Để đào tạo luật có vị thế khu vực

Huyên Nguyễn thực hiện |

Với những chiến lược, nhiệm vụ mới trong Đề án “Tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật TPHCM thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật” (gọi tắt là Đề án 1156), Chính phủ giao nhiệm vụ cho 2 trường đại học tới năm 2030 sẽ có vai trò dẫn dắt trong hệ thống các cơ sở đào tạo luật của cả nước, có vị thế trong khu vực Đông Nam Á và thế giới. Lao Động có cuộc phỏng vấn với PGS.TS Trần Hoàng Hải - Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TPHCM để hiểu rõ hơn về những điểm mới này.

Trở thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật

Thưa PGS.TS Trần Hoàng Hải, Đề án 1156 đặt ra những mục tiêu nào cho 2 đơn vị và Trường Đại học Luật TPHCM có chiến lược gì để đạt được mục tiêu này?

- Đề án 1156 được ban hành một lần nữa cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với đào tạo nguồn nhân lực pháp luật, đặc biệt là nguồn nhân lực pháp luật chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của đất nước ta. Đề án 1156 là sự khẳng định vị thế, vai trò dẫn đầu của Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật TPHCM trong lĩnh vực đào tạo pháp luật của cả nước, thể hiện sự tin tưởng và kỳ vọng của Đảng, Nhà nước vào sự phát triển của hai trường.

Mục tiêu tổng quát của Đề án 1156 nêu rõ: “Đến năm 2030, phát triển Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật TPHCM trở thành các cơ sở giáo dục đại học theo định hướng nghiên cứu; trường trọng điểm quốc gia đào tạo cán bộ về pháp luật; trung tâm nghiên cứu và truyền bá pháp lý hàng đầu trong các cơ sở đào tạo pháp luật của Việt Nam; có vai trò dẫn dắt trong hệ thống các cơ sở đào tạo luật của cả nước, có vị thế trong khu vực Đông Nam Á và thế giới”.

Trong đó, Trường Đại học Luật TPHCM đã triển khai nhiều hoạt động như xây dựng Kế hoạch 5 năm để vừa thực hiện Đề án này vừa thực hiện Chiến lược phát triển của nhà trường đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2045. Trong các kế hoạch và các văn bản chiến lược, nhà trường luôn chú trọng đề ra các giải pháp cụ thể để có thể thực hiện được một cách hiệu quả nhất đối với từng mảng công tác khác nhau.

Chẳng hạn đối với công tác đào tạo, trong giai đoạn 2022 - 2025, mục tiêu đặt ra với quy mô đào tạo của trường là khoảng trên 17.000 sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh, với tỉ lệ sinh viên/giảng viên là 25. Trường sẽ tập trung đổi mới toàn diện, tạo chuyển biến mạnh về chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực pháp luật có chất lượng cao cho đất nước; đa dạng hóa chương trình đào tạo theo hướng đa ngành, liên ngành; chuyển đổi số trong đào tạo; tiếp tục ưu tiên đào tạo các chuyên ngành Luật Hành chính - Tư pháp; chú trọng nhiều hơn đến khả năng tiếp cận và xử lý những vấn đề từ thực tiễn cuộc sống đặt ra trong phương pháp đào tạo... để từ đó thu hút được nguồn lực sinh viên, học viên chất lượng đến tham gia học tập, nghiên cứu tại trường.

Lâu nay, chúng ta đang thiếu đội ngũ nhân sự chất lượng cao có thể tham gia vào các phiên toà mang tính chất quốc tế, theo nhà trường, nguyên nhân do đâu và giải pháp khắc phục là gì?

