giá trị để phục vụ mọi mặt đời sống xã hội cũng là một vấn đề. Chính là điều mà Tổng Bí thư gọi là phát triển “sức mạnh mềm” của văn hoá Việt Nam và của ngành “Công nghiệp văn hoá” trong thời đại “cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ số, xã hội số, văn hoá số”.

Trong những năm gần đây, chúng ta đã gắn kết phát triển văn hoá với du lịch và bước đầu thu hoạch được thành quả lớn từ ngành “công nghiệp không khói” này. Du khách muôn nơi kéo về tìm hiểu về văn hoá Việt Nam, người Việt Nam cũng đã tăng cường đi du lịch mọi miền để thêm lòng yêu đất nước.

Tuy nhiên, Tổng Bí thư cũng cảnh báo “chưa coi trọng đúng mức và có biện pháp tích cực để giữ gìn, bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tốt đẹp, đặc sắc của dân tộc; nhiều khi bắt chước nước ngoài một cách nhố nhăng, phản cảm, không có chọn lọc (nói nặng ra là "vô văn hoá", "phản văn hoá")”...

Hội nghị văn hoá toàn quốc đã thành công tốt đẹp, tôi tin rằng sắp tới Văn hoá sẽ khởi sắc và làm đúng vai trò “soi đường cho quốc dân đi”, như lời Hồ Chủ tịch.

GS.TS Trịnh Sinh

Ái Vân
TIN LIÊN QUAN

Đầu tư cho văn hóa là đầu tư lâu dài để hướng tới tương lai

. |

Ngày 24.11, tại Hội trường Diên Hồng (Tòa nhà Quốc hội) đã diễn ra Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Báo Lao Động trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng về triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng trong phát triển văn hoá.

Khát vọng chấn hưng, phát triển văn hóa dân tộc Việt Nam

NHÓM PV |

Hà Nội - Hôm nay (24.11), theo chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tại Phòng họp Diên Hồng, nhà Quốc hội (Hà Nội).

Hướng tới Hội nghị Văn hóa: Tùng Dương tin vào sức bật của âm nhạc

Lan Anh |

Dịch bệnh diễn biến phức tạp suốt năm 2021 khiến tất cả hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trong đó có âm nhạc hoàn toàn đóng băng.

Hướng đến Hội nghị Văn hóa toàn quốc: TCDL giới thiệu “Việt Nam: Đi để yêu”

Thanh Hương |

Ngày 23.11, Tổng cục Du lịch (TCDL) chính thức giới thiệu video clip “Việt Nam: Đi để yêu” nhằm hưởng ứng Hội nghị Văn hóa toàn quốc sắp diễn ra.

Văn hóa là yếu tố quan trọng để xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam vững mạnh

Việt Lâm thực hiện |

Đó là khẳng định của Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Ngọ Duy Hiểu tại cuộc trao đổi với PV Báo Lao Động trước thềm Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Cô gái Singapore sốc khi nhờ AI lên kế hoạch du lịch Việt Nam

Thúy Ngọc |

Melissa Tan sử dụng Notion AI để lên kế hoạch chuyến du lịch Việt Nam một mình trong 12 ngày, bắt đầu từ Hà Nội. Kết quả khiến cô sững sờ.

TPHCM: Hơn 31.000 xe hết hạn tạm giữ chưa được xử lý

MINH QUÂN |

TPHCM - Thời gian dài, thủ tục nhiều khiến hơn 31.000 phương tiện giao thông vi phạm quá thời hạn bị tạm giữ tại các kho tang vật của Cảnh sát giao thông TP Hồ Chí Minh chưa được xử lý.

Đà Nẵng: Kẻ gian đập phá trụ ATM ngân hàng trộm tiền giữa phố

Mai Hương |

Chiều 23.3, nhân viên Ngân hàng Thương mại CP Đông Á phát hiện trụ ATM trên đường Lê Duẩn (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) bị kẻ gian đập phá.

Đầu tư cho văn hóa là đầu tư lâu dài để hướng tới tương lai

. |

Ngày 24.11, tại Hội trường Diên Hồng (Tòa nhà Quốc hội) đã diễn ra Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Báo Lao Động trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng về triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng trong phát triển văn hoá.

Khát vọng chấn hưng, phát triển văn hóa dân tộc Việt Nam

NHÓM PV |

Hà Nội - Hôm nay (24.11), theo chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tại Phòng họp Diên Hồng, nhà Quốc hội (Hà Nội).

Hướng tới Hội nghị Văn hóa: Tùng Dương tin vào sức bật của âm nhạc

Lan Anh |

Dịch bệnh diễn biến phức tạp suốt năm 2021 khiến tất cả hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trong đó có âm nhạc hoàn toàn đóng băng.

Hướng đến Hội nghị Văn hóa toàn quốc: TCDL giới thiệu “Việt Nam: Đi để yêu”

Thanh Hương |

Ngày 23.11, Tổng cục Du lịch (TCDL) chính thức giới thiệu video clip “Việt Nam: Đi để yêu” nhằm hưởng ứng Hội nghị Văn hóa toàn quốc sắp diễn ra.

Văn hóa là yếu tố quan trọng để xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam vững mạnh

Việt Lâm thực hiện |

Đó là khẳng định của Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Ngọ Duy Hiểu tại cuộc trao đổi với PV Báo Lao Động trước thềm Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.