- Để đánh giá về nhận định trên, cần phải có một báo cáo đánh giá cụ thể từ các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, dưới góc độ là đơn vị đào tạo, để hành nghề, sau khi tốt nghiệp tại Trường Đại học Luật TPHCM, sinh viên có thể chọn rất nhiều ngành nghề để làm việc và phải tiếp tục học thêm các kỹ năng nghề nghiệp cụ thể như nghiệp vụ thư ký tòa án, nghiệp vụ hành nghề luật sư, thừa phát lại,... Để nâng cao khả năng tìm kiếm nghề nghiệp cho sinh viên, nhà trường là một trong những đơn vị từ rất sớm đã ban hành chuẩn đầu ra về ngoại ngữ theo chuẩn quốc tế. Theo đó, sinh viên tốt nghiệp tại trường tùy theo ngành học sẽ có chuẩn TOEIC, tối thiểu đối với sinh viên theo học chương trình đại trà phải là 500 điểm, còn sinh viên chương trình chất lượng cao tối thiểu là 650 điểm. Trường Đại học Luật TPHCM cũng là trường duy nhất đang có chương trình đào tạo chất lượng cao ngành luật giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh cho hơn 20 sinh viên. Đây sẽ là nguồn nhân sự khi tốt nghiệp sẽ đóng góp tích cực vào quá trình trao đổi, tư vấn pháp lý cho quá trình hội nhập.

Sinh viên Trường Đại học Luật TPHCM. Ảnh: Đại học Luật TPHCM
Sinh viên Trường Đại học Luật TPHCM. Ảnh: Đại học Luật TPHCM

Cần tháo gỡ vướng mắc về cơ chế

Năm 2022, Trường Đại học Luật TPHCM bắt đầu tự chủ do đó học phí có những điều chỉnh nhất định. Mức học phí 31,25-165 triệu đồng/năm tùy ngành, tăng từ 3 đến 26 triệu đồng. Ông có thể lí giải về mức tăng này? Liệu rằng mức học phí tăng cao có gây khó khăn trong công tác tuyển sinh hay không?

- Trường Đại học Luật TPHCM được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động từ năm 2017 theo Quyết định 521/QĐ-TTg ngày 18.4.2017 và thực hiện các quy định về tự chủ đại học, nhà trường đã xây dựng lộ trình học phí bắt đầu áp dụng theo Nghị định 81/2021 của Chính phủ. Việc tăng học phí cũng chính là tăng đầu tư cho các hoạt động giáo dục, sẽ có thêm nhiều nguồn lực để đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ, cơ sở vật chất, tài liệu, giáo trình và kể cả tăng nguồn học bổng và chính sách hỗ trợ cho các đối tượng khó khăn.

Trong công tác tuyển sinh, qua những năm vừa qua, nhà trường đều tuyển sinh đủ chỉ tiêu ngay từ đợt tuyển sinh lần 1 mà không cần phải tuyển bổ sung. Ngoài ra, nhà trường có nhiều chính sách để hỗ trợ học phí dành cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, sinh viên học giỏi.

Vậy nhà trường có những đề xuất, kiến nghị nào để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao xây dựng các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật?

- Có thể nói, qua thực tiễn thực hiện Đề án xây dựng trường trọng điểm về đào tạo cán bộ pháp luật theo Quyết định 549/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 4.4.2013 phê duyệt Đề án tổng thể "Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật TPHCM thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật" và nay được tiếp tục với Đề án 1156, thì trong quá trình thực hiện cũng có rất nhiều vấn đề mang tính chính sách cần phải xem xét thêm. Chẳng hạn như: các đơn vị sự nghiệp công lập đang chịu sự điều chỉnh trực tiếp của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục Đại học, Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Viên chức và các luật về thuế, tài chính; các nghị định của Chính phủ, Điều lệ trường đại học và rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác,... Trong khi thực tế, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật vẫn còn có những quy định chưa phù hợp đối với quá trình vận hành của các đơn vị được giao tự chủ, dẫn đến khó khăn khi triển khai thực hiện.

Về nguồn thu của đơn vị, Chính phủ mới ban hành Nghị định số 81/NĐ-CP ngày 27.8.2021 quy định cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó đã tháo gỡ khó khăn vướng mắc lâu nay về nguồn thu của các đơn vị tự chủ tài chính, tuy nhiên, trên thực tế việc này vẫn còn chưa thực hiện được do vấn đề an sinh xã hội và ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Cùng với đó, Dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Luật TPHCM tại phường Long Phước, Quận 9 (nay là TP.Thủ Đức) giai đoạn 1 đang gặp phải rất nhiều khó khăn cần có biện pháp xử lý nhanh chóng, chỉ đạo quyết liệt để các cơ quan hữu quan hỗ trợ nhà trường, tháo gỡ để Dự án được điều chỉnh cục bộ 1/500 trên diện tích đất công 12,8 ha; cũng như phê duyệt chủ trương đầu tư và bố trí vốn cho Dự án - giai đoạn 2 để dự án sớm hoàn thành sẽ tháo gỡ rất nhiều vấn đề cơ bản mà nhà trường đang vướng phải.

Xin cảm ơn ông!

Huyên Nguyễn thực hiện
TIN LIÊN QUAN

Thêm trường đại học lớn dùng chứng chỉ Tiếng Anh VSTEP để tuyển sinh

HUYÊN NGUYỄN |

Trường Đại học Công nghiệp TPHCM dự kiến sẽ đưa Chứng chỉ tiếng Anh theo Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam (VSTEP) vào tuyển sinh năm 2023. 

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhận chứng nhận kiểm định chất lượng của Mỹ

Đức Mạnh |

Hôm nay 11.11, trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức Lễ công bố chứng nhận kiểm định chất lượng quốc tế ACBSP, Hoa Kỳ.

Đại học Duy Tân, Đà Nẵng thuộc top 500 trường đại học tốt nhất thế giới

Văn Trực |

Đà Nẵng - Sáng 11.11, trường Đại học Duy Tân tổ chức lễ kỷ niệm 28 năm thành lập (11.11.1994-11.11.2022), đồng thời đón nhận Giấy Chứng nhận Kiểm định chất lượng Cơ sở giáo dục.

Tạm giữ 2 nghi can liên quan vụ 4 tiếp viên hàng không xách hơn 11 kg ma túy

Anh Tú - Huân Cao |

TPHCM - Ngày  23.3, theo một nguồn tin xác nhận, hiện phía Công an TP Hồ Chí Minh đang tạm giữ 2 nghi can liên quan đến việc 4 nữ tiếp viên mang 11,28 kg ma túy từ Pháp về sân bay Tân Sơn Nhất hôm 16.3.

Năng lực an ninh mạng của Việt Nam cải thiện đáng kể trong 5 năm qua

NGUYỄN ĐĂNG |

Báo cáo mới nhất từ ​​công ty an ninh mạng toàn cầu cho thấy những chuyển biến tích cực trong tình hình an ninh mạng của Việt Nam, khi các mối đe dọa trực tuyến lẫn ngoại tuyến đều giảm mạnh.

Có nên lấy thời gian bảo hành để tính chu kỳ đăng kiểm?

Anh Tuấn |

Nhiều người đặt câu hỏi ôtô mới mua được bảo dưỡng tốt, bảo hành những 5 năm, vì sao không lấy thời gian bảo hành quy đổi thành quãng thời gian tính chu kỳ đăng kiểm lần đầu? Chuyên gia đã có giải đáp về vấn đề này.

FLC hẹn ít nhất 7 tháng nữa sẽ niêm yết cổ phiếu trở lại UPCOM

Đức Mạnh |

CTCP Tập đoàn FLC (mã chứng khoán FLC) vừa có văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM về lộ trình khắc phục các vấn đề vi phạm công bố thông tin để cổ phiếu FLC được giao dịch trở lại trên thị trường UPCOM.

Chủ tịch Vietlott làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam

PHẠM ĐÔNG |

Ông Lê Văn Hoan, Chủ tịch Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) được Thủ tướng bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Phát triển Việt Nam nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Thêm trường đại học lớn dùng chứng chỉ Tiếng Anh VSTEP để tuyển sinh

HUYÊN NGUYỄN |

Trường Đại học Công nghiệp TPHCM dự kiến sẽ đưa Chứng chỉ tiếng Anh theo Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam (VSTEP) vào tuyển sinh năm 2023. 

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhận chứng nhận kiểm định chất lượng của Mỹ

Đức Mạnh |

Hôm nay 11.11, trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức Lễ công bố chứng nhận kiểm định chất lượng quốc tế ACBSP, Hoa Kỳ.

Đại học Duy Tân, Đà Nẵng thuộc top 500 trường đại học tốt nhất thế giới

Văn Trực |

Đà Nẵng - Sáng 11.11, trường Đại học Duy Tân tổ chức lễ kỷ niệm 28 năm thành lập (11.11.1994-11.11.2022), đồng thời đón nhận Giấy Chứng nhận Kiểm định chất lượng Cơ sở giáo dục